Hiện tượng tháo đốt ở cây sầu riêng – báo động cây đang suy kiệt
Trong quá trình canh tác sầu riêng, tháo đốt là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt sau các vụ thu hoạch nặng trái hoặc khi điều kiện chăm sóc không đảm bảo. Đây là một dấu hiệu cho thấy cây đang bị suy yếu nghiêm trọng, cần được khắc phục sớm nếu không sẽ ảnh hưởng đến cả mùa vụ tiếp theo.
1. Tháo đốt là gì?
“Tháo đốt” là hiện tượng mà khoảng cách giữa các đốt (khe giữa các mắt lá) trên cành sầu riêng bị rút ngắn bất thường. Lá nhỏ, vàng, không có lộc mới phát triển, thậm chí cành có dấu hiệu khô dần từ ngọn.
Biểu hiện thường gặp:
-
Khoảng cách giữa các mắt lá ngắn bất thường.
-
Cây không ra đọt mới, hoặc có nhưng rất yếu.
-
Lá có dấu hiệu nhỏ, vàng, rụng sớm.
-
Cành dễ bị khô, cháy ngọn.
-
Tốc độ sinh trưởng chậm rõ rệt, cây xơ xác.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng tháo đốt
2.1. Cây suy sau thu hoạch:
Khi cây mang trái quá sức nhưng không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý sau thu hoạch, cây dễ suy kiệt, dẫn đến hiện tượng tháo đốt.
2.2. Thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng:
- Thiếu các nguyên tố đa, trung và vi lượng như đạm (N), lân (P), kali (K), canxi (Ca), magie (Mg), bo (B), kẽm (Zn) – những chất quan trọng giúp duy trì cấu trúc tế bào và phát triển chồi.
- Đất chai cứng, pH thấp khiến rễ khó hấp thu dinh dưỡng, dù vẫn được bón phân đầy đủ.
2.3. Rễ bị tổn thương hoặc thoái hóa:
- Ngập úng, nấm bệnh tấn công làm thối rễ.
- Rễ già, kém hoạt động, giảm khả năng hút dưỡng.
- Rễ không phát triển tốt làm cây mất cân bằng hút - thoát nước, thiếu dinh dưỡng nuôi đọt.
2.4. Kỹ thuật chăm sóc chưa đúng:
- Không cắt tỉa sau thu hoạch để cây phục hồi.
- Bón phân không hợp lý, lạm dụng phân hóa học khiến đất chai, hệ vi sinh suy giảm.
- Không bổ sung hữu cơ, không phục hồi rễ sau mùa vụ nặng trái.
3. Biện Pháp Khắc Phục Hiện Tượng Tháo Đốt Ở Cây Sầu Riêng
Để xử lý hiệu quả tình trạng tháo đốt, cần tác động đồng bộ vào cả bộ rễ – dinh dưỡng – tán cây và môi trường đất. Dưới đây là các giải pháp cụ thể, thực tế và mang lại hiệu quả cao:
3.1. Phục hồi bộ rễ – Ưu tiên hàng đầu
Cắt nước 1–2 ngày nếu đất đang ẩm ướt, giúp đất tơi xốp và tạo điều kiện xử lý nấm hiệu quả hơn.
Xử lý nấm bệnh nếu có dấu hiệu hư rễ, thối rễ bằng các sản phẩm sinh học như Trichoderma hoặc hoạt chất kháng nấm có chọn lọc.
Sau 5–7 ngày, tiến hành kích rễ bằng các dòng phân sinh học, chứa Humic acid, Fulvic acid, Amino acid, kết hợp rong biển hoặc auxin tự nhiên (IBA, NAA) để tái tạo hệ rễ tơ.
Tưới ướt đều quanh gốc, ưu tiên sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu đất chai cứng, cần xới nhẹ, kết hợp rải phân hữu cơ hoai mục hoặc hữu cơ sinh học để cải tạo tầng rễ.
3.2. Bổ Sung Dinh Dưỡng Đúng – Đủ – Dễ Hấp Thu. Tăng nội lực cho cây
Cây bị tháo đốt thường thiếu nghiêm trọng các yếu tố vi lượng và trung lượng do rễ hoạt động kém. Do đó, cần bổ sung bằng các dòng dễ hấp thụ, không gây sốc như sau:
-
Canxi – Magie Chelate: Giúp cây phát triển tế bào mới, ổn định mô dẫn.
-
Bo – Kẽm (Zn-B): Kích thích phân chia tế bào, thúc chồi ngủ phát triển, tăng khả năng ra lộc.
-
Combi vi lượng tổng hợp: Bổ sung đầy đủ Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Molypden (Mo)… cho cây hồi phục toàn diện.
-
Ưu tiên sử dụng dạng nước hoặc dạng Chelate, dễ hấp thu qua rễ hoặc lá, dễ hấp thu, không gây sốc cho cây đang yếu.
3.3. Kích thích cây ra lộc non – Tái tạo tán lá
Sau khi cây đã có dấu hiệu phục hồi rễ (lá cứng, xanh hơn, không còn rụng), tiến hành kích thích sinh trưởng nhẹ nhàng để cây ra lộc non, tái tạo tán:
-
Phun Atonik, Brassinolide hoặc GA3 liều thấp, kết hợp rong biển để thúc chồi nảy mầm.
-
Phun định kỳ 7–10 ngày/lần trong 2–3 đợt để giữ cây ra chồi liên tục và đều.
👉 Nếu cây ra chồi mới mà đọt bị xoăn, rút ngắn, không vươn – cần kiểm tra lại thiếu vi lượng hoặc tồn dư nấm rễ chưa xử lý hết
3.4. Cắt tỉa, tạo thông thoáng – Kích thích sinh trưởng tự nhiên
Sau khi cây phục hồi tạm ổn, tiến hành cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, cành khuất tán để:
-
Tạo sự thông thoáng cho tán cây.
-
Giúp ánh sáng xuyên vào trong, kích thích mầm ngủ bật lộc.
-
Hạn chế sâu bệnh tích tụ nơi tán rậm.
Đồng thời, nếu cây đã từng mang trái quá nhiều, cần hạn chế để lại trái ở vụ sau nhằm giúp cây có thời gian phục hồi hoàn toàn.
5. Cải tạo đất – Tạo môi trường thuận lợi lâu dài
-
Cải tạo tầng canh tác bằng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hữu cơ cải tạo đất.
-
Bón vôi dolomite định kỳ giúp điều chỉnh pH, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất.
-
Tăng cường vi sinh vật có lợi trong đất để kiểm soát nấm bệnh và nâng cao khả năng phân giải dinh dưỡng.
🌱 Một hệ rễ khỏe luôn bắt đầu từ đất khỏe – hệ sinh thái đất cân bằng.
-
Hiện tượng rụng trái non trên cây sầu riêng và cách khắc phục
Trước tiên là phải kiểm soát được sự phát triển có của chồi, bón đầy đủ và cân đối nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây hoặc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để kiểm soát.
-
Nông dân hỏi chuyên gia trả lời – Hạn chế rụng hoa, trái non sầu riêng trong bối cảnh nắng hạn gặp mưa dầm
Cách chặn đọt nhanh khi cây sầu riêng đang mang trái? Chặt đọt dùng hoạt chất gì hiệu quả? Giải sốc nhiệt, sốt nước cho cây dùng hoạt chất gì?
-
Biện pháp phục hồi cây sầu riêng bị ngộ độc giúp cây nhanh chóng khỏe lại và phát triển ổn định
Hướng dẫn chi tiết cách xử lý cây sầu riêng bị vàng lá, rụng lá do mất cân đối dinh dưỡng và ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoặc chất kích thích sinh trưởng. Tìm hiểu cách giải độc, phục hồi và chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh.
-
Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng méo trái, bó gai ở cây sầu riêng
Hiện tượng méo trái, bó gai ở sầu riêng ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị thương phẩm. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả để giúp trái phát triển đồng đều, đẹp mắt.
-
Sự khác nhau giữa vi lượng Chelate và vi lượng vô cơ
-
Bí quyết giúp cây chuối sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao
-
Atonik có gây ngộ độc cho cây trồng không? Hướng dẫn sử dụng đúng cách
-
Kỹ thuật nhân giống dây tiêu bằng giâm hom
-
Kỹ thuật khắc phục sầu riêng rụng que diêm do dư nước, thừa đạm
-
Kỹ thuật chăm sóc lúa xuân hè trong tiết nóng