Kỹ thuật kích thích ra rễ lan cực mạnh

Cây trồng liên quan: Hoa Lan

Làm thế nào để lan phát triển khỏe mạnh ra rễ nhanh, nhiều? Tại sao tôi trồng lan mà rễ nó  phát triển kém? Có chất kích thích nào sử dụng giúp lan ra rễ khỏe, nhiều hay không? Kỹ thuật trồng phong lan ra rễ nhanh mạnh? Kích thích rễ lan mọc nhanh bằng cách nào? địa chỉ mua bán hóa chất  kích thích ra rễ lan?

Rất nhiều những câu hỏi được bạn đọc gửi về xoay quanh chủ đề "Làm cách nào để phong lan ra rễ nhanh". Bài viết này, Cẩm nang cây trồng xin chia sẻ với các bạn yêu lan về cách trồng phong lan ra rễ cực nhanh.

kích thích ra rễ lan cực mạnh

Trước khi đi vào tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp chăm sóc lan chúng ta bạn đọc có thể tham khảo  đặc điểm thực vật học của hoa lan  đặc biệt là rễ lan:

1. Đặc điểm thực vật học của hoa phong lan

Để trồng phong lan tốt và biết về cách kích lan ra rễ bạn phải luôn lưu ý rằng rễ phong lan khác với rễ của cây trồng khác trong vườn. Rễ phong lan bao gồm một lõi bên trong rất cứng có chức năng lưu dẫn chất dinh dưỡng và lớp phủ bên ngoài là vật liệu không thấm nhưng hấp thụ được nước, phân bón và oxy. Để biết được một bộ rễ khỏe bạn chỉ cần nhìn xem rễ có màu xanh lục hoặc đôi khi màu đỏ. Phần xanh ở đầu rễ càng dài thì rễ sẽ mọc càng nhanh. Cái màu xanh của rễ đôi khi làm cho người trồng bị nghiện nhìn hơn cả nụ hoa.

Chức năng của rễ hoa lan:

Có nhiều loại lan sống phụ sinh trên các cành cây cao. Vậy nên rễ không chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng, sương sớm, nước mưa…mà còn phải bám chặt vào thân cây.

* Rễ lan hấp thụ nước như thế nào?

Khi rễ phong lan khô sẽ có màu trắng nhưng sẽ chuyển sang xanh lục khi ngậm đủ nước. Khi rễ ướt thì phần vỏ ngoài rẽ phồng lên giúp rễ ngậm nhiều nước nhất có thể, khi rễ bị khô thì phần vỏ ngoài này lại đóng vai trò như một lớp màng ngăn nước thấm ngược ra ngoài gây mất nước cho cây.

* Khả năng bám vào giá thể của rễ lan

Thông thường các rễ ở bên trên (tạm gọi là rễ gió) không thể lấy nước và chất dinh dưỡng thì rễ gió có chức năng trao đổi oxy và bám chặt vào bề mặt cành cây. Một khi đã bám được vào bề mặt thì phần bám ở đầu rễ sẽ dẹp đi để tăng diện tích bề mặt bám giúp lan bám dín chặt hơn. Các rễ gió có lớp ngoài dày hơn các rễ khác giúp chúng thích nghi (thường là hấp thụ nhanh nước) với các cơn mưa bất chợt ngoài tự nhiên. Một lưu ý là rễ lan sẽ mềm và xanh khi chúng bị ướt liên tục trong thời gian 10 phút hoặc lâu hơn sau đó sẽ hấp thụ nước.

Vì thế các nhà vườn thường tưới nước sơ qua trước khi bón phân hay xịt thuốc hoặc tưới nước thành 2-3 đợt.

* Sự trao đổi khí ở rễ cây hoa lan

Một chức năng quan trọng đối với tất cả các loài thực vật và phong lan nói riêng là trao đổi khí vì vậy phong lan thích được tiếp xúc với không khí trong lành. Nếu mua lan về trồng thì hầu hết phong lan không thể được trồng bằng đất mà phải được trồng trong các chậu có lỗ thoáng để đảm bảo không khí lưu thông quanh rễ như ngoài môi trường tự nhiên.

* Sự quang hợp của rễ cây phong lan

Rễ có thể đóng vai trò quang hợp, nếu trồng trong chậu nhựa bạn sẽ thấy rỗ rễ lan chuyển sang màu xanh lục. Một ví dụ cụ thể là lan Căn Điệp, loại này là lan không lá nhưng lại có được năng lượng để phát triển nhờ chất diệp lục trong rễ.

* Rễ lan là nơi lưu trữ tạm thời

Một chức năng nữa của rễ lan đó là có thể lưu trữ chất dinh dưỡng và nước tạm thời trước khi lưu dẫn lên thân.

* Có nên thay chậu cho cây hoa lan?

Đa số người mới chơi lan có xu hướng giữ nguyên cây lan với giá thể hiện có trong chậu qua thời gian. Việc để cây bám vào giá thể cũ đã bị phân hủy sẽ dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến rễ khiến cây khó phát triển, thẩm chí là cây có thể chết. Vì vậy việc chọn giá thể phù hợp cho lan, thay chậu vào đúng thời điểm sẽ giúp cây sống và phát triển tốt.

Thời gian tốt nhất để thay chậu là vào 1 trong 2 thời điểm:

  • Lúc rễ bắt đầu nhú đến khoảng 2-3cm để rễ cây thích nghi nhanh với môi trường mới
  • Lúc rễ ra dài từ 5-6cm để cây rễ cây thích nghi nhanh với môi trường mới và nếu bạn có làm gãy rễ trong quá trình thay chậu thì rễ cây đủ lớn để mọc nhánh rễ mới trên rễ bị gãy.

Rễ phong lan rất nhạy cảm với môi trường sống, khi có sự thay đổi môi trường sống thì cây sẽ phải thay rễ cũ bằng rễ mới để thích nghi.

* Thay đổi chất lượng nước

Sự thay đổi về chất lượng nước có thể làm phong lan chột rễ cũ và mọc mới nhằm thích nghi với các điều kiện mới.

2. Tại sao tôi trồng lan mà rễ nó phát triển kém?

Để những cây lan mới đánh về phát triển tốt, điều quan trong nhất là sau khi thời gian chăm sóc lan đâm rễ có khỏe không. Và liệu lan có bị chậm ra rễ hay cháy đầu rễ hay không?... Sau đây là một số những nguyên nhân khiến lan chậm rễ, cháy đầu rễ mà bạn không nên bỏ qua.

2.1. Xử lý giá thể trồng phong lan

- Giá thể trồng lan đã xử lý đúng cách hay chưa, có thể than để trồng lan có chứa nồng độ mặn.

- Để khắc phục bạn cần đánh lan ra trồng vào giá thể khác hoặc tưới xả nước thành nhiều lần, đồng thời kích rễ bằng thuốc B1.

Vì vậy xử lý tốt giá thể trước khi trồng là việc không thể bỏ qua.

>>> Xem thêm bài Chuẩn bị giá thể, công thức làm giá thể nuôi trồng lan

Vitamin B1 (Thiamin 99%) nguyên chất (Tăng sinh trưởng cây trồng, vật nuôi)

Xem thêm>

2.2. Sử dụng chất hóa học quá sớm

Khi lan ra rễ, đầu rễ còn non bạn đã tưới phân, xịt thuốc nấm hay diệt vi khuẩn cho lan. Điều này khiến rễ bị thun lại không đâm dài tiếp được nữa.

- Cách xử lý: chỉ dùng nước tưới thường xuyên, không tưới phân hoặc thuốc tới khi lan mọc rễ mới.

2.3. Tưới nước không đúng thời điểm

Việc làm này tưởng chừng tốt cho lan nhưng lại gây hư hại đầu rễ: trưa nắng bạn tưới nước, cây sẽ bị sốc nhiệt ngay sau đó.

2.4. Không thay giá thể lan

Vài năm bạn không quan tâm xem giá thể trồng lan có bị hư mục hay không, và không thay mới cho chúng. Đầu dễ sẽ kém phát triển hay bị cháy vì giá thể gia tăng thêm acid hoặc quá kiềm.

2.5. Thay đổi vị trí trồng lan

Khi bạn di chuyên chậu lan từ vùng này sang vùng khác dẫn đến khí hậu bị thay đổi làm cây không ra rễ mới, có khi 6 tháng sau vẫn không chịu ra rễ mới. Nhưng cây vẫn sống khỏe mạnh, vào mùa phù hợp cây sẽ cho rễ và phát triển giả hành khỏe hơn.

2.6. Lạm dụng việc di chuyển lan

Việc di chuyển chỗ ở của lan thường xuyên cũng gây ra sự phát triển chậm ở rễ cattleya, thiếu hụt nắng sáng cũng làm rễ mới lâu ra.

2.7. Lan mang mầm bệnh

Lan mang mầm bệnh hay quá yếu, nhất là khi cây cho rễ rồi những lại bị thui chột mất.

2.8. Tách chiết nhiều lần

Giống lan Cattleya nếu tách chiết nhiều lần cũng khó có thể cho ra rễ mới ở những giả hành cũ, hoặc khi giả hành con đâm rễ con thì mới bung rễ sau...

2.9. Ghép lan trên thân gỗ không vững

Lan khi ghép trên thân gỗ không được cố định vững chắc, hay bị đong đưa sẽ khó cho rễ

2.10. Chậu trồng lan quá nóng

Vào buổi chưa, chậu có bị nung nóng quá hay không, nếu nóng quá cũng làm cho rễ bị thun lại khi bám vào chậu.

3. Kích rễ cho lan mọc nhanh chóng và hiệu quả

kích thích ra rễ lan

Khi hoa lan mới mua về thường thì rễ hay bị héo hoặc bị trơ rễ. Bạn hãy làm theo cách sau đây để kích rễ cho lan nhanh chóng, giúp lan phát triển khỏe mạnh, sớm cho hoa.

Kỹ thuật pha và sử dụng chất kích thích ra rễ Auxin NAA 99%

Bước 1:  Tiến hành sử dụng chất kích thích ra rễ NAA 99% để kích ra rễ cho cây hoa lan

+ Nhúng nhanh 3 - 5s: Sử dụng α-NAA 99% nồng độ 4000 - 6000 ppm (4 - 6g/1 lít nước).

+ Ngâm trong khoảng 1h: Sử dụng Auxin α-NAA 99% nồng độ 50 - 150 ppm, tương ứng (1g - 2g/20 lít).

- Nhúng hoặc ngâm đoạn cành/gốc của lan vào dung dịch nêu trên. Sau đó nhấc ra, để khô ráo nước sau đó ngâm vào dung dịch lần nữa, quan sát rễ căng phồng vì được hút no nước thì nhấc ra.(không áp dụng cho trường hợp nhúng nhanh).

Lưu ý: Trước khi ngâm rễ vào dung dịch nên để cho rễ hơi khô. Không pha quá nồng độ khuyến cáo, không ngâm hoặc nhúng quá thời gian khuyến cáo sẽ làm ức chế sự ra rễ của cành/gốc lan.

  • Có 2 loại NAA kích rễ cho cây trồng:

+ Auxin Alpha NAA: ít tan trong nước, dễ tan trong nước nóng: độ tan trong nước 0,42g/lít. Độ hòa tan trong rượu etylic 33g/lít. Tan tốt trong các dung môi khác như acetone, eter, cloroform, dung dịch kiềm

+ Auxin Alpha Na-NAA (loại muối): Tan tốt trong nước

Bán chất kích thích ra rễ Alpha NAA

Tìm hiểu thêm >

Hướng dẫn pha Auxin Alpha NAA bằng dung dịch kiềm:

Cách 1:

Hòa tan bằng dung dịch kiềm NaOH (hoặc K2CO3 - Kali hữu cơ)

- 200 - 300ml nước nguội hòa tan 1 thìa NaOH (hoặc K2CO3). Thu được dung dịch NaOH loãng (có môi trường kiềm nhẹ)

- Sau đó cho 1 - 2g NAA vào dung dịch vừa pha lắc cho tan hoàn toàn.

- Bỏ lượng nước còn lại vào. Thu được dung dịch có thể được sử dụng.

Cách 2:

Để tạo dung dịch kiềm ta hòa tan khoảng 2 - 3 thìa cà phê Baking Soda hoặc Nabica (có thể mua Baking Soda hoặc muối Nabica tại hiệu thuốc hoặc cửa hàng hóa chất) vào khoảng 200 – 300ml nước nóng (80 – 95ºC), khuấy đều cho tan hoàn toàn. Cân lượng NAA cho vào dung dịch kiềm vừa pha và khuấy đều đến tan hết, sau đó mới thêm đủ lượng nước nguội theo định mức trước khi ngâm hoặc nhúng cành giâm.

Bước 2: Thực hiện sau khi thực hiện (bước 1) 2 ngày

Ngâm phần rễ trong dung dịch sau: 4 lít nước ấm; 1 thìa đường vàng; 1 thìa cà phê phân bón loại NPK 16-16-8 (nên kết hợp với thìa cà phê Dịch rong biển dạng bột (tan 100%). Hòa tan dung dịch này và tiến hành ngâm rễ trong khoảng từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Sau đó nhấc ra, để khô ráo nước, rồi tiếp tục ngâm tiếp vào dung dịch đó 1 lần nữa. Nếu quan sát thấy rễ căng phồng vì được hút no nước thì nhấc ra và trồng trên giá thể lan.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Admin
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status