Kỹ thuật canh tác cây sắn (khoai mỳ)
1. Tuyển chọn giống sắn thích hợp với điều kiện sản xuất từng vùng
1.1. Tiêu chuẩn giông sắn năng suất cao
- Tiêu chuẩn để đánh giá và nhận biết giống sắn có tiềm năng cho năng suất cao đã được các nhà chọn giống tổng kết trên cơ sở phân tích mối quan hệ tương quan giữa một số tính trạng số lượng với năng suất và hệ số di truyền của một số tính trạng nông học.
1.2. Các giống sắn mới có năng suất bột cao
- Một số giống sắn có tiềm năng năng suất cao được trồng phổ biến tại Việt Nam: KM419, KM440, KM414, KM397, KM325, KM21-12, KM140, KM98-5, KM98-7, KM419, HL-S11, KM - 505, SM 937-26,
1.3. Kỹ thuật nhân nhanh giống sắn tốt
- Hệ số nhân giống của sắn rất thấp (1 : 10), do đó khi có được giống sắn có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng cần phải nhân nhanh giống sắn đó. Biện pháp đơn giản dễ làm đó là nhân bằng các đoạn hom có hai mầm ngủ. Sau khi cắt các đoạn hom có hai mầm ngủ cho nảy mầm trong điều kiện ẩm độ với nhiệt độ thích hợp. Khi chồi mọc được 10 cm thì cắt chồi trồng vào dung dịch, khi chồi ra rễ đem ra trồng trên đồng ruộng. Hoặc nhân nhanh bằng nhân các mầm có lá. Phương pháp này có thể nhân được theo hệ số từ 100.000 - 300.000 lần.
Nhân giống sắn bằng hom sắn
2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch
2.1. Làm đất sắn
- Cây sắn không yêu cầu làm đất kỹ như làm đất cho các cây màu. Vì vậy, làm đất kỹ sẽ làm cho đất dễ bị phân tán, mất kết cấu và không giữ được dinh dưỡng. Trên đất bằng có thể làm đất bằng cày máy một lần, sau đó lên luống bằng cày luống là được. Trên đất dốc áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu như cày thành luống theo đường đồng mức. Sau đó cuốc hốc theo mật độ dự định. Những nơi nông dân có điều kiện chỉ cần phun thuốc trừ cỏ, sau đó cuốc hốc trồng sắn, năng suất sắn tương đương như làm đất theo truyền thống nhưng hạn chế được xói mòn
Làm đất trồng sắn
2.2.Thời vụ trồng
- Sắn là cây hàng năm có thời gian sinh trưởng dài, thời vụ trồng có các điều kiện khí hậu khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và năng suất củ.
- Ở châu Á nói chung có hai thời vụ chính để trồng sắn là vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Vụ thứ nhất thường bắt đầu trồng vào từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5. Vụ thứ hai trồng vào tháng 8 và tháng 9.
- Ở nước ta, các nghiên cứu về thời vụ trồng sắn ở các tỉnh miền Nam (khí hậu ấm quanh năm, có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt) đã rút ra kinh nghiệm quý là cần chuẩn bị đất trước khi mùa mưa bắt đầu. Khi có trận mưa đầu mùa cần nhanh chóng trồng sắn. Năng suất sắn giảm rõ rệt khi trồng sắn muộn.
- Nghiên cứu về thời vụ trồng sắn ở miền Bắc nước ta cho thấy: Do điều kiện thời tiết giữa các năm thay đổi, đặc biệt là mưa xuân nên thời vụ trồng tốt nhất dao động từ tháng 2 đến tháng 3.
- Điểm cần lưu ý, ở miền Bắc thường sau khi kết thúc mưa xuân thời tiết khô hạn gần một tháng. Do đó, nếu không tranh thủ trồng sắn ngay khi bắt đầu có mưa xuân dễ bị chậm thời vụ. Khi bắt đầu mưa xuân đất không bị quá ẩm nên trồng sắn và trồng xen các cây trồng ngắn ngày như lạc, đậu...
