Xác định loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho hành, tỏi, ớt
1. Yêu cầu của việc bón lót để trồng hành, tỏi, ớt
Bón lót là gì? Bón lót là việc bón phân trước khi trồng.
Mục đích của bón lót: Cải thiện tính chất đất tại vị trí trồng (tăng độ xốp, tăng hàm lượng chất hữu cơ và hoạt động của các vi sinh vật có ích). Cung cấp đầy đủ, kịp thời dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn mới trồng. Giúp cho cây sinh trưởng, phát triển mạnh ngay từ thời kỳ đầu.
Yêu cầu cầu của việc bón lót để trồng hành, tỏi, ớt:
- Xác định các loại phân phù hợp cho việc bón lót cho cây hành, tỏi, ớt
- Tình toán đúng lượng phân cần sử dụng
- Việc bón lót phải cải tạo và khắc phục được các hạn chế về đất đai tại vị trí trồng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt
- Cây con mới trồng không bị tác động xấu bởi phân bón và được cung cấp dinh dưỡng kịp thời khi mới bén rễ.
2. Loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho hành, tỏi
2.1. Phân bón cho hành lá
Lượng phân dùng cho 1.000 m2: phân chuồng hoai 1-2 tấn + 30kg tro + 12,5 kg urea, 28 kg Supe lân, 8 kg kali.
Dạng phân có thể sử dụng Urea, DAP, NPK; Bón lót: 1-2 tấn phân chuồng hoai + 30 kg tro + 28 kg Supe lân + 5 kg kali
2.2. Phân bón cho hành tím
Lượng phân dùng cho 1.000 m2 đất trồng: phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân tôm): 100 kg, Humix, Komix 40 - 50kg. Phân vô cơ : Suppe Lân 10 - 15kg (lần cải tạo đất 30 kg), Kali 5 kg; NPK (16-16-8+13S) 55 - 70kg.
Cách bón: bón lót toàn bộ vôi + lân + phân hữu cơ (chuồng hoai) + 15 kg NPK + 2 kg Furadan.
Cách bón: rãi theo hàng hoặc dùng thùng tưới
2.3. Phân bón cho hành tây
Lượng phân bón cho hành tây tính trên 1000 mét vuông như sau: Phân chuồng 1,5-2 tấn; đạm Urê 18-20 kg; Supe lân 40 kg; Kali Sulfat 20 kg.
Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + 20% Urê + 30% Kali
Các tài liệu nghiên cứu về hành tây cho thấy, để đạt năng suất hành tây khoảng 30 tấn/ha thì cần 116kg N + 44kg P2O5 + 144kg K2O.
- Các vùng trồng hành ở Việt Nam khuyến cáo bón từ 15 - 20 tấn phân hữu cơ + (92 - 115kg) N + (64 - 80kg) P2O5 + (100 - 150kg) K2O/ha. Nếu quy ra phân bón thương phẩm thì trên 1 ha có thể bón: (200 - 250kg) urea + (400 - 500kg) phân Supe lân + (200 - 300kg) K2SO4.
- Quy trình bón cụ thể như sau (tính cho 1.000m2): Bón lót: 2 tấn phân chuồng hoai + 100% phân lân + ¼ lượng phân đạm + ¼ lượng phân K2SO4
- Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK thì dùng như sau: Bón lót: 1 - 2 tấn phân hữu cơ chế biến (hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh, nếu ở các tỉnh phía Bắc có thể sử dụng phân hữu cơ Quế Lâm, Thiên Ân, còn phía Nam sử dụng phân hữu cơ Humix, Bacte 55...) phối hợp với phân lân nội địa. Nếu đất chua (pH < 6) thì cần sử dụng phân lân nung chảy bón lót 100 % với lượng bón 300kg/ha.
2.4. Phân bón cho tỏi ta ở các tỉnh phía Bắc
Phân bón cho 1000 mét vuông đất: 2 tấn phân chuồng + 30 Kg đạm Urê + 50 Kg Supe lân + 24 Kg Sulfat Kali. Đất chua cần bón thêm vôi bột. Khối lượng vôi tuỳ độ chua của đất.
Toàn bộ vôi bột, phân chuồng, lân và 1/3 số đạm, kali dùng để bón lót. Rải đều theo hàng và trộn kỹ.
2.5. Phân bón cho hành, tỏi ta ở các tỉnh phía Nam
a. Hành, tỏi trên đất cát:
Phân bón cho 1000 mét vuông đất: Phân hữu cơ chỉ dùng loại đã qua xử lý, ngâm ủ. Không được dùng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới cho cây. Lượng phân bón như sau:
Phân hữu cơ sinh học: 450 - 500 kg; Supe lân : 18 - 20 kg NPK 16-12-8-11+TE: 30kg.
Đất chua có thể bón thêm vôi bột, lượng vôi bón tuỳ theo độ chua của đất. Trung bình bón 25 kg vôi cho 1000m2.
Bón lót toàn bộ vôi bột, Supe lân, phân hữu cơ sinh học và 1/3 lượng phân NPK 16-12-8-11+TE rải theo hàng hoặc rắc đều trên mặt luống sau đó trộn kỹ. Số phân Better NPK còn lại dùng để bón thúc.
b. Kinh nghiệm bón phân lót cho hành, tỏi của người dân trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi:
Phân bón cho 1000 mét vuông đất: Phân hữu cơ (phân chuồng, rong biển, xác thực vật): 1 tấn + 50 kg Urê + 20 kg sưper lân + 40 kg kali + 30 kg NPK.
Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 6 kg Urê + 10 kg Kali
Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như: VEDAGO, hữu cơ sinh học WEGH…
3. Loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho ớt
Cây ớt yêu cầu phân bón liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là thời kỳ cây cho trái rộ. Với mỗi loại giống ớt và khu vực trồng khác nhau bà con có thể áp dụng cách bón thích hợp nhất.
3.1. Bón phân cho ớt trồng không có màng phủ nông nghiệp:
Lượng phân bón: Tùy chân đất tốt hoặc xấu lượng phân có thể tăng hoặc giảm, dưới đây là lượng phân bón trung bình cho 1 ha là: Phân chuồng: 30 tấn Supe lân/lân vi sinh: 300 - 500kg. NPK: 600 - 1000 kg. Urê: 180 kg. Kali: 250 kg
Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng và phân lân
3.2. Bón phân cho ớt trồng có màng phủ nông nghiệp:
Lượng phân bón cho 1000 mét vuông đất: Phân chuồng: 1-2 tấn + NPK: 54- 58kg; Phân lân: 50 kg + Kali: 20 kg; Urê: 20 kg; Vôi: 100kg; Ca(NO3)2: 12 kg
Bón lót: 100 kg vôi và 1 - 2 tấn phân chuồng hoai, 50 kg Supe lân, 30 kg Kali, 10 kg Calcium nitrat, 10-14 kg phân NPK (16-16-8). Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới
3.3. Bón phân cho ớt thâm canh (đạt năng suất cao)
Bón lót cho 1000 mét vuông đất: 100 kg vôi + 1 tấn phân chuồng hoai + 50kg Supe lân + 3kg kali + 10kg NPK-SI 20-20-15-3SiO2+TE. Bón xong nên trải màng phủ nông nghiệp để hạn chế hao hụt phân bón, cỏ dại và sâu bệnh.
-
Kỹ thuật canh tác ớt
Cẩm nang quy trình chọn giống trồng trọt, chăm sóc, bón phân, thu hoạch và bảo quản các loại ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, Sừng Bò, Chìa Vôi...
-
Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây ớt
Để ớt sai quả, chín đều, bà con nông dân cần cung cấp đầy đủ cho ớt các loại phân bón sau: Phân gia cầm hoai mục, vôi bột, đạm và ka li cho ớt theo tỷ lệ 1N: 1 K2O...
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây tỏi
Xác định thời vụ thích hợp để trồng tỏi, xử lý được tỏi giống trước khi trồng theo đúng quy trình, hướng dẫn trồng và chăm sóc tỏi sau trồng đúng quy trình...
-
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây tỏi
Quy trình chăm sóc (làm cỏ, xới đất, tưới tiêu nước và bón phân) cho tỏi theo đúng yêu cầu kỹ thuật để tỏi sinh trưởng phát triển tốt và tạo ra sản phẩm an toàn theo hướng VietGAP...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt ngọt (ớt chuông)
Quy trình trồng và chăm sóc cây ớt ngọt (ớt chuông), xác định được thời vụ, mật độ và kiểm soát được nước tưới, phân bón, áng sáng, ẩm độ, sâu bệnh hại cây ớt ngọt...
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cây hành lá
Hành lá có thể được trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa. Thời gian sinh trưởng 45-50 ngày. Trồng hành trong mùa nắng cần chú ý sâu xanh da láng...
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cây hành tím
Hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi để chế biến thức ăn trong đời sống hằng ngày. Có hai loại: củ to tròn và củ nhỏ dài. Đa số các loại giống có...
-
Hướng dẫn trồng, chăm sóc và bón phân cho cây tỏi ta
Đất trồng tỏi phải thoát nước tốt. Luống rộng 1,2-1,5m, rãnh 0,3m. Sau khi lên luống rạch hàng bón phân, mỗi luống trồng 6 hàng, mỗi hàng cách nhau 20cm...
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cây tỏi tây
Tỏi tây là một loại rau gia vị cao cấp, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều hộ gia đình các vùng chuyên canh rau như Hà Nội, Hải Phòng...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô