Kỹ thuật ứng phó hạn, mặn trong sản xuất lúa
Sản xuất lúa trong điều kiện hạn, mặn
Trong điều kiện hạn, mặn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa. Có thể gây nên tình trạng không thể canh tác lúa, hoặc mất trắng vụ. Vậy để ứng phó với điều kiện hạn, mặn trong sản xuất lúa cần lưu ý áp dụng đồng bộ các kỹ thuật canh tác lúa ở mỗi mùa vụ như sau:
1. Đối với sản xuất lúa vụ Xuân
- Xuống giống sớm từ đầu đến giữa tháng 10 dương lịch đối với những vùng có nguy cơ bị hạn, mặn.
- Một số giống lúa chống chịu hạn, mặn: OM5451, OM2517, OM6162, OM9921, GKG1, OM6677, OM9577, OM11735, OM8959, ST21, OM576, …
Một số giống lúa chịu mặn nổi bật
- Một số biện pháp canh tác:
+ Làm đất bằng phẳng, có hệ thống rãnh thoát nước (sâu 10 – 20 cm, rộng 20 – 25 cm), khoảng cách giữa các rãnh từ 7 – 10 m.
+ Tưới nước: Tùy vào điều kiện cụ thể có thể áp dụng biện pháp tưới ngập – khô xen kẽ. Vào giai đoạn cuối vụ, tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới, đặc biệt vào giai đoạn lúa trỗ. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 1 phần nghìn) hoặc dùng nước ngọt để tưới phun lá.
+ Bón phân cho cây lúa: Bón bổ sung một số loại phân bón lá, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu hạn, mặn như : KNO3 (10 gram/lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01N, Super Humic, …); Plasti Mula 1SL; phân chứa các nguyên tố canxi, magie, silic,…
Xem thêm < Canxi Bo - Tăng khả năng hấp thu các chất vi trung lượng > |
2. Đối với sản xuất lúa vụ Mùa
- Những vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn tuyệt đối không xuống giống.
- Đối với những vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn có thể xuống giống và lưu ý cần áp dụng một số kỹ thuật sau:
+ Sử dụng các giống có khả năng chống chịu mặn: OM5451, OM2517, OM6162, OM9921, GKG1, OM6677, OM9577, OM11735, OM8959, ST21, OM576, …
+ Làm đất: Cày phơi đất, khi có nguồn nước ngọt tranh thủ rửa mặn.
Kỹ thuật làm đất trong điều kiện nhiễm mặn
+ Cần xử lý hạt giống bằng một số sản phẩm như Gaucho 600FS, Plasti Mula 1SL, Cruiser Plus 312.5FS, … để tăng khả năng nảy mầm, tăng tính chống chịu mặn cho cây lúa ngay thời kỳ cây con.
+ Bón phân cho cây lúa vụ Mùa: Bón lót tăng cường bón phân hữu cơ và bón vùi vôi bột (lượng 500kg/ha) và lân khi làm đất (ưu tiên sử dụng các loại phân lân nung chảy). Bón thúc nên sử dụng các dạng phân ure chậm tan như đạm vàng, đạm xanh để chống thất thoát đạm. Tăng cường bón bổ sung phân Sulphate kali (K2SO4) trong giai đoạn đầu.
+ Tưới nước cho cây lúa vụ Mùa: Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới đủ nước cho ba lần bón phân và thời kỳ trỗ, khi có nước ngọt cần tranh thủ rửa mặn liên tục nhiều lần. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh, dưới 1 phần nghìn với các giai đoạn lúa làm đòng và trỗ). Nếu giai đoạn mạ bị hạn, mặn nặng cần tưới phun nước ngọt cho cây mạ với lượng phun khoảng 800 – 1000 lít/ha.
Mô hình trình diễn sản xuất lúa chịu mặn
-
Những hạn chế của phương pháp làm mạ truyền thống và cách khắc phục
Phương pháp làm mạ truyền thống ở các vùng trồng lúa chủ yếu của nước ta đã trở thành tập quán. Phương pháp làm mạ truyền thống đã bộc lộ những hạn chế rất cơ bản đòi hỏi cần nhanh chóng khắc phục?
-
Các biện pháp ứng phó với hạn mặn trên cây trồng
Hạn mặn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Để giúp cho cây trồng vượt qua điều kiện hạn mặn cần lưu ý một số biện pháp ứng phó như sau:
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô