Giải pháp phòng ngừa và khắc phục tác hại của mặn đối với cây lúa
Mặn, một hiện tượng tự nhiên thường gặp, đặc biệt gây nên nhiều tác động tiêu cực lên các loại cây trồng, nổi bật là cây lúa. Sự xâm nhập của mặn không chỉ khiến năng suất cây trồng giảm sút mà còn có thể dẫn đến tình trạng chết cây, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẽ cho bạn các tác động của mặn lên cây trồng và giải pháp hạn chế, cải thiện tình trạng mặn.
1. Tác hại của mặn đối với cây trồng
Gây khô hạn cho cây: Mặn khiến cho cây không thể hấp thụ đủ nước, dẫn đến tình trạng khô hạn, lá cây teo tóp, giảm sức sống và gây chết cây.
Ảnh hưởng đến dinh dưỡng: Sự cạnh tranh giữa Na+ và các dưỡng chất khác như Na+, K+ và Ca2+ khiến cây trồng không thể hấp thụ đủ dưỡng chất, gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng.
Gây ngộ độc: Sự tích tụ của Na+ và Cl- trong cây gây ra tình trạng ngộ độc, làm chết các tế bào và gây tổn thương cho cây.
2. Cách phòng ngừa và biện pháp cải thiện khi gặp mặn
2.1. Phòng Ngừa
Kiểm tra độ mặn trước khi tưới nước và áp dụng các công trình ngăn mặn hiệu quả là biện pháp quan trọng để ngăn chặn mặn xâm nhập vào ruộng lúa.
Sử dụng các loại cây trồng có khả năng chịu mặn để giảm thiểu tác động tiêu cực.
2.2. Biện pháp cải thiện khi gặp mặn
Giảm Nhu Cầu Nước của Cây: Cắt tỉa bớt cành lá không cần thiết, hoa và quả để giảm bốc hơi nước và nhu cầu nước của cây.
Che Phủ Mặt Nước và Đất: Sử dụng vật liệu như lục bình, bạt nilon trên mặt nước và đất để giảm lượng nước bốc hơi.
Bổ Sung Phân Bón: Sử dụng phân bón K2SO4 để tăng hàm lượng K+, giảm sự hấp thụ Na+. Đối với đất chua bón vôi nung (CaO), đất trung tính bón thạch cao (CaSO4) để nâng cao khả năng chịu mặn của cây, từ đó cải thiện năng suất lúa.
Tăng Cường Khả Năng Chịu Mặn: Ngoài ra biện pháp tăng khả năng chịu mặn của cây là sử dụng Brassinoline, liều lượng 2gr cho 150L nước.
-
Đất mặn và ảnh hưởng của đất mặn đến sự phát triển của cây trồng
Chúng ta biết rằng, biển và đại dương chiếm khoảng 75% bề mặt hành tinh chúng ta, 25% mặt đất bị mặn, còn 1/3 đất canh tác được được tưới nước...
-
Ảnh hưởng mặn và vai trò của Natri Silicat trên lúa ở giai đoạn mạ
Silic là một nguyên tố phổ biến trong vỏ trái đất và từ lâu đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Gần đây đã có nhiều bằng chứng cho thấy nguyên tố silic...
-
Làm cách nào hạn chế tác hại của phèn trên cây lúa?
Phèn sắt (còn gọi là phèn nóng, đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là loại phèn này) tập trung ở những ruộng thấp trũng, úng chứa nhiều nguyên tố sắt,...
-
Kỹ thuật giải mặn cho cây sầu riêng đơn giản và hiệu quả
Đối với các cây đang nuôi quả nên “mạnh dạn” tiến hàng cắt bỏ các trái trên cây. Bởi nếu để trái neo trên cây lúc này có sự ảnh hưởng đến cây trồng rất nhiều,
-
Kỹ thuật ứng phó hạn, mặn trong sản xuất lúa
Trong điều kiện hạn, mặn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa. Có thể gây nên tình trạng không thể canh tác lúa, hoặc mất trắng vụ.
-
Biện pháp khắc phục tình trạng cây ổi bị ngộ độc sau mưa bão và ngập mặn
Để cây ổi có thể phục hồi nhanh bạn không nên có tác động ngay đến bộ rễ cây như cào cuốc, xới đất ngay sau khi nước rút và không nên bón phân hữu cơ ngay cho cây.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao