Cách chăm sóc bưởi diễn sau khi thu hoạch để vụ sau bội thu

Cây trồng liên quan: Cây bưởi

Đối với bất cứ loại cây trồng nào cũng vậy, sau khi thu hoạch xong cây sẽ yếu hơn nhiều, nguồn dinh dưỡng trong cây cạn kiệt và cần được sự chăm sóc “tận tình” để lấy lại “sinh khí" cho mình.

Đối với cây bưởi diễn cũng vậy, loại bưởi khá nổi tiếng bởi những đặc trưng riêng mà không có loại bưởi nào có được. Với số “con” trên cây ở mỗi vụ rất nhiều từ 150-300, tùy vào độ tuổi của cây, nên nguồn dinh dưỡng cần đáp ứng nuôi chúng cần rất nhiều, sau cuối vụ hầu như cây cạn kiệt đi rất nhiều, vậy phải làm cách nào để phục hồi cây sau khi thu hoạch? Cách chăm sóc cây để vụ sau sai trái? Sau khi thu hoạch bưởi diễn nên làm gì? Nên bón phân gì, bón phân như thế nào cho cây bưởi diễn?... và rất nhiều câu hỏi được đặt ra hơn nữa được đặt ra đối với các nhà vườn trồng bưởi diễn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách chăm sóc cây bưởi diễn sau khi thu hoạch để năm sau cây đạt được bội thu.

1. Cần tỉa cành, tạo tán cho cây bưởi diễn sau khi thu hoạch

- Tỉa cành tạo tán là một biện pháp không thể bỏ qua với bất cứ cây trồng nào sau khi thu hoạch. Đối với bưởi diễn cũng vậy, cần tỉa cành, tạo tán, tỉa cành răm, cành bị sâu bệnh và phun các thuốc có gốc đồng để bảo vệ các vết cắt không cho các loài khi khuẩn xâm nhập vào.

2. Loại phân bón và liều lượng phân cần bón cho cây bưởi diễn sau khi thu hoạch?

- Trước tiên cần đào rãnh xung quanh tán. Lưu ý đào ra ngoài mép tán một chút để tránh tổn thương vào rễ tơ. Sau đấy tiến hành bón phân. Đối với cây 5 năm tuổi, lượng phân cần bón cho cây là 15-20kg phân chuồng hoai mục. Với các cây có năm tuổi cao hơn thì lượng phân tăng lên 5kg một năm để đảm bảo cho nhu cẩu của cây. Bởi phân chuồng hoai mục là loại phân rất cần thiết cho cây trồng, ngoài việc cung cấp đạm, lân, kali còn cung cấp thêm các loại trung, vi lượng khác và cung cấp mùn cho cây. Cây sẽ bền, đất sẽ tốt hơn nhiều khi sử dụng các loại phân N,P,K vô cơ.

- Đối với trường hợp không có phân chuồng hoai mục có thể chuyển sang dùng phân hữu cơ vi sinh. Lượng phân bón tùy thuộc  vào từng loại phân và theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Trong quá trình sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh nên kết hợp sử dụng thêm 0,3kg lân (trường hợp cây được 5 năm tuổi) và lượng lân có thể thay đổi theo độ tuổi của cây như cây được 12-15 năm lượng lân lúc này cần bón là 1kg chẳng hạn.

Bán Paclobutrazol

Xem thêm > Paclobutrazol 20% WP

3. Trước và sau khi cây bưởi diễn ra hoa, đậu quả cần làm gì?

- Trước khi cây ra hoa khoảng 1 tháng, nên sử dụng các loại phân có tỷ lệ đạm, lân, kali để bón cho cây. Nên lựa chọn các loại phân có tỷ lệ kali cao, tiếp đến là đạm và sau cùng là lân. Bởi lân đã được bỏ sung ở đợt trước khá nhiều.

- Hoặc nếu dùng phân đơn có thể dùng phân đạm hoặc kali bón cho cây.

- Nếu kết hợp sử dụng các loại phân bón, chất điều hòa sinh trưởng bón cho cây để cây tăng khả năng ra hoa, ra hoa tập trung và tỷ lệ đậu hoa cao như: KNO3, MKP, Paclobutrazol, Thio ure...

- Trong khi cây ra hoa có thể bón thêm các chất như: Siêu bo, Axit boric, 4-CPA-Na... để cây tăng tỷ lệ đậu quả và giảm tỷ lệ rụng trái non trên cây. 

Nguồn: Admin - VTC 16
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status