Kỹ thuật phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ cây có múi
Bệnh cơ bản do mất cân bằng sinh thái trong đất gây ra:
- Khôi phục mội trường sống của vi sinh: Nếu pH < 4,5 thì đây là môi trường của nấm thối rễ phát triển, nhưng khi môi trường pH > 5 thì chúng lại ít gây hại hơn và những vi sinh có lợi cũng chỉ phát triển tốt ở môi trường này. Tốt nhất nên khôi phục duy trì pH tối thiểu ở mức 5,5 - 6 nhằm cân bằng vi sinh và kiểm soát tốt bệnh thối rễ. Sử lý bằng cách bón vôi cải tạo đất tùy thuộc vào pH đất để có lượng bón phù hợp.
- Song song với quá trình khôi phục môi trường sống của vi sinh thì chúng ta phải cung cấp thức ăn cho chúng bằng cách cải tạo chất đệm, cung cấp thức ăn vô cơ và hữu cơ cho đất. Lưu ý ban đầu chỉ cung cấp thức ăn vô cơ như lân nung chảy, đá vôi… khi pH ổn định trên 5 và rễ đã ra nhiều và ổn định thì ta mới cung cấp thức ăn hữu cơ cho vi sinh để tránh trường hợp bệnh nặng thêm, do bón khi đất đang pH thấp.
- Khi bị thối rễ cây rất suy yếu trong hệ miễn dịch nên vấn đề tăng sức đề kháng là quan trọng cho cây. Lúc này ta cũng không thể phun phân bón lá sẽ làm cho tình trạng nặng thêm. Việc phun thuốc hóa học lưu dẫn 2 chiều xuống rễ như ridomil lên lá là điều cần thiết, giúp tăng sức đề kháng cho cây, tiêu diệt và làm suy yếu nấm thối rễ dưới gốc. Không nên tưới thuốc trừ bệnh dưới gốc sẽ làm cây bị bệnh nặng hơn và gây mất vi sinh trầm trọng. Phun ridomil 2 - 3 lần cách nhau 10 - 15 ngày.
- Khi cây ra rễ non, đây là thời điểm cây đang cần dinh dưỡng nên phun phân bón lá hỗ trợ như NPK 30 - 10 - 10 hoặc Miracle Gro 15 - 30 - 15 + thêm vi lượng rong biển + axit humic + Cu + Mo + B + S + Sr để hổ trợ ra rể phun liên tục 7 - 10 ngày lần.
- Trong quá trình ra rễ khi ta thấy rễ đã già mà không thấy bị thối hư là thời điểm bón phân bón gốc thích hợp. Nên tưới phân NPK nồng độ 1-3% là thích hợp, các loại phân có hàm lượng cân đối như NPK 20-20-15, 16-16-8… liều dùng 100 - 200g/gốc. Không nên bón nhiều lúc này vì rễ ít và đang phục hồi. Liều lượng tăng dần như ban đầu căn cứ vào tỉ lệ lá mới ra.
- Khi bón NPK cần kết hợp với phân hữu cơ, liều lượng 15 - 20 kg/gốc + thêm trung vi lượng phục hồi đất.
- Bổ sung thêm vi sinh bản địa hoặc EM và thức ăn hữu cơ cho vi sinh. Lưu ý pH phải > 5 thì mới tiến hành.
- Khi cây bị bệnh không nên tiến hành nạo vét mương, mà chỉ tháo cạn nước mương và tiến hành rải vôi khử trùng đất trong mương.
- Tiến cành để cỏ ngoài tán cây vừa phải để duy trì độ ẩm và tạo nhiệt độ thích hợp cho vi sinh phát triển. Trong gốc cây, chỉ cần phủ lớp cỏ mỏng giảm nhiệt là được. Khi phủ cỏ phải cách gốc 10 - 15 cm để tránh thối cổ rễ.
- Cào phá váng để đất tơi xốp trước khi bón phân, vẫn làm rảnh cân bằng để cung cấp oxy khi mặt đất phía trên bị đóng váng.
- Kiểm tra qua trình phục hồi cây bằng cách kiểm tra nhựa chảy ra và mùi tinh dầu từ lá. Nếu nhựa chảy ra càng nhiều so với ban đầu thì cây đang phục hồi tốt. Với mùi tinh dầu cũng vậy, khi ta xé lá và ngửi. Mùi tinh dầu càng hắc thì cây đang phục hồi càng tốt.
- Khi lá ra đọt non mà lá vẫn còn hơi vàng thì rễ vẫn chưa phục hồi và sẽ bị vàng lá tiếp tuc trở lại khi vàng.
- Hạn chế tưới nước và chỉ tưới hơi ẩm. Giữ mức nước trong mương thấp hơn mặt líp từ 50 - 80cm.
- Thời gian phục hồi cây từ 2 - 6 tháng. Thay đổi gốc thuốc thường xuyên khi bệnh tái phát.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam
Cây cam có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng vườn trồng phải đảm bảo tiêu thoát nước tốt, đất thoáng khí và không có tầng đất cứng...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao