Cây sầu riêng

Sâu bệnh hại Cây sầu riêng
Cẩm nang cây sầu riêng (durian): Giới thiệu về cây sầu riêng, giá trị kinh tế, đặc tính sinh vật học cây sầu riêng, sâu bệnh hại cây sầu riêng, quy trình trồng và chăm sóc sầu riêng và các bài viết liên quan
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Durian

1. Tổng quan về cây sầu riêng

Cây sầu riêng (Durio zibethinus) có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nổi bật với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao. Cơm sầu riêng dày, béo, thơm và hạt lép – là yếu tố khiến loại quả này được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”. Tại Việt Nam, sầu riêng đã trở thành cây ăn trái chủ lực với diện tích và sản lượng ngày càng tăng. Không chỉ tiêu thụ nội địa, sầu riêng còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao cho nhà vườn.

2. Đặc điểm thực vật học

Sầu riêng là cây thân gỗ lớn, thường cao 10–15m khi trồng, có tán lá rộng hình tháp. Lá đơn mọc so le, phiến dày, mặt dưới có ánh vàng. Cành cây phát triển theo phương ngang, đặc trưng rõ khi cây mang trái.

Cây sầu riêng

Bộ rễ: Rễ sầu riêng đâm sâu (5–6m), nhưng không có lông hút như nhiều cây ăn trái khác. Cây chủ yếu hấp thu dinh dưỡng thông qua hệ nấm cộng sinh mycorrhiza. Rễ phụ ăn ngang gần mặt đất nên dễ tổn thương nếu đất úng hoặc nén chặt.

Rễ sầu riêng

Rễ sầu riêng

Rễ sầu riêng 2

Hoa: Hoa mọc thành chùm trên thân và cành chính, nở vào chiều tối và kéo dài đến nửa đêm. Do không thể tự thụ phấn hiệu quả (tự bất thụ), sầu riêng cần thụ phấn chéo giữa các cây khác giống. Tỷ lệ đậu trái tự nhiên rất thấp, thường chỉ đạt 5–20%, nên kỹ thuật thụ phấn bổ sung bằng tay được áp dụng phổ biến.

Hoa lưỡng tính mọc thành chùm, nụ hoa tròn.

Hoa sầu riêng

Nụ hoa mọc thành chùm, một chùm có tới hàng trăm nụ hoa

Hoa sầu riêng mọc trên thân cây

Chùm hoa mọc trên thân cây hoặc trên thân cành  chứ không có hoa ở đầu cành.

 

Một cây có rất nhiều chùm hoa, một chùm có rất nhiều hoa

Một cây có rất nhiều chùm hoa, một chùm có rất nhiều nụ hoa

Trong cùng một chùm, các nụ hoa khác nhau có thể nở hoa ở các ngày khác nhau

Hoa nở trên chùm ở các ngày khác nhau

Hoa nở trên chùm ở các ngày khác nhau

Hoa có 5 cánh màu kem hơi xanh. Nhị đực dài hơn cánh chứa các bao phấn mọc xung quanh nhụy cái.

Hoa sầu riêng

Thụ phấn sầu riêng

Thụ phấn sầu riêng bằng tay

Quả: Quả lớn, vỏ dày có gai, cơm vàng thơm, hạt nhỏ hoặc lép. Mỗi quả có 4–6 múi, trọng lượng trung bình từ 2–4kg. Tỷ lệ rụng trái non cao nếu không đủ dinh dưỡng. Thời gian từ đậu đến thu hoạch kéo dài 90–120 ngày tùy giống.

Sau khi hoa nở, quả sầu riêng được hình thành

Quả sầu riêng hình thành sau khi hoa nở

Quả sầu riêng hình thành sau khi hoa nở, nếu thụ phấn không hoàn hảo thì nuốm nhụy bị héo và rụng sau hoa nở 4 ngày.

Quả sầu riêng sau khi hoa nở 4 ngày

Quả sầu riêng sau khi hoa nở 4 ngày

Sau hoa nở 10 ngày đến 2 tuần, số lượng quả trên một chùm chỉ còn lại rát ít và sau đó vẫn tiếp tục rụng đi

Chùm hoa sau nở 10 ngày

Chùm hoa sau nở 10 ngày

Muốn có năng suất cao thường phải thụ phấn bổ sung. Vì khi được thụ phấn hoàn hảo, quả phát triển đều. Nếu thụ phấn không hoàn hảo thì quả bị rụng hoặc có đậu thì quả bị méo mó, chỗ méo không có cơm.

Quả sầu riêng được thụ phấn hoàn hảo và không hoàn hảo

Quả sầu riêng được thụ phấn hoàn hảo và không hoàn hảo

Trong trường hợp quả đậu quá nhiều thì phải tỉa quả, chỉ để 3-4 quả trên một chùm. Một cây từ 10 tuổi trở lên, mỗi cây nên để 60-80 quả là vừa.

Trên một chùm chỉ nên để 3 - 4 quả

Trên một chùm chỉ nên để 3 - 4 quả

Sự phát triển của quả

Quả sầu riêng non thay đổi từ màu xanh nâu sang xanh vàng. Quả tăng trưởng nhanh từ tuần thứ 5.

Quả sầu riêng sau thụ phấn 5 tuần

Quả sầu riêng sau thụ phấn 5 tuần

Quả tăng trưởng nhanh từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 13, sau đó chậm dần, đến tuần thứ 16 thì quả chín.

Quả sầu riêng sau thụ phấn 13 tuần

Quả sầu riêng sau thụ phấn 13 tuần

Khi quả chín thì nứt ra năm ngăn, mỗi ngăn có từ 1-3 múi.

Các múi của quả sầu riêng

Các múi của quả sầu riêng

Bao quanh hạt là phần ăn được, mềm, màu vàng trắng, vàng, đỏ … (gọi là cùi hoặc cơm), có vị ngọt, béo và rất thơm (những người không quen thì mùi này lại là khó chịu). Tỉ lệ phần cơm ăn được chiếm khoảng 22-30%.

Cơm sầu riêng bao quanh hạt

Cơm sầu riêng bao quanh hạt

Hạt (hột) sầu riêng: Hạt to màu nâu, dài 5cm, rộng 3-4 cm tùy theo giống và tình hình thụ phấn mà có hạt mẩy.

Có những giống sầu riêng hột bị lép, chính vậy hột thì nhỏ mà cơm rất dày.

Hột sầu riêng lép

Hột sầu riêng lép

Cơm sầu riêng: Cơm sầu riêng có nhiều màu: Màu vàng xanh, màu vàng nhạt, màu vàng cam, màu vàng sậm, màu đỏ

Cơm sầu riêng có màu vàng xanh

Cơm sầu riêng có màu vàng xanh

Cơm sầu riêng có màu vàng nhạt

Cơm sầu riêng có màu vàng nhạt

Cơm sầu riêng có màu vàng sậm

Cơm sầu riêng có màu vàng sậm

Cơm sầu riêng có màu vàng cam

Cơm sầu riêng có màu vàng cam

Cơm sầu riêng có màu đỏ và các màu đỏ cũng đậm lợt khác nhau

Cơm sầu riêng có màu đỏ và các màu đỏ cũng đậm lợt khác nhau

Vỏ quả sầu riêng: Gai nhọn, vỏ có nhiều gai cứng, hình chóp nhọn (hình 3.1.40), có hình dạng và kích thước thay đổi tùy giống. Độ dài gai khoảng 1,3cm

Gai ở vỏ quả sầu riêng

Gai ở vỏ quả sầu riêng

3. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây sầu riêng

Yêu cầu ánh sáng với cây sầu riêng

Khi còn nhỏ cây sầu riêng không cần nhiều ánh sáng, thích bóng râm, vì ánh sáng nhiều làm cây dễ mất nước. Nhưng khi cây lớn thì lại cần nhiều ánh sáng để quang hợp, hình thành hoa quả thuận lợi và cho sản lượng cao.

Yêu cầu đất đối với cây sầu riêng

Cây sầu riêng thích hợp với đất thịt hoặc đất thịt pha cát, đất phù sa, đất đỏ bazan, không thích hợp với đất nhiều cát, đặc biệt là đất giồng cát. Đất cần giàu chất hữu cơ, tầng canh tác dày và thoát nước. Mực nước ngầm từ 1 - 1,2m. Nếu bị đọng nước rất hay bị bệnh thối rễ, đất thấp cần đào mương bồi đất, lên liếp cao. Độ pH của đất từ 5-7. Các vùng đất đỏ Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu là những nơi trồng sầu riêng thích hợp.

Yêu cầu chất dinh dưỡng đối với cây sầu riêng

Cây còn nhỏ cần nhiều đạm để sinh trưởng. Từ khi cây có quả cần nhiều lân, đặc biệt là Kali, để ra hoa tập trung và tăng chất lượng quả, giai đoạn quả trưởng thành và chín, bón đủ kali sẽ làm cho cơm có màu vàng đậm, vị ngọt hơn.

Trong thực tế thường bón thêm phân có Ca (canxi) và Mg (magie). Ca và Mg tăng cường sinh trưởng cây và chất lượng quả, nếu thiếu có thể làm “cơm” sầu riêng bị sượng.

4. Giá trị sử dụng

Sầu riêng chủ yếu dùng để ăn tươi, nhưng còn được chế biến thành bánh, kẹo, kem, nước giải khát… Hạt sầu riêng có thể luộc, nướng ăn như hạt mít. Lá, rễ và vỏ quả được sử dụng trong y học dân gian để trị sốt, cảm, vàng da, đầy bụng. Gỗ cây được tận dụng làm bàn ghế, đồ gia dụng.

5. Giá trị kinh tế

Sầu riêng là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất hiện nay. Với năng suất từ 15–20 tấn/ha và giá bán dao động 60.000–100.000 đồng/kg (tùy thời điểm và giống), thu nhập mỗi hecta có thể đạt hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng. Đặc biệt, nếu xử lý trái nghịch vụ, lợi nhuận tăng gấp nhiều lần. Đây là cây trồng chiến lược giúp nâng cao thu nhập cho nhiều vùng chuyên canh.

Phân loại trái sầu riêng phổ biến:

  • Loại 1: Trái đẹp đều, trọng lượng từ 2,5–4kg, vỏ xanh hơi vàng, gai nở đều, không trầy xước, không méo mó. Trái đủ tuổi, chín sinh lý, cơm dày, màu sắc đồng đều, tỷ lệ hạt lép cao. Được thu mua làm hàng xuất khẩu chính ngạch.

  • Loại 2: Trái nhỏ hoặc hơi méo nhẹ, có thể bị trầy xước nhẹ ngoài vỏ, trọng lượng 1,8–2,5kg. Cơm vẫn đạt chất lượng nhưng không đều múi, có thể còn ít hạt to. Chủ yếu phục vụ thị trường nội địa hoặc chế biến.

  • Loại HEO (hàng heo): Thường là trái quá to do đậu đơn lẻ hoặc không được tỉa đúng lúc, phát triển mất cân đối, vỏ dày, cơm ít và không đều múi. Một số trái có hiện tượng hạt bị teo, cơm nhão, ăn không ngon. Ngoài ra, HEO cũng là cách nông dân gọi các trái thu hoạch non, chín ép, không đạt chuẩn kỹ thuật, dễ bị sượng, không thơm. Đây là loại hàng chất lượng thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

6. Các giống sầu riêng phổ biến hiện nay

  • Monthong (Dona): Trái to, cơm dày màu vàng kem, hạt lép, vị ngọt dịu, ít xơ. Phù hợp vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ĐBSCL.

  • Ri6: Cơm vàng đậm, béo, thơm mạnh, tỷ lệ hạt lép cao. Được trồng phổ biến ở miền Tây, đặc biệt vùng Tiền Giang, Vĩnh Long.

  • Musang King: Màu vàng nghệ, hương thơm đặc trưng, nhưng trồng ở Việt Nam còn hạn chế do năng suất thấp.

  • Khổ qua xanh: Giống địa phương truyền thống, dễ đậu trái, năng suất cao nhưng chất lượng cơm không cao, chủ yếu phục vụ nội địa.

  • Các giống khác: Chín Hóa, Chuồng bò, Sáu Hữu… có hương vị riêng nhưng chưa phổ biến rộng.

7. Yêu cầu sinh thái và điều kiện trồng

  • Đất: Giàu hữu cơ, tơi xốp, thoát nước tốt, pH 5.0–6.5. Không chịu đất úng hay phèn mặn.

  • Nước: Ưa ẩm, cần lượng mưa 1.600–3.000 mm/năm. Mùa khô cần tưới chủ động, mùa mưa phải thoát nước tốt.

  • Nhiệt độ: Thích hợp từ 22–30°C. Dưới 20°C cây sinh trưởng chậm, trên 40°C dễ sốc nhiệt.

  • Ánh sáng: Cây nhỏ thích bóng nhẹ, cây lớn cần nhiều nắng để phân hóa mầm hoa tốt.

8. Tình hình sản xuất và thị trường

Diện tích trồng sầu riêng tại Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt tại Tây Nguyên, ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu chủ lực, bên cạnh các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore. Giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đang giữ mức cao và hứa hẹn tăng trưởng trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là thị trường biến động nhanh nên các số liệu chỉ mang tính minh họa.

Kết luận

Cây sầu riêng là một cây trồng có tiềm năng kinh tế lớn, nhưng yêu cầu kỹ thuật canh tác và điều kiện sinh thái cao. Việc nắm vững đặc điểm sinh học, chọn giống phù hợp, kết hợp kỹ thuật xử lý mùa vụ và thụ phấn hiệu quả là yếu tố then chốt để thành công với loại cây đặc sản này.

Nguồn: Admin tổng hợp
Xem thêm chủ đề: cây sầu riêng, durian
DMCA.com Protection Status