Thán thư

Xem chủ đề liên quan: Thán thư, Colletotrichum sp., Colletotrichum
Tên khoa học: Colletotrichum sp.

Tác nhân gây bệnh thán thư trên cây trồng

Do nấm Colletotrichum sp., gồm các loài: Colletotrichum phomoides (Sacc.); Chester Colletotrichum nigrum Ell et Hals và C. capsici (Syd) Butler and Bisby, Colletotrichum gloeosporioides, Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc,...

Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh thán thư Colletotrichum sp.

Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 28 - 30oC, thời tiết mưa nhiều (vào mùa mưa), hoặc những ngày có sương mù hoặc có mưa nhỏ kéo dài nhất là mưa đêm, ẩm độ cao, khi cây ra đọt và lá non nhiều. Khi cây ra hoa nếu có mưa hay sương ẩm nhiều, hoặc kể cả trường hợp cây ra hoa vào mùa khô, lúc này tuy lượng mưa ít nhưng ban đầu vẫn có những đợt sương ẩm nhiều cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển nhiều lên và gây hại nặng thêm.

Đặc biệt bào tử nấm thán thư có sức sống cao, có khả năng chịu đựng khô hạn, dễ dàng phát tán nhờ gió và côn trùng. Nấm gây bệnh tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và bào tử phân sinh trên tàn dư lá, thân cành, quả và hạt bị nhiễm bệnh. Các quả nằm khuất trong tán cây thường bị bệnh nặng hơn. Vì vậy tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh và hạt giống cũng là những con đường truyền lan bệnh chủ yếu trong tự nhiên.

Triệu chứng và biện pháp phòng trị của bệnh thán thư trên cây cà chua

  • Triệu chứng bệnh thán thư trên cây cà chua Colletotrichum Phomoides (sacc.)

- Bệnh thường gây hại trên trái đang hoặc đã chín, đôi khi trên trái già khi có mưa nhiều hoặc ẩm độ không khí cao.

Bệnh thán thư Colletotrichum Phomoides (sacc.) trên cây cà chua và cách phòng trị Bệnh thán thư Colletotrichum Phomoides (sacc.) trên cây cà chua và biện pháp phòng trị 2

cà chua bị thán thư cà chua thán thư

Quả cà chua bị thán thư Colletotrichum Phomoides (sacc.)

- Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước, hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0,5 - 2 cm, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám.

- Bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm, và có những chấm nhõ li ti màu đen nhô lên.

  • Phòng trị bệnh thán thư trên cây cà chua

- Thu gom và tiêu hủy các trái bị bệnh.

- Chọn giống ít nhiễm bệnh hoặc tránh cây cho trái vào lúc mưa nhiều.

- Trồng thưa và làm giàn chống đỡ tạo sự thoáng khí cho cây.

- Phun trị bằng thuốc Copper B 75 WP, FOLPAN 50SC, Appencarb ... 0,2 - 0,4% khi bệnh gây hại.

Triệu chứng và biện pháp phòng trị của bệnh thán thư trên cây mè (vừng)

  • Triệu chứng bệnh thán thư trên cây mè (vừng)

cây mè bị thán thư

Vết bệnh thán thư Colletotrichum sp. trên lá

Bệnh có thể xuất hiện cả trên thân và lá. Vết bệnh đầu tiên xuất hiện có màu xanh đục, sau đó chuyển sang màu nâu đen, hình tròn có thể ăn sâu vào cành và thân tạo thành những vết nứt, bệnh phát triển theo chiều dọc của thân. Thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, nấm bệnh tồn tại trên hạt giống ở dạng bào tử.

  • Phòng trị bệnh thán thư trên cây mè (vừng)

Bệnh tương đối khó phòng trị, chủ yếu phòng: Xử lý hạt trước khi gieo, sử dụng hạt giống sạch bệnh, xác định thời vụ trồng hợp lý.

Triệu chứng và biện pháp phòng trị của bệnh thán thư trên cây ớt

  • Triệu chứng bệnh thán thư trên cây ớt (Colletotrichum nigrum Ell et Hals và C. capsici (Syd) Butler and Bisby.)

- Cả 2 loài nấm này thường cùng phá hại làm thối quả ớt rất nhanh. Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ hơi lõm, trên bề mặt vỏ quả. Vết bệnh, thường có hình bầu dục hoặc hình thoi, mầu nâu đen hoặc màu vàng trắng bẩn, kích thước vết bệnh có thể trên dưới 1cm tuỳ thuộc vào giống ớt. Phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ thường có một đường vạch màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ màu đen đó là đĩa cành của nấm gây bệnh.

bệnh thán thư cây ớt

Vết bệnh thán thư trên lá, cành và quả ớt

- Bệnh thán thư làm thối chồi non, chết cây con vườn ươm, đặt biệt làm thối quả, cây bệnh ít quả, kém năng suất và giá trị kinh tế, xuất khẩu. Đặc biệt bệnh thán thư hại ớt cả trong thời kỳ bảo quản sau thu hoạch làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng hạt giống.

- Nếu vết bệnh có màu trắng trắng xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm nhô lên và có màu vàng nhạt, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng do nấm Colletotrichum spp. gây ra (Colletotrichum gloeosprioides; C. capsici; C. acutatum; C. coccodes).

- Nếu vết bệnh có màu đen không có nhiều vòng đồng tâm, trong vết bệnh có nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, và chỉ gây hại trên trái chín mà thôi, do nấm Volutella sp. gây ra.

  • Biện pháp phòng trị bệnh thán thư trên cây ớt

- Xử lý hạt giống bằng KMnO4 (0,1%) trong 1 giờ hoặc xử lý nước nóng 52oC trong 2 giờ.

- Gieo trồng ớt ở mật độ thích hợp.

- Nấm tồn tại trong tàn dư thực vật, thu hái các trái bệnh đem thu huỷ.

- Luân canh, không trồng cây họ cà ớt trong vòng 2 - 3 năm.

- Chọn giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt.

- Tránh trồng ớt trong mùa mưa.

- Phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 EC, Appencarb, FOLPAN 50SC, ... nồng độ 0,2 - 0,5% khi bệnh gây hại.

- Bón cân đối NPK, đặc biệt để bổ sung đầy đủ nguyên tố vi lượng cho cây ớt có thể sử dụng chế phẩm Bayfolan khoáng chất 11 - 8 - 6 của Công ty Bayer với liều lượng 50ml/bình 16l. Chế phẩm Bayfolan dễ hấp thụ qua lá, thân, rễ cây, giúp cây ớt tăng sức đề kháng, tăng khả năng đậu quả, không rụng hoa và quả.

- Cây ớt thường bị phá hại bởi các loại côn trùng, sâu ăn lá, sâu đục quả ớt, tạo các vết thương cơ học rất thuận lợi cho nấm gây bệnh thán thư xâm nhập phá hại. Vì vậy có thể dùng thuốc Bulldock 025EC liều lượng 0,5 - 1lít/ha diệt sâu hại.

- Để phòng trừ nấm gây bệnh thán thư ớt, cần sử dụng kịp thời một số thuốc trừ bệnh chủ yếu sau: Thuốc Antracol 70WP (liều lượng 2kg/ha) phun trực tiếp lên lá, cây hoặc quả khi bệnh mới xuất hiện. Thuốc Antracol 70WP ngoài tác dụng phòng trừ trực tiếp nấm gây bệnh thán thư còn có tác dụng bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm (Zn++) tinh khiết cho cây ớt, làm tăng sức đề kháng, xanh và cứng cây, chống rụng hoa và quả, đồng thời làm quả ớt có màu sáng đẹp. Nhờ có vi lượng kẽm, thuốc Antracol 70WP còn phòng trừ rất tốt bệnh vàng lá.

- Có thể phun luân phiên thuốc Antracol 70WP (1.5 - 2 kg/ha) với thuốc Nativo 750WG (liều lượng 0,12kg/ha), nhờ tác động kép giữa 2 hợp chất trừ bệnh của thuốc Nativo 750WG giúp cây ớt phòng trừ được tất cả các bệnh nấm hại cây và quả ớt kéo dài.

- Ngoài 2 loại thuốc trên, người sản xuất cũng có thể dùng luân phiên với thuốc Melody DUO 66,75WP với liều lượng theo khuyến cáo (1kg/ha).

Triệu chứng và biện pháp phòng trị của bệnh thán thư trên cây họ bầu, bí, dưa

  • Triệu chứng bệnh thán thư trên cây họ bầu, bí, dưa

bệnh thán thư cây bầu bí

(A) Triệu chứng bệnh thán thư trên dưa lê; (B) Thán thư trên dưa leo; (C) Thán thư trên dưa hấu; (D) Vết thán thư điển hình trên lá dưa.

- Bệnh gây hại mạnh là giai đoạn hình thành trái.

- Trên lá già, đốm bệnh lúc đầu là những điểm tròn màu vàng nhạt, dần biến màu nâu và có các đường vòng đồng tâm.

- Trên thân, vết bệnh lõm màu vàng, sau trở thành màu đen, trên mặt vết lõm có lớp phấn dày màu hồng. Nếu trời khô, ở chỗ vết bệnh tạo thành các đường nứt, khi trời ẩm các mô bào cây bị thối.

- Trên trái, vết bệnh có màu nâu đen, tròn, đường kính khoảng 2-4mm, có vòng, khoang hơi lõm vào vỏ, xung quanh có đường viền vàng nâu, giữa vết bệnh nứt ra và sinh lớp phấn màu hồng (phân sinh bào tử). Bệnh nặng, vết bệnh hòa vào nhau tạo thành các vết loét ăn sâu vào trong thịt trái, ảnh hưởng đến phẩm chất trái.

  • Phòng trị bệnh thán thư trên cây họ bầu, bí, dưa

- Không để hạt giống từ những trái bị bệnh.

- Thu dọn kỹ tàn dư cây bệnh trên đồng.

- Cày sâu, luân canh cây trồng khác họ.

- Tiêu hủy các bộ phận bị bệnh và khử vôi.

- Làm luống cao, thoát nước tốt.

- Cân đối đạm, lân và kali.

- Phun Revus Opti 440SC luân phiên với các sản phẩm có hoạt chất Azoxystrobin…

Triệu chứng và biện pháp phòng trị của bệnh thán thư trên cây có múi

  • Triệu chứng bệnh thán thư trên cây có múi

bệnh thán thư cây có múi

- Bệnh tạo thành các đốm bệnh có màu nâu cam trên cánh hoa, làm rụng hoa để lại cuống, đài hoa.

- Trên trái bưởi vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn dần có màu nâu đậm, vết bệnh hơi lõm vào, vết bệnh có thể bị nứt ra, trên vết bệnh có những vòng đồng tâm là những bào tử nấm màu đen.

- Bệnh thán thư trên chanh làm ảnh hưởng đến hoa, lá non và trái, vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng nâu, sau lớn dần, xung quanh viền nâu đậm, giữa vết bệnh màu nâu đậm vết bệnh biến động từ nhỏ đến lớn, trên vết bệnh có nhiều bào tử nâu đen tạo thành những vòng đồng tâm, lá và trái thường bị rụng, trơ và khô đầu cành.

  • Phòng trị bệnh thán thư trên cây có múi

- Cắt tỉa, loại bỏ cành nhiễm bệnh, tạo thông thoáng.

- Khi phát hiện cây bị bệnh không nên tưới nước lên tán cây để hạn chế lây lan.

- Thường xuyên thăm vườn, phun thuốc phòng trị khi bệnh mới xuất hiện.


- Phun thuốc vào giai đoạn hoa, phun ngừa vào giai đoạn chuẩn bị ra hoa và trước khi mùa mưa đến bằng các loại thuốc có hoạt chất như Azoxystrobin, Metalaxyl hay các hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)… Hoặc Aviso 350SC, Manozeb 80WP, Ridozeb 72WP, Carbenda Supper 50SC, Top 70WP...

Triệu chứng và biện pháp phòng trị của bệnh thán thư trên cây thanh long

  • Triệu chứng bệnh thán thư trên cây thanh long

bệnh thán thư cây thanh long

(A) Thán thư trên cành thanh long; (B) Thán thư trên trái thanh long

Trên cành thanh long vết bệnh bắt đầu từ mép cành lan dần vào bên trong. Vết bệnh dạng gần tròn hay bất định, tâm có màu nâu đỏ đặc trưng bởi những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Trên trái vết bệnh là những đốm tròn hoặc gần tròn, có tâm màu nâu đỏ, lõm xuống, xung quanh có những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Bệnh nặng có thể gây thối khô trái.

  • Phòng trị bệnh thán thư trên cây thanh long

- Dọn cỏ, dây leo quanh vườn, tỉa cành, và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh.

- Khi trồng trụ sống, cần chặt tỉa cành lá.

- Rút râu đã héo rủ ở đỉnh trái.

- Không tưới nước lên tán khi cây bệnh

- Bón nhiều phân hữu cơ đã ủ hoai mục.

- Phun luân phiên các sản phẩm có hoạt chất Azoxystrobin, Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)…

Triệu chứng và biện pháp phòng trị của bệnh thán thư trên cây xoài

  • Triệu chứng bệnh thán thư trên cây xoài Colletotrichum gloeosporioides

bệnh thán thư cây xoài

(A) Thán thư trên lá non; (B) Thán thư trên lá già; (C) Thán thư trên lá bông;  (D) Thán thư trên trái non; (E) Thán thư trên trái già.

Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Trên lá non, vết bệnh ban đầu như mũi kim màu xanh đậm, sau chuyển nâu, to dần, ở giữa bị khô và rách, có thể làm lá bị biến dạng. Hoa, trái non bị đen sau đó khô và rụng. Trái lớn có những vết đen lõm tạo thành những vòng đồng tâm.

  • Phòng trị bệnh thán thư trên cây xoài

- Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).

- Cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh.

- Không nên tưới lên tán cây khi cây bị bệnh.

- Dùng Revus Opti 440SC hay các hoạt chất Metalaxyl…lưu ý phun từ khi nhú đọt non đến nở nhụy; thời điểm đậu trái và 2 tuần trước thu hoạch.

Tác hại, triệu chứng và biện pháp phòng trị của bệnh thán thư trên cây

  • Tác hại của bệnh thán thư trên cây bơ

Đây là bệnh phổ biến ở tất cả các nước trồng Bơ, nhất là vùng nhiều mưa, bệnh gây hại chủ yếu trên quả trước cũng như sau thu hoạch. Sau thời kỳ mưa dài, ẩm độ cao, quả sau thu hoạch thường bị bệnh nặng hàng loạt.

  • Triệu chứng của bệnh thán thư trên cây bơ

- Trước thu hoạch, trên vỏ quả xuất hiện những vết nâu đen nhỏ đường kính dưới 5mm. Nếu không có vết thương do côn trùng hoặc gió thì vết bệnh không phát triển thêm.

Triệu chứng bệnh thán thư Colletotrichum gloeosporioides trên cây bơ

Triệu chứng bệnh thán thư Colletotrichum gloeosporioides trên cây bơ

- Sau thu hoạch, vết bệnh ngày càng đen hơn và to hơn với những chỗ lõm. Sau cùng vết bệnh lan ra khắp cả bề mặt vỏ quả, cũng như bên trong thịt quả. Khi cắt đôi quả ngang qua chỗ bệnh, vùng lan vào thịt quả thường có dạng hình cầu. Phần thịt quả bị hỏng lúc đầu cứng sau đó mềm nhũn. Trên bề mặt vỏ quả có thể hình thành những khối bào tử màu tím.

  • Phòng trừ bệnh thán thư trên cây bơ

- Căt tỉa bỏ những cành bệnh, lá bệnh.

- Cắt bỏ những cành thấp cách mặt đất dưới 1m. Trước mùa hoa cắt bỏ hết cành khô, quả còn sót trên cây. Chỉ tạo hình và thu hoạch trong điều kiện khô ráo..

- Không cần thiết xử lý thuốc trừ nấm cho quả sau thu hoạch nếu được thu hái, vận chuyển, bảo quản phù hợp. Giữ cho quả khô và mát cho tới khi bán. Nhiệt độ sau thu hoạch là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bệnh. Ngay sau khi thu hoạch, bảo quản lạnh trong phạm vi 5 - 120C tùy theo giống.

- Khi cần có thể phun các hợp chất có đồng để hạn chế bệnh, theo hướng dẫn của chuyên gia.

Tác hại, triệu chứng và biện pháp phòng trị của bệnh thán thư trên cây sầu riêng

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides Penz

  • Triệu chứng và tác hại của bệnh

Bệnh thường xuất hiện trên những lá đã trưởng thành và những lá nằm ở khoảng giữa tán lá trở xuống mặt đất.

Bệnh thường bắt đầu từ mép lá hoặc chóp lá

Vết bệnh ban đầu là đốm riêng biệt, tròn và hoại tử hoặc có hình bất dạng, màu nâu.

Thán thư trên sầu riêng

Triệu chứng lá sầu riêng bị nấm thán thư

Sau đó, vết bệnh lan dần vào phía bên trong phiến lá, với viền màu nâu vàng.

Triệu chứng lá sầu riêng bệnh nặng

Triệu chứng lá sầu riêng bệnh nặng

Lá bệnh bị khô cháy từng phần và rụng sớm làm cành, nhánh trơ trụi lá, gây hiện tượng khô chết cành nhỏ.

Trên cây con, bệnh làm cây bị rụng lá toàn bộ, bệnh nặng cây có thể bị khô ngọn và chết.

Trên cây trưởng thành, bệnh gây thiệt hại cho bộ lá và các cành nhỏ ảnh hưởng đến năng suất.

  • Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây sầu riêng

Tỉa cành, tạo tán dể vườn thông thoáng.

Tiêu hủy những cành, lá bị bệnh

Cung cấp nước và phân bón đầy đủ cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Phun thuốc lên cây khi vết bệnh mới xuất hiện bệnh bằng các loại thuốc như: Bandazol 50WP, Benomyl 50WP, Thio-M 500SC, Masin 70WP, Bavistin 50FL, Benlat 50WP, Manzate, Appencarb, Carbenzim, Dithan- M, Viben- C, Antracon, Dipomate, Funguran, Score,...

Tác hại, triệu chứng và biện pháp phòng trị của bệnh thán thư trên cây măng cụt

  • Xác định triệu chứng bệnh thán thư trên cây măng cụt

Trên lá, vết bệnh là các đốm cháy màu nâu, nhiều đốm liên kết với nhau làm khô cả một mảng lá.

Bệnh thán thư trên cây măng cụt

Triệu chứng lá bị bệnh

Ngoài ra, nấm còn tấn công trên trái. Vết bệnh là những đốm màu nâu đen, chúng làm trái thối khô và rụng.

  • Biện pháp phòng và trừ bệnh thán thư trên cây măng cụt

Cắt tỉa cành để tạo độ thông thoáng cho vườn cây.

Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun như: Carbenzim, Mexyl MZ, Bendazol, Thio-M,...

Lưu ý: Phun thuốc phải ướt đều trên các tán lá và phun ngừa vào giai đoạn trái còn non.

Triệu chứng và biện pháp phòng trị của bệnh thán thư trên cây vải, nhãn

  • Triệu chứng tác hại do bệnh thán thư

Vết bệnh ban đầu có dạng giọt dầu màu vàng, sau chuyển thành màu xám tro. Vết bệnh lan từ mép lá vào, gây đốm lá. Bệnh nặng lá bị cháy từ mép vào làm cho lá bị cháy khô. Trên vết bệnh thường thấy các chấm đen nhỏ. Ranh giới vết bệnh và phần khoẻ có đường viền màu nâu sẫm.

Triệu chứng bệnh thán thư trên lá

Triệu chứng bệnh thán thư trên lá

Trên chùm hoa và quả non, ban đầu là vết chấm đen sáu phát triển rộng làm cho cả cành hoa chuyển màu đen. Vết bệnh hơi lõm xuống, trời nắng làm khô cành hoa và gây rụng hoa, trời mưa làm hoa rụng càng nhiều.

Trên quả bệnh gây hại làm cho quả bị rụng. Bệnh nhẹ trên vỏ quả xuất hiện các đám xanh nhạt hoặc sẫm màu còn gọi là vết chàm.

Vết bệnh thán thư trên quả

Vết bệnh thán thư trên quả

  • Tìm hiểu đặc điểm sinh học của nấm và quy luật phát sinh phát triển của bệnh thán thư

Bệnh thán thư do một loại nấm có tên là Collectotrichum gây nên. Bệnh gây hại phổ biến ở các vùng trồng vải.

Nấm lan truyền cây này qua cây khác bằng bào tử và sợi nấm nhờ nước tưới, nước mưa, và thông qua hoạt động chăm sóc của con người

Nấm gây bệnh ưa điều kiện ấm, ẩm. Nên bệnh phát sinh trong suốt mùa xuân, hè và thu. Đặc biệt trong mùa xuân có mưa phùn bệnh phát triển mạnh. Khi quả chín bệnh thường gây hại năng làm quả bị rụng.

  • Phòng trừ bệnh thán thư hại vải, nhãn

Tỉa cành tạo tán hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch làm cho tán cây thông thoáng.

Sử dụng các loại thuốc như Benlat 50WP hoặc Bavistin 50FL nồng độ 0,1% phun với lượng 1- 4 lít thuốc đã pha/cây. Đặc biệt chú ý khi cây ra hoa và các đợt lộc.

Thời tiết nóng ẩm và mưa, trên quả vải có các vết chàm xanh là biểu hiện bệnh phát sinh. Vết chàm chuyển màu mực thẫm là bệnh phát triển mạnh, cần phun thuốc Bavistin 50 fl; Anvil 5SC; Topsin M 70WP nồng độ 0,2%.

Để có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, bệnh nặng phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày.

Trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày cần dừng hoàn toàn việc phun thuốc hóa học.

Admin tổng hợp

Nguồn: Từ nhiều nguồn
DMCA.com Protection Status