Giải pháp rửa mặn cho cây trồng bị hạn mặn (Phần 1)

Trong mùa nắng, do nước tưới trong mương rạch nhiễm mặn hoặc do mặn tích lũy trong đất từ vụ trước, khi cây ăn trái bị nhiễm mặn rễ cây không thể hút được nước, không hấp thu được dinh dưỡng, các quá trình sinh lý trong cây bị rối loạn, sinh trưởng của cây bị ức chế. Thậm trí nhiều vườn khi cây bị nhiễm mặn nặng, vượt quá mức chịu đựng, cây sẽ bị ngộ độc lá bị cháy, khô héo và chết dần hoặc chết cả vườn. Biểu hiện rõ nhất trong thời gian qua là trên cây sầu riêng tại Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre.

Để hạn chế được tình trạng hạn mặn và cứu chữa những vườn cây bị nhiễm mặn do đã lỡ tưới nước mặn; đồng thời có kế hoạch phòng chống tái xâm nhiễm mặn cho các vườn cây ăn trái ở những năm tiếp theo thì cần áp dụng những giải pháp cứu chữa và quản lý lâu dài.

1. Biểu hiện cây ăn trái bị nhiễm mặn

- Đối với cây ăn trái, việc cây bị xâm nhập mặn sẽ gây ảnh hưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, gây xáo trộn và mất cân đối sự hấp thu nước và các chất dinh dưỡng dẫn đến cây bị kém năng suất, nặng hơn cây có thể bị chết cả cây.

- Nước mặn sẽ phá hủy cấu trúc đất, đất bị nén chặt, rễ cây bị giảm khả năng phát triển, giảm tính thẩm thấu và thoát nước, rễ cây sẽ bị bít khí, không được thông thoáng dẫn đến cây bị giảm năng suất và sự sinh trưởng phát triển của cây.

Vườn cây bưởi bị hạn mặn gây rụng quả

Vườn cây bưởi bị hạn mặn gây rụng quả

- Tùy thuộc vào từng loại giống cây trồng mà có độ hạn mặn khác nhau và có các biện pháp phòng và giải độc cho cây khác nhau

2. Ngưỡng chịu hạn mặn của từng loại cây trồng

- Để tránh tình trạng cây bị nhiễm mặn do tưới nhầm tình trạng nguồn nước bị nhiễm mạnh, bà con cần thường xuyên cập nhật thông tin về dự báo tình hình xâm nhập mặn, nồng độ mặn trên các sông, rạch để có hướng xử lý kịp thời, ngăn chặn nước mặn hoặc lấy nước ngọt vào vườn.

Vườn cây bị ăn quả bị nhiễm hạn mặn

Vườn cây ăn quả bị nhiễm hạn mặn

- Bà con cũng cần phải nắm bắt được khả năng chịu mặn của từng loại cây trồng trên vườn của mình. Cụ thể:

+ Nhóm cây mẫn cảm với mặn (chịu được nồng độ mặn dưới 1%): Bơ, chuối, khế, nhãn, đu đủ, chanh dây, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt;

+ Nhóm cây chịu mặn trung bình (chống chịu được nồng độ mặn từ 2% - 3%): Sơri, ca cao, cây có múi, ổi, khóm, vú sữa;

+ Nhóm cây chống chịu khá với mặn (chống chịu được nồng độ mặn 4% - 5%): Mít, xoài, mãng cầu Xiêm, na; nhóm cây chống chịu tốt với mặn (chống chịu được nồng độ mặn > 5%): dừa, sapô, me, nho.

3. Biện pháp giải độc hạn mặn cho cây ăn trái

Theo TS. Nguyễn Đăng Nghĩa đưa ra một số quy trình xử lý ngộ độc mặn cụ thể mà các vườn cây ăn trái ở ĐBSCL có thể áp dụng như sau:

- Vệ sinh vườn cây ăn trái bằng cách cắt tỉa cành, bông và trái khi cây bị nhiễm mặn.

- Trước khi tưới nước nhiễm mặn trên 0,4%: Trường hợp độ mặn của nước trên 0,6% thì không nên tưới. Nếu muốn tưới cho cây ăn trái thì cần pha thêm vào nước Ca hoạt hóa vừa cung cấp Ca và oxy hòa tan (nước đo có khoảng độ mặn từ 0,4 - 0,8% thì tưới được, không tưới nước trên 0,8%). Pha 2 gói Ca2CO3 (2 kg) hoạt hóa cho 200 lít nước rồi tưới cho 1 gốc cây ăn trái từ 5 - 10 lít tùy theo tuổi cây.

Brassinolide 0.15% SP (Giải độc cây trồng) Hormone thực vật tan trong nước

Xem thêm - Brassinolide 0.15% SP (Giải độc cây trồng)

- Bón phân hữu cơ dạng lỏng hoặc acid humic hòa tan với nồng độ 50 - 100 ppm.

- Phun xịt phân bón lá: calci - phite take off có chứa Ca và hoạt chất take off để tăng tính chịu mặn của cây trồng.

- Tủ (ủ) gốc cho cây bằng rơm rạ, lục bình hoặc cỏ khô để giữ ẩm cho cây trồng.

- Ngoài ra, bà con có thể dùng Hormon thực vật Brassinolide 0,15%SP để giải độc, tăng sức đề kháng và tăng hệ miễn dịch cây trồng khi cây bị nhiễm hạn mặn. Pha 1g/150 lit nước phun lên lá 2-3 lần trong giai đoạn cây đang ra hoa đậu quả, nếu cây đang trong giai đoạn cây con có thể phun 1-2 lần.

Cần có biện pháp sử lý hạn mặn lâu dài cho vườn cây ăn trái:

Cần thiết kế hoặc cũng cố lại hệ thống đê bao ngăn mặn toàn bộ và xây cống đậy nắp lại khi nước mặn tăng cao vào những tháng nước nhiễm mặn. 

- Nên tiến hành nạo vét các kênh mương nội đồng để dự trữ nước ngọt trong mương hoặc dự trữ trong túi nilon dày đặt dưới gốc cây để tưới thời điểm mặn xâm nhập.

- Hạn chế tưới nước nhiễm mặn cho cây ăn trái khi nồng độ mặn trên 2%. Đối với một số cây trồng mẫn cảm với nước nhiễm mặn thì không tưới khi nồng độ mặn trên 1%. Trước khi tưới nước lên vườn cây ăn trái, cần kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước vào vườn bằng dụng cụ đo mặn đơn giản.Nếu độ mặn của nước dưới ngưỡng gây hại thì nên tưới đẫm cho cây, đồng thời trữ nước lại trong mương vườn và thường xuyên cập nhật thông tin về dự báo tình hình xâm nhập mặn, nồng độ mặn trên các sông, rạch để có hướng xử lý kịp thời.

Nguồn: Admin tổng hợp - LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status