Nứt thân, xì mủ, thối trái, thối nõn
1. Giới thiệu về nấm Phytophthora sp.
Nấm Phytophthora sp. là tác nhân gây ra hàng loạt bệnh nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng như sầu riêng, có múi, cao su, chôm chôm, táo, đào… Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, đất úng nước, tán cây rậm rạp, vườn kém thông thoáng. Tổn thương do côn trùng, cơ giới tạo điều kiện cho nấm xâm nhập.
2. Điều kiện phát triển của nấm Phytophthora
-
Nhiệt độ thích hợp: 16–32°C; ẩm độ: 80–95%.
-
Phát triển mạnh vào mùa mưa, khi đất úng nước, vườn tán dày, mật độ cao.
-
Lây lan qua nước tưới, gió, mưa, côn trùng, công cụ chăm sóc và cả nguồn giống nhiễm bệnh.
-
Trong đất, nấm tồn tại dạng bào tử vách dày, có thể "ngủ đông" và phát tán mạnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
3. Biện pháp phòng trừ chung
-
Chọn giống sạch bệnh, trồng trên đất cao ráo, thoát nước tốt.
-
Tạo tán, tỉa cành hợp lý giúp vườn thông thoáng.
-
Bón phân hữu cơ hoai mục, kết hợp nấm đối kháng Trichoderma và Bacillus subtilis để ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất.
-
Hạn chế bón thừa đạm, giữ độ ẩm vừa phải.
-
Không để cỏ, rơm rạ sát gốc vào mùa mưa.
-
Thu gom trái, cành, rễ bị bệnh mang đi tiêu hủy.
-
Phun phòng định kỳ bằng các thuốc có hoạt chất:
-
Metalaxyl (ví dụ: Ridomil Gold)
-
Fosetyl-Al (ví dụ: Aliette)
-
Phosphorous Acid / Phosphonate (ví dụ: Agri-Fos 400, Mexyl MZ)
-
Mancozeb (ví dụ: Dithane M-45)
-
Dimethomorph, Cymoxanil, Propamocarb (phối hợp hoặc đơn chất trong các dòng sản phẩm cao cấp)
-
-
Có thể dùng biện pháp bơm thuốc vào thân với các loại như Phosphonate để phòng bệnh từ bên trong.
4. Triệu chứng và cách trị bệnh theo từng loại cây
A. Cây có múi (cam, quýt...)
Triệu chứng bệnh
(A) Chảy mủ trên cành cây có múi do nấm Phytopthora; (B) Chảy mủ trên thân; (C); (D) Thối trái do nấm Phytophthora sp.
-
Thân – rễ: Vết bệnh úng nước, thối nâu, khô nứt, chảy mủ. Lá vàng, rụng, rễ bị tuột vỏ, cây suy kiệt, chết dần.
-
Trái: Thối từ rốn trái, úng nước, có tơ trắng vào buổi sáng, trái rụng sớm.
-
Phòng trị: Trồng giống ghép chống chịu, xử lý đất kỹ, không để gốc quá sát mặt đất. Phun Metalaxyl khi bệnh chớm, quét thuốc vào vết chảy mủ.
B. Cây cao su
-
Thân – cành: Chảy mủ, loét mặt cạo, rụng lá mùa mưa.
-
Rễ: Thối đen, suy cây.
-
Phòng trị: Kết hợp chống rụng lá, loét mặt cạo. Quét Ridomil Gold hoặc AGRI-FOS 400 + BD lên vết bệnh, xử lý đất bằng Ridomil Gold 0,3%.
C. Cây chôm chôm
Bệnh thối nhũn trên chôm chôm
-
Trái: Thối nhũn, chảy nước, có mùi hôi chua, phủ tơ nấm trắng, rụng cả chùm.
-
Phòng trị: Tỉa tán thông thoáng, chống úng. Chống lây từ trái bệnh. Phun Aliette, Mataxyl, Mexyl-MZ 70WP định kỳ trong mùa mưa.
D. Cây táo ta
Bệnh thối trái táo
-
Trái: Thối mềm, nhũn, có mùi chua (Phytophthora cactorum), hoặc không mùi, phủ tơ đen (Rhizopus arrhizus).
-
Phòng trị: Phun Gekko 20SC, Ridozeb 72WP, Manozeb 80WP khi bệnh mới xuất hiện. Chăm sóc thông thoáng, tránh thừa ẩm.
E. Cây sầu riêng
-
Rễ: Rễ non thối, chuyển nâu đen, chết dần, cây vàng lá, suy yếu.
-
Thân – cành: Chảy mủ, thối đen vỏ, lan dọc thân. Gỗ dưới vết bệnh có màu nâu sẫm.
Vị trí gây bệnh của nấm
Chảy mủ tại vết bệnh (do Phytophthora palmivora gây ra)
-
Lá: Đốm đen nhỏ, lan nhanh, rụng hàng loạt.
Triệu chứng lá sầu riêng bị bệnh
-
Trái: Thối từ cuống, nứt vỏ, có tơ nấm trắng, rụng trước chín.
Sầu riêng thối trái do Phytophthora palmivora
-
Phòng trị: Thiết kế mô cao, thoát nước tốt, phun phòng Aliette, Ridomil-Gold, Mexyl-MZ… Tỉa lá gần đất, vệ sinh vườn kỹ, có thể bơm Phosphonate vào thân để ngừa bệnh từ bên trong. Ngoài ra, bổ sung Bacillus subtilis tưới gốc định kỳ để hỗ trợ kiểm soát nấm trong đất và kích thích rễ khỏe mạnh hơn.
F. Cây đào
Triệu chứng bệnh chảy gôm trên thân cây hoa đào
-
Thân – cành: Chảy gôm liên tục. Nguyên nhân do nấm xâm nhập từ vết thương, sương muối, sâu hại, đất nén chặt.
-
Phòng trị: Cạo sạch vết gôm, bôi Ridomil MZ 72WP hoặc lưu huỳnh vôi, quét dầu bảo vệ. Bón phân hữu cơ, tạo độ thông thoáng, không để cây bị thương.
G. Cây dứa (khóm)
-
Triệu chứng: Thối nõn, thối đỉnh sinh trưởng, cuống quả thối, rụng lá non, cây chết từng chòm, đặc biệt trong mùa mưa hoặc đất trũng.
-
Tác nhân: Chủ yếu do Phytophthora nicotianae và P. cinnamomi.
-
Phòng trị: Dọn tàn dư cây bệnh, không trồng nơi đất trũng. Luân canh cây cạn. Trộn Trichoderma vào phân chuồng, nhúng hom giống vào Aliette 80WP 0,2% hoặc Phosphonate 4%. Tăng cường thoát nước trong mùa mưa.
H. Các cây khác có thể nhiễm Phytophthora (theo nhóm):
-
Cây hồ tiêu: Thối gốc, rụng lá, chết dây. Phòng trị bằng Trichoderma, Metalaxyl, và cải tạo đất thoát nước tốt.
-
Cây mít, xoài, nhãn: Có thể gặp thối rễ, thối trái trong mùa mưa. Cần vệ sinh vườn, sử dụng Aliette hoặc Phosphonate dạng tưới.
-
Rau màu (ớt, cà chua, dưa hấu): Có thể bị thối rễ, thối cổ thân. Phòng trị bằng Gekko, Ridomil, hoặc xử lý đất bằng Bacillus subtilis kết hợp phân hữu cơ hoai mục.
5. Kết luận
Nấm Phytophthora sp. là một trong những tác nhân nguy hiểm nhất trong sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Việc kết hợp phòng bệnh bằng canh tác hợp lý, vệ sinh vườn kỹ lưỡng và sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát bệnh.
Tên gọi khác: nứt gốc, thối cổ rễ, thối rễ, chảy nhựa, chảy gôm...
-
Bệnh đốm lá trên cây hồng (Pseudocercospora kaki)
-
Bệnh thán thư trên cây hồng (Colletotrichum horii)
-
Bệnh Thối Ngọn Trên Cây Dừa (Phytophthora palmivora)
-
Bệnh thán thư trên cây hồng xiêm (Colletotrichum gloeosporioides)
-
Bệnh nấm hồng trên cây hồng xiêm (Pink disease)
-
Bệnh đốm lá trên cây hồng xiêm (Pestalotia versicolor)