Bồ hóng
Triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh bồ hóng Capnodium sp.
Triệu chứng bồ hóng trên cây thanh long
(A) Nấm bồ hóng trên lá, cành; (B) Bệnh bồ hóng trên vỏ trái; (C) Bệnh nặng có thể làm khô chết cành.
Bệnh tấn công trên vỏ quả làm mất màu ngay tại vị trí vết bệnh. Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng sẽ làm cho vỏ quả bị xù xì và làm giảm giá trị thương phẩm.
Bệnh phát triển thành từng mảng đen (muội đen, khói đèn) trên mặt lá, cành và các gié hoa, quả non làm rụng hoa, quả non, gây trở ngại cho quá trình quang hợp và hấp thụ nhiệt, quả xanh xám, không lớn được hoặc rụng hàng loạt. Bệnh thường xuất hiện trên các vườn ít chăm sóc.
Quy luật phát sinh gây hại của bệnh nắm bồ hóng Capnodium sp.
Bệnh thường phát triển vào mùa nắng. Bệnh bồ hóng xuất hiện thường do các nguyên nhân chính:
- Trên cây mía: Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá, đôi khi có trên thân. Ở mặt dưới lá xuất hiện các vệt hoặc các mảng nấm màu đen như muội than, đôi khi lớp muội đen phủ hết mặt dưới phiến lá và một phần mặt trên lá. Nấm phát triển trên chất dịch do rệp bông tiết ra, do đó bệnh này chỉ phát sinh khi ruộng mía có rệp. Nấm không ký sinh trong mô lá để gây hại nhưng các mảng bám (muội than) làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá. Các yếu tố như thời tiết nóng ẩm, mật độ trồng dày thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi để cho rệp bông phát triển.
Triệu chứng bệnh Muội đen, muội than, bồ hóng do nấm Capnodium sp. phát sinh
- Trên các cây trồng khác: Trong mùa nắng, nụ bông và quả non thường tiết ra mật ngọt tự nhiên hoặc do cây có nhiều rệp muội, rệp sáp chích hút làm tiết ra chất mật chính điều này tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công lên ở những vị trí này. Vì nấm bồ hóng này chỉ phát triển được khi có chất mật ngọt do rệp bài tiết ra.
Bệnh có thể tồn tại trên cành, quả bị nhiễm bệnh và phát tán nhờ gió, nước mưa, côn trùng,.v.v.
Biện pháp quản lý bệnh nắm bồ hóng Capnodium sp.
- Bón phân cân đối, hợp lý. Sau thu hoạch, tiến hành tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng.
- Trong điều kiện mùa nắng, tưới nước đều đặn cho cây để làm giảm sự tiết mật tự nhiên trên nụ và quả non đồng thời có thể phun mạnh lên trụ thanh long để rữa trôi bớt lớp mật này.
- Phun thuốc gốc đồng (Coc 85, Champion,…), Chlorothalonil (Daconil,…) kết hợp phun thuốc trừ sâu trừ rệp sáp, rệp bông, rầy mềm (nếu có), không cần sử dụng thuốc trừ nấm.
- Không trồng dày dẫn đến thiếu ánh sáng, không trồng gần những cây ăn quả khác đang bị nhiễm bệnh bồ hóng.
- Bón đủ lượng phân, tưới đủ độ ẩm cho cây.
- Pha nước xà phòng phun kỹ trên tán sẽ làm cho nấm bồ hóng bong, trôi đi.