2.3. Mật độ trồng
- Mật độ trồng sắn thích hợp được dựa trên cơ sở điều kiện đất đai, mức độ thâm canh và giống sắn. Trên đất đỏ vùng Đông Nam Bộ, mật độ trồ ng thích hợp với giống sắn KM60 và KM94 là 1,0m x 1,0m. Khi tăng mật độ đến 17780 cây/ha, năng suất giảm dần từ 26,28 - 30,10 tấn/ha xuống còn 22,28 - 27,28 tấn/ha. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón bón đến năng suất của giống sắn KM 94 tại Sơn Dương- Tuyên Quang cho thấy sắn trồng với mật độ 15625 cây/ha, khoảng cách trồng 0,8m x 0,8m và bón 10 tấn phân chuồng + 80 kg+ 40 kg P2O5 +80 kg K2O/ha đạt được năng suất củ tươi cao nhất
- Trong trường hợp trồng xen lạc có thể bố trí mật độ như sau: sắn trồng mật độ l,2m x 0,8m x 1 hốc. Lạc trồng xen 2-3 hàng giữa hai hàng sắn. Mật độ 0,45m x 0,1 m x 1 hạt. Nếu trồng sắn thuần, với các giống sắn có chiều cao cây trung bình, thân thẳng, không phân cành có thể áp dụng mật độ trồng l,0m x 0,8m.Ngược lại nên trồng mật độ 1,0m x 1,0m.
2.4. Kỹ thuật trồng
Đặt hom sắn
- Chọn hom: Mặc dù các bộ phận thân, cành của cây sắn đều có khả năng mọc mầm, nhưng chất lượng của hom ảnh hưởng trực tiếp đến sức mọc mầm, sinh trưởng và năng suất củ. Tiêu chuẩn hom tết là cây không có vết bệnh, cây còn tươi, đường kính > 2,0 cm, nhặt mắt. Không chọn hom ở phần thân già (gốc) và phần non (ngọn). Tốt nhất là chọn hom bánh tẻ đem trồng. Chặt hom: Dùng dao sắc để chặt hom, khi chặt hom nên chặt vát so với thân cây. Chặt hom vát dễ chặt và ít gây dập nát 2 đầu hom. Hom có chiều dài khoảng 15-20 cm. Chặt hom quá ngắn hoặc quá dài đều không có lợi. Sau khi chặt hom có thể chấm hai đầu hom vào phân lân, đất bột hoặc tro bếp để hạn chế chảy nhựa.
- Cách đặt hom: hiện nay trong sản xuất có 3 cách đặt hom sau:
+ Đặt hom đứng: Các vùng trồng sắn quy mô rộng, khi thu hoạch đất đủ ẩm và sắn trồng trên đất cát pha, đặt hom đứng có nhiều thuận lợi là giảm chi phí công trồng sắn. Rễ ra xung quanh hom nên chống đổ tốt. Chỉ mắt hom ở phía trên cùng có khả năng mọc mầm và phát triển thành cây. Nhưng đặt hom đứng có nhược điểm là hom dễ bị khô vì một phần hom hở trên mặt đất, hom phải chặt dài > 20 cm. Khi thu hoạch, nếu đất khô tỷ lệ gẫy củ cao.
+ Đặt hom nằm ngang mặt đất: Cách này đơn giản đỡ tốn công. Rễ có thể ra và phát triển thành củ ở cả hai đầu hom. Có thể có từ 1-3 mầm phát triển thành cây. Do đó sau trồng khoảng một tháng cần phải tỉa lại cây, chỉ để lại cây to mập và để từ 1- 2 cây/ hom. Cách đặt này cũng như đặt hom đứng có nhược điểm là hầu hết củ sắn ra tập trung ở tầng từ 0 - 20 cái. Vì thế khi vun cao cho sắn làm củ sắn ở vị trí khá sâu dưới đất ảnh hưởng đến phình to và khi thu hoạch tỷ lệ gẫy củ cao.
+ Đặt hom nghiêng một góc so với mặt đất. Đây coi là cách cải tiến của 2 cách đặt hom ở trên. Khi đặt hom cần lưu ý hướng mắt hom lên phía trên và cùng theo một hướng nhằm tạo thuận lợi cho thu hoạch. Cách đặt hom này chỉ phần hom già sẽ ra rễ là chính, vì vậy củ ra tập trung về một phía. Trên hom có thể có 1- 3 mầm, sau trồng một tháng nên tỉa định cây.
* Chú ý: Khi đặt hom không để hom tiếp xúc trực tiếp với phân bón. Nếu hom tiếp xúc với phân bón, hom dễ bị nhiễm bệnh và bị thối hom.
2.5. Kỹ thuật bón phân
- Để duy trì năng suất sắn nhất thiết phải bón phân đầy đủ và cân đối cho sắn, ví dụ như không bón Kali và có bón đạm năng suất sắn thậm chí thấp hơn công thức không bón phân. Nhất là hiện nay trồng các giống sắn mới có tiềm năng năng suất cao lại càng cần phải tăng cường đầu tư phân bón cho sắn.
- Thực tế trong sản xuất sắn của nước ta, ở các tỉnh miền Nam, nông dân chủ yếu sử dụng NPK để bón hàng năm cho sắn. Nhưng ở miền Bắc do quy mô diện tích sắn của mỗi hộ dân không lớn, nên thường bón kết hợp phân khoáng với phân chuồng. Kết quả nghiên cứu bón phân chuồng kết hợp với phân khoáng tại nhiều địa phương trong chương trình FPR (Farmer Participatory Research) cho thấy đa số nông dân lựa chọn công thức bón 1 0 tấn phân chuồng + 80N + 40P + 80K/ha.
2.6. Chăm sóc
- Dặm tỉa cây: sau khi sắn vừa mới mọc đều, cần kiểm tra để trồng dặm nhằm đảm bảo mật độ, khi làm cỏ lần một tỉa định cây Mỗi gốc sắn chỉ để lại 2 thân.
- Phòng trừ sâu, bệnh hại:
Ở nước ta có xuất hiện bênh cháy lá do vi khuẩn và sâu ăn lá, dế phá hoại ở thời kỳ nảy mầm, nấm loang thốii nhũn củ và nhện đỏ phá hoại, nhưng mức độ hại không đáng kể. Ngoài ra trong sản xuất thỉnh thoảng có xuất hiện bệnh thối khô và thói nhũn củ do nấm gây nên. Trong sản xuất cần lưu ý phòng trừ dế và nhện đỏ phá hoại.
2.7. Thu hoạch củ và bảo quản hom giống
Thu hoạch sắn và chuẩn bị hom giống cho vụ tiếp theo
- Thu hoạch củ : sau trồng từ 6 tháng trở ra có thể thu hoạch củ hầu hết các giống sắn mới đều có thời gian sinh trưởng từ 7- 10 tháng. Quan sát trên đồng ruộng khi có 2/3 số lá trên cây rụng trở lên ta có thể thu hoạch, lúc này tỷ lệ tinh bột cũng như khối lượng củ đã đạt đến tối ưu. Riêng ở miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh và khô kéo dài, sau đó chuyển sang thời kỳ lạnh ẩm (tháng 12 và tháng l). Vì vậy, nếu thu hoạch để lát phơi khô, bảo quản cần chọn thời kỳ khô hanh để thu hoạch. Khi thu hoạch cần dùng cuốc phá lớp đất mặt rồi mới nhổ sắn sẽ giảm được tỷ lệ gãy, do độ ẩm đất thấp, đất bị chặt cứng. Cần căn cứ vào khả năng chế biến để quyết định khối lượng củ thu hoạch, vì sắn củ tươi sau thu hoạch rất dễ bị chảy nhựa.
- Bảo quản hom giống: Đối với sản xuất s ắn hiện nay chủ yếu trồng các giống sắn mới, vì thế để đảm bảo đủ hom giống tết cho vụ sau cần phải bảo quản hom đúng kỹ thuật. Khi thu hoạch củ xong, cần chọn các cây sạch vết sâu, bênh, cây to mập, đều mắt, không bị xây xát làm cây giống cho vụ sau. Nơi bảo quản là nơi râm mát, khuất gió. Từng bó hom được đặt đứng trên nền đất xốp, lớp đất xốp dày khoảng 0,2 m. Sau đó lấp đất xung quanh cao khoảng 0,2m rồi tưới ẩm và phủ kín bằng rơm rạ hoặc lá khô để hạn chế thoát hơi nước. Bảo quản cẩn thận như vậy hom giống gần như còn tươi nguyên và chất lượng hom giống đảm bảo.
-
Kỹ thuật làm ngô bầu, ngô bánh
Xác định thời vụ làm ngô bầu, ngô bánh; hướng dẫn kỹ thuật làm ngô bầu, hướng dẫn tra hạt vào bầu ngô, kích thước bầu ngô, phân bón chuyên dùng làm ngô bầu, ngô bánh...
-
Chăm sóc ngô (bắp) - Trồng dặm ngô
Hướng dẫn kiểm tra tỷ lệ hạt gieo không nảy mầm/cây chết, lập kế hoạch trồng dặm và thực hiện trồng dặm ngô, nhận thức được vai trò của việc trồng dặm cho ngô...
-
Kỹ thuật trồng khoai tây thương phẩm
Khoai tây ưa khí hậu ấm áp ôn hòa, khả năng chịu nóng và chịu rét đều không cao. Yêu cầu nhiệt độ khác nhau ở các thời kỳ sinh trưởng phát triển.
-
Một số giống sắn có tiềm năng, năng suất cao thích hợp trồng tại Việt Nam
Tiêu chuẩn để đánh giá và nhận biết giống sắn có tiềm năng cho năng suất cao đã được các nhà chọn giống tổng kết trên cơ sở phân tích mối quan hệ tương quan...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô