Các biện pháp ứng phó với hạn mặn trên cây trồng
Hạn mặn ở một số tỉnh miền tây
Hạn mặn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Để giúp cho cây trồng vượt qua điều kiện hạn mặn cần lưu ý một số biện pháp ứng phó như sau:
1. Khả năng chịu hạn mặn của một số cây trồng
- Một số loại cây mẫn cảm với hạn mặn như Thanh long và các loại rau ăn lá thì khả năng chịu mặn thấp hơn 1 g/l tức 1‰.
- Nhóm cây trồng chịu hạn mặn yếu (tối đa 2 g/l tức 2 ‰): Lúa, ngô, đậu, cam, quýt..
- Nhóm cây trồng chịu mặn trung bình (độ mặn tối đa từ 2 – 4 g/l tức 2 – 4 ‰): Cà chua, ớt, bầu bí, chuối, mía, bưởi, chanh.
- Nhóm cây trồng chịu mặn khá (độ mặn từ 3 – 8 g/l tức 3 - 8‰): Xoài, hồng xiêm, mãng cầu xiêm, dừa.
Hạn mặn ảnh hưởng đến vườn cây thanh long
2. Biện pháp ứng phó khi cây lúa gặp hạn mặn
- Liên tục theo dõi tình hình diễn biến thời tiết, nguồn nước để có kế hoạch dự trữ nước ngọt tưới cho lúa. Tiến hành nạo vét kênh mương để tận dụng mọi điều kiện sẵn có để dự trữ nước ngọt.
- Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới cho lúa, đặc biệt khi lúa đang trong giai đoạn đứng cái làm đòng – trỗ.
Chủ động theo dõi mức độ hạn mặn trên cây lúa
- Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước nhiễm mặn nhẹ (dưới 2‰) cung cấp vừa đủ độ ẩm cho lúa sinh trưởng, không đưa nước mặn tích trong ruộng để tránh làm tăng độ mặn trong đất.
- Tuyệt đối không tưới nước nhiễm mặn (từ 2‰ trở lên) cho lúa giai đoạn trổ vì giai đoạn này cây lúa rất mẫn cảm.
- Tăng cường bón phân kali cho cây giúp cây lúa khỏe, tăng tính đề kháng cho cây. Có thể phun một số chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3, Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic).
Xem thêm < Chitosan - Vacxin thực vật > |
3. Biện pháp ứng phó hạn mặn đối với cây ăn quả
- Trong thời gian nước nhiễm mặn không xử lý ra hoa rải vụ, không tưới nước nhiễm mặn, đồng thời tiến hành ủ gốc, giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, lục bình, cỏ khô; không để bề mặt liếp trồng bị khô nứt…
- Đối với cây mới trồng nên có biện pháp che bóng cho cây. Tăng cường bón phân hữu cơ, lân và kali giúp tăng sức đề kháng của cây. Đóng các cống, bọng hoặc tiến hành đắp bờ ngăn mặn (độ mặn dưới ngưỡng cho phép của từng loại cây trồng); tích trữ nước ngọt trong mương, vườn để tưới cho cây. Áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm trong vườn cây ăn trái.
Hạn mặn gây thiệt hại nghiêm trọng cho vườn cây sầu riêng
- Trường hợp nước mặn đã xâm nhập vào mương, vườn cây ăn quả, chủ động bơm nước ra ngay; Sau đó, theo dõi nước ngọt trên sông lúc triều kém hoặc nước ròng, lúc này tập trung bơm nước vào mương, vườn để tưới cho cây trồng.
- Song song với các biện pháp trên, cần tiến hành tỉa cành, tạo tán, nếu cây đang mang hoa, trái cần cắt bỏ bớt để giảm thoát hơi nước và để duy trì sử dụng ít nước trong thời gian xâm nhập mặn.
4. Biện pháp ứng phó hạn mặn đối với cây rau
- Tuyệt đối không lấy nước bị nhiễm mặn tưới cho rau (dù độ mặn dưới 1‰); chủ động sửa chữa, gia cố cống tạo điều kiện tốt nhất để trữ nước ngọt trên mương, ao chứa… tưới rau; cần giảm số lần và lượng nước tưới mỗi lần.
Hạn mặn gây chết hàng loạt rau màu
-
Chọn tạo giống cây trồng chịu mặn
Một loại cây như thế là cây diêm mạch (Chenopodium quinoa). Cây có nguồn gốc từ Andes, nơi mà nó đã và đang được sử dụng như một loại lương thực trong suốt 7.000 năm. Trong khi đó...
-
Kỹ thuật giải mặn cho cây sầu riêng đơn giản và hiệu quả
Đối với các cây đang nuôi quả nên “mạnh dạn” tiến hàng cắt bỏ các trái trên cây. Bởi nếu để trái neo trên cây lúc này có sự ảnh hưởng đến cây trồng rất nhiều,
-
Giải pháp rửa mặn cho cây trồng bị hạn mặn (Phần 1)
Khi cây bị nhiễm mặn, khả năng chống chịu bệnh kém nên thường dễ bị “bội nhiễm” với các tác nhân của nấm bệnh.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao