Kỹ thuật nuôi trồng lan tách chiết

Cây trồng liên quan: Hoa Lan

1. Kỹ thuật trồng lan trong chậu

Nên trồng vào các chậu sành đã được nung chín, kích thước chậu cân đối với khả năng phát triển của cây, có nhiều lỗ thoáng (rễ phát triển nhanh và khỏe). Chậu phải sạch hoặc phải rửa sạch trước khi trồng. Nếu dùng chậu cũ đã trồng rồi thì phải đốt chậu để khử trùng trước khi trồng.

Tiến hành trồng như sau:

- Cho chất trồng lan có kích thước lớn hơn vào đáy chậu để đáy chậu được thoáng. Chất trồng có kích thước nhỏ hơn ở giữa và chất trồng có kích thước nhỏ nhất ở trên cùng nhưng không cho chất trồng đầy mặt chậu mà để cách mép trên khoảng 1-2cm. Chất trồng ở đây là than gỗ, thân cây dương xỉ, rêu biển và một số chất khác.

- Cắm cọc nhỏ vào mép chậu nếu trồng lan đa thân hay ở giữa nếu trồng lan đơn thân để giúp cho cây lan đứng vững khi rễ chưa bám vào dưới chậu, nếu không cây lan sẽ bị lay động khi tưới hay lúc gió thổi sẽ làm đầu rễ bị tổn thương.

Cố định cây lan tách chiết

Cố định cây lan tách chiết

- Buộc cây lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cây lan về sau sẽ quay vào giữa chậu nếu trồng lan đa thân, phần gốc lan không chôn vào chất trồng mà chỉ để sát trên mặt chất trồng. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không phủ kín gốc lan, nhất là lan đa thân. Nếu cần làm tăng độ ẩm cho chậu lan vào mùa khô hanh ta nên phủ trên mặt chậu một lớp xơ dừa hay sợi dứa, nhưng không che kín gốc lan để tránh bị thối gốc.

Ngay khi trồng xong nên để chậu lan ở nơi mát mẻ, có độ ẩm cao đến khi rễ non phát triển mới chuyển dần ra nơi có ánh sáng phù hợp. Tưới nước, bón phân như cây lan đã trưởng thành.

2. Kỹ thuật trồng lan ghép trên thân cây

Đây là cách trồng gần với cây lan ở trong thiên nhiên nên chúng phát triển mạnh hơn so với cây trồng khác.

Thân cây có thể còn sống:

- Phải lưu ý tỉa bớt tán nhánh cây cho phù hợp với nhu cầu đời sống của cây lan muốn trồng. Tuy trồng ghép trên thân cây nhưng không phải ở vị rí nào cũng tốt. Các cây lan chỉ phát triển tốt khi chúng được ghép ở phía ánh sáng ban mai chiếu rọi, tốt nhất là hướng đông. Cách trồng này rất thích hợp cho hầu hết các giống lan, đặc biệt là các giống lan rừng.

Thân cây có thể đã chết:

- Có thể cắt thành những khúc ngắn (để treo) hay thành đoạn dài (để đứng). Trong trường hợp này phải có giàn che phù hợp. Nên chọn những cây đã mục như cây vú sữa hiện đang được ưa chuộng nhất. Khi dùng loại thân cây đã chết nên bóc bỏ vỏ vì vỏ sẽ khô, bong ra và là nơi trú ẩn của các loại côn trùng phá hoại.

Trồng ghép trên thân cây

Trồng ghép trên thân cây

Cách trồng này như sau:

- Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây nhằm mục đích giữ ẩm mà không sợ thối gốc rồi buộc chằng lên trên đó gốc lan muốn trồng. Vào mùa khô tránh làm ngược lại (nghĩa là không buộc miếng xơ dừa chồng lên gốc lan).

- Gốc lan phải luôn nằm lộ ra ngoài không khí rễ lan sẽ ló ra và theo hố ẩm mà mọc bám vào thân cây gỗ. Sau khi xơ dừa mục ta gỡ bỏ đi. Trường hợp trồng vào mùa mưa hay những nơi thời tiết quá ẩm thì không cần phải miếng xơ dừa.

Từ cách trồng này ta có nhiều cách trồng tương tự khác trên miếng dừa hay trồng trên khúc gỗ...

3. Kỹ thuật trồng lan không chậu, trồng treo

- Trong trường hợp các giống thuộc loài Vanda, Ascentrum... và các cây lan lai của chúng, chậu chỉ là giá thể không có mục đích chứa hết bộ rễ của cây lan vì vậy rễ mọc lòng thòng dưới đáy chậu.

- Đối với các giống này người ta có thể trồng bằng cách buộc một sợi dây ở ngay giữa thân trên rồi treo lan dưới giàn, không cần dùng chậu và chất trồng mà cây vẫn sống, phát triển và ra hoa bình thường.

- Tuy nhiên cách trồng này chỉ có thể áp dụng cho những nơi có độ ẩm cao.

Trồng không chậu, trồng treo

Trồng không chậu, trồng treo

- Ưu điểm của cách trồng này là với một diện tích nhỏ nhưng mật độ trồng rất lớn, không tốn kém vật tư vì không dùng chậu và chất trồng, cây lan cũng khó bị bệnh hơn.

- Nhược điểm duy nhất của cách trồng này là khi đem trưng bày, cây trơ trụi, không chậu, kém thẩm mỹ.

4. Kỹ thuật trồng lan bằng xơ dừa

Cách trồng này dùng cho lan cắt cành như Dendrobium, Oncidium... gồm các bước sau:

- Chọn xơ dừa của những quả già, khô, xé ra từng mảnh to bằng bàn tay (mỗi quả chia làm 4-5 mảnh).

- Sắp các mảnh xơ dừa này sát nhau thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre, mặt lưng quay xuống, mặt ruột lõm quay lên. Giữ chặt chúng bằng hai thanh nẹp tre ở hai bên.

Trồng lan bằng xơ dừa

Trồng lan bằng xơ dừa

- Hoặc xếp các cọc tre có mũi nhọn cắm thẳng vào giữa miếng xơ dừa để làm cọc đứng.

- Buộc cây lan vào cọc, gốc lan sát với xơ dừa.

- Tưới nước ít hơn so với trồng bằng than trong chậu, để tránh úng nước có thể đục một lỗ nhỏ ở giữa miếng xơ dừa trước khi trồng.

- Trồng lại sau 2-3 năm khi xơ dừa đã mục.

Cách trồng này cũng giảm được chi phí vật tư vì xơ dừa là vật liệu dễ kiếm lại rẻ tiền mà cây lan vẫn sống, phát triển tốt, nảy chồi nhanh.

5. Kỹ thuật trồng lan thành luống

Đối với Vanda lá hình trụ, Renanthera... chúng phát triển rất cao nên trồng treo trong chậu không tiện, hơn nữa ta cần trồng nhiều để cắt cành hoa. Trường hợp này ta phải trồng luống ở đất.

5.1. Chuẩn bị luống trồng lan

Để tránh úng nước, cần phải làm luống cao khoảng 15-20cm, rộng 1m, chiều dài tùy theo vườn nhưng không nên dài quá 10 vì khó chăm sóc. Đất ở luống có thể cuối lên thành cục càng lớn càng tốt sao cho có nhiều lỗ hổng làm thông thoáng bộ rễ cho lan, vì vậy không cần đập đất nhỏ. Ở vùng đất sét hoặc đất phèn có thể lấy cát trộn với trấu đổ trên mặt dày 10-15cm dùng gỗ hay tre đóng thành khung hình chữ nhật rộng 1m xung quanh luống để giữ cho cát và trấu không chảy xuống rãnh khi mưa.

Hai bên luống dựng hai hàng cọc đứng có nẹp tre theo chiều ngang để đỡ cây lan. Hai hàng cọc này không quá cao, thường chỉ khoảng 1-1,5m, khoảng cách giữa hai hàng chừng 30-50cm.

Nơi chọn làm luốn phải thông thoáng, không bị ngập nước.

Trồng lan thành luống

Trồng lan thành luống

5.2. Tiến hành trồng lan vào luống

- Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành này cách cành kia khoảng 20cm. Các cành lan dài khoảng 40-50cm càng nhiều tầng rễ càng tốt, chúng thường có 2-3 tầng rễ.

- Dùng gạch, gáo dừa, than củi trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan, trên cùng dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạo thành độ xốp. Tính từ mặt đất cho đến xơ dừa cao khoảng 20cm.

Kỹ thuật trồng lan thành luống

Trồng lan thành luống

- Che nắng cho lan khi mới trồng bằng các phên tre hay bằng tán lá dừa để có khoảng 50-60% ánh nắng. Gỡ bỏ dần khi cây phát triển, có đủ lá che cho nhau.

- Làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng cây trồng với lan và thường xuyên bón phân có thể phết phân bò, phân lợn trên các nẹp tre.

- Trồng lại khoảng 3 - 4 năm.

Những điều cần chú ý khi trồng lan tách, chiết:

- Cây lan tách chiết khi mới trồng phải để ở nơi râm mát, ẩm độ cao, không để ở nơi có ánh sáng trực xạ, chỉ khi cây bắt đầu ra rễ thì mới chuyển dần cây đến nơi có án sáng phù hợp.

- Tưới nước cho lan con bình thường như đối với cây trưởng thành, chỉ tưới phân khi rễ cây bắt đầu hoạt động.

- Đối với lan đơn thân thì trồng cây ở chính giữa chậu, không trồng ở mép chậu vì cây chỉ vươn lên theo chiều cao mà không đẻ nhánh và tràn ra khỏi chậu. Lan đơn thân cành lá thường dài, nên phải có cọc trụ đỡ cho cây đứng thẳng đồng thời cây rất cần thông thoáng nên chậu phải lớn, có nhiều lỗ, giá thể phải to, thoáng. Cũng có một vài loài đơn thân lá xếp sít nhau, rễ không ló ra khỏi chậu mà bám chặt vào giá thể (Phalaennopsis, Doritis...) thì không cần cắm cọc trụ, nhưng cần trồng với giá thể nhỏ hơn, chậu cũng không cần lớn. Lan đơn thân có nhiều loài với nhu cầu ánh sáng rất khác nhau, nên căn cứ vào từng loài, giống để che sáng cho phù hợp.

Đối với lan đơn thân thì trồng cây ở chính giữa chậu, không trồng ở mép chậu

Đối với lan đơn thân thì trồng cây ở chính giữa chậu, không trồng ở mép chậu

- Đối với lan đa thân thường phân nhánh mạnh, phát triển theo chiều ngang, nên trồng lan con ở mép chậu và hướng cây phát triển vào giữa chậu bằng cách định mầm, tỉa mầm và phát triển kín chậu. Rễ cây lan đa thân thường chỉ tập trung ở gốc nên cần có cọc nhỏ để đỡ ở giai đoạn đầu mới trồng, cọc này cắm ở gần cây, cạnh mép chậu. nhu cầu về ánh sáng của lan đa thân cũng rất khác nhau và thường không chịu được ánh sáng trực xạ, cần làm giàn che cho phù hợp. thường cứ 3-4 năm thì thay chậu cho lan khi giá thể mục nát hoặc khi thân lan bò ra khỏi chậu, đồng thời cũng tiến hành tách nhân giống vào lúc này (thời tiết thích hợp là cuối vụ đông, đầu vụ xuân).

Đối với lan đa thân thường phân nhánh mạnh, phát triển theo chiều ngang, nên trồng lan con ở mép chậu và hướng cây phát triển vào giữa chậu

Đối với lan đa thân thường phân nhánh mạnh, phát triển theo chiều ngang, nên trồng lan con ở mép chậu và hướng cây phát triển vào giữa chậu.

6. Kỹ thuật trồng lan trên gỗ lũa 

- Gỗ lũa là một loại gôc đã được chết lâu năm, vô tình tạo nên những hình dang kỳ thú, thu hút biết bao người. Gỗ lũa rất cứng không mối mọt nào ăn được, không bị cong vênh hay bị ảnh hưởng của mưa nắng. Gỗ vùi sâu dưới đất, giữ nguyên màu sắc gỗ nguyên thủy. Gỗ lũa ngâm trong bùn nước có màu đen như mun. Những loại gỗ lũa phơi trước nắng gió là loại có những đường vân sóng rất đẹp. 

- Gỗ lũa là một loại gỗ đã chết lâu năm, vô tình tạo nên những hình dáng kỳ thú, thu hút biết bao người. Gỗ lũa rất cứng không mối mọt nào ăn được, không bị cong vênh hay bị ảnh hưởng của mưa nắng. Gỗ vùi sâu dưới đất, giữ nguyên màu sắc gỗ nguyên thủy. Gỗ lũa ngâm trong bùn nước có màu đen như mun. Những loại gỗ lũa phơi trước nắng gió là loại có những đường vân sóng rất đẹp. 

- Gỗ lũa khi mang về chúng ta cạo hết những phần mục và phần đất cát bám vào những hang hốc. Sau đó chung sta chọn vị trí thích hợp đặt cây lan lên, khi chọn vị trí trồng ln chúng ra cần quan tâm đến những điểm sau: 

  1. Không nên che hang hốc, hay những vết sẹo vì đó là điểm nhấn mạnh để làm cho cây lan thêm phần nổi bật.
  1. Có rất nhiều loại lan mà ta có thể trồng được trên gỗ lũa, nhưng ta chỉ nên chọn một số loại lan có bộ rễ to. Tùy theo gỗ lũa lớn hay nhỏ mà ta chọn loại lan cho phù hợp.

- Các bước tiến hành trồng lan trên gỗ lũa như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

  • Khi chọn được gỗ lũa thích hợp, chúng ta cần có 1 búa nhỏ, 1 kéo nhỏ, 1 kéo cắt cành, 1 kềm nhọn, 1 kềm mỏ bằng, 1 máy bắm ghim gỗ (loại mà người ta hay dùng để làm ghế sofa) 1 cuộn dây dù (tùy theo cây lan mà chọn loại dây lớn hay nhỏ).

Bước 2: Cố định dây

  • Dùng búa đinh cố định một đầu dây trên gỗ lũa.

Bước 3: Đặt lan và chất trồng lên gỗ lũa

  • Sau khi đã cố định một đầu dây, ta tiếp tục đặt một ít dớn và cây lan lên vị trí định trồng. Dùng đầu dây đã cố định ở bước 2 kéo ngang qua bụi lan, dùng mấy bắn ghim cố định đầu dây.

Bước 4: Hoàn tất công việc và tiến hành chăm sóc

7. Kỹ thuật trồng lan trên đá

  • Trồng lan trên đá là một phương thức khá mới mẻ và rất khó thực hiện. Để có một tác phẩm đá – lan đẹp.

Bước 1: Chọn tảng đá phù hợp về hình dáng, tạo hình, để cho lan dễ bám vào.

Bước 2: Dùng keo dán gốc lan vào đá

  • Khi dán gốc lan vào đá nên kèm theo một ít chất trồng sao cho thật đẹp và phù hợp với điều kiện sống của từng loại lan nhất định.

Bước 3: Để đá dưới chỗ mát mẻ và tưới nước hàng ngày

- Sau khoảng 4 tháng cây lan sẽ tự bám vào thân đá, sống khỏe và đâm rễ

mới.

8. Kỹ thuật trồng lan trong giỏ treo

- Trồng trong giỏ treo thích hợp với các loại lan ưa sáng, cọng hoa rũ xuống, cách trồng này thường áp dụng với các loại lan tự nhiên, lan rừng.

- Giỏ treo được làm từ gỗ, tre, hoặc giỏ nhưa tùy theo mong muốn có thể làm giỏ treo theo các hình vuông, chữ nhật...

- Để trồng lan vào giỏ treo, dưới đáy giỏ treo lót một lớp rêu hoặc xơ dừa sợi dài, cùng với lớp vỏ cây/ hoặc gỗ băm; trộn với phân. Cố định lan vào giỏ và cho lớp giá thể vào sau đó tưới ẩm. Trồng lan trong giỏ treo khoảng 2 - 4 năm tiến hành thay giỏ treo 1 lần theo sinh trưởng của lan.

Nguồn: Giáo trình Hoa Lan - Đại học Thái Nguyên (Trường Đại học Nông Lâm)
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status