Cây cam
Sâu bệnh hại Cây camDanh pháp hai phần: Citrus sinensis
Cam (Orange) là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.
Mô tả sơ bộ về cây cam (orange)
- Thân, cành cam: Thân thuộc loại thân gỗ, bán bụi, có 4-6 cành chính, cây cao 2 - 3m, phân cành thấp. Cành hướng ngọn, thưa, phân cành ngang.
Cây cam (orange) giống và cây cam (orange) Vinh
- Lá cam: Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4-10mm. Lá có tai nhỏ.
Cam Vinh và cam Sành
- Hoa cam: Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2-6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5-2cm; nhị 20-30 cái dính nhau thành 4-5 bó.
- Rễ cây cam (orange): Như cây 2 lá mầm thân gỗ, rễ thuộc loại rễ mầm hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây. Bộ rễ phân bố nông và phát triẻn mạnh là rễ bất định, phân bố rộng và dày ở tầng đất mặt và ưa đất tơi xốp.Bộ rễ phát triển mạnh mẽ nhất là vào tháng 2 và tháng 9, bộ rễ phát triển mạnh trong 8 năm đầu.
Bộ phận dùng: Quả, kể cả dịch quả và vỏ quả; hoa - Fructus et Flos Citri Sinensis. Lá và vỏ cây cũng được dùng.
Các giống cam ngon ở Việt Nam
* Cam sành Hà Giang: Cam sành có vỏ sần sùi, dày màu xanh khi chín vỏ chuyển màu vàng, quả tròn. Cam có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và có pha chút dôn dốt nhưng rất ngon. Tép cam mọng nước màu vàng, nhiều múi rất thích hợp để ép lấy nước hoặc có thể sử dụng trực tiếp sau khi bóc vỏ.
* Cam Cao Phong: Cam Cao Phong bao gồm nhiều giống cam được trồng trên đất Cao Phong như cam lòng vàng vị ngọt, sánh và được coi là loại cam đặc biệt nhất ở đây. Loại cam này có vỏ mỏng dính, có mùi thơm nhẹ, đặc biệt ăn ngọt mát cứ không khé như những loại quýt khác. Và cuối cùng là cam xã Đoài có vỏ vàng đều, ít hạt ăn cũng khá ngọt.
6 Loại cam ngon nhất Việt Nam: (1) Cam sành Hà Giang, (2) Cam Cao Phong, (3) Cam Vinh, (4) Cam Bù Hà Tĩnh, (5) Cam Xoàn, (6) Cam Canh
* Cam Vinh: Cam Vinh có vỏ rất mỏng, tép bên trong có màu vàng nhạt, khi ăn, trái có vị ngọt thanh, cũng có quả có vị chua nhẹ.
* Cam Bù Hà Tĩnh: Cam Bù Hà Tĩnh có dạng hình cầu, vỏ mịn nhẵn, màu vàng đỏ, vị ngọt thơm và nhiều nước.
* Cam Xoàn miền Tây: Cam xoàn là giống cam ít hột, thơm ngon và ngọt nhất. Cam Xoàn có hình tròn, vỏ mỏng màu vàng nhạt, có những vòng xoáy như đồng tiền, ruột vàng, ăn có vị ngọt đậm, thanh mát, mùi thơm nhẹ.
* Cam canh: Cam canh màu vàng cam nhìn hơi giống quýt, lớp vỏ mỏng, thơm dịu khi ăn bóc vỏ rồi tách từng múi thưởng thức chứ không bổ ra giống cam thường. Khi ăn, loại cam này có vị ngọt mát rất đặc trưng.
Giá trị dinh dưỡng trong quả cam
Trong Cam tươi có nước 87,5%, protid 0,9%, glucid 8,4%, acid hữu cơ 1,3%, cellulose 1,6%, calcium 34mg%, sắt 23mg%, caroten 0,4mg%, vitamin C 40mg%. Quả là nguồn vitamin C, có thể tới 150mg trong 100g dịch, hoặc 200-300 mg trong 100g vỏ khô.
Trong lá và vỏ quả xanh có l-stachydrin, hesperdin, aurantin, acid aurantinic, tinh dầu Cam rụng (petitgrain). Hoa chứa tinh dầu Cam (neroli) có limonen, linalol, geraniol. Vỏ quả chứa tinh dầu mà thành phần chính là d-limonen (90%), decyclicaldehyd tạo nên mùi thơm, các alcol như linalool, dl-terpineol, alcol nonylic, còn có acid butyric, authranilat metyl và este caprylic.
Tính vị, tác dụng của quả cam
Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu. Vỏ quả Cam có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng tiêu đờm, thông khí trệ, giúp tiêu hoá. Vỏ cây cam (orange) vị ngọt, hơi the, tính mát; có tác dụng hạ khí đầy, điều hoà tỳ vị. Ở Ấn Độ, quả được xem như có tác dụng khử lọc, và vỏ có tác dụng trung tiện và bổ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả Cam đường dùng để ăn có nhiều tác dụng; lại được dùng làm thuốc giải nhiệt trị sốt, điều trị chứng xuất tiết và giúp ăn ngon miệng. Ở Ấn Độ, dịch quả cũng được dùng trong bệnh đau về mật và ỉa chảy ra máu. Vỏ quả Cam có thể dùng thay vỏ quýt nhưng tác dụng kém hơn, làm thuốc kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, đi ngoài. Ta còn dùng vỏ Cam chữa bệnh sau khi đẻ bị phù. Vỏ tươi dùng xát vào mặt làm thuốc điều trị mụn Trứng cá. Lá Cam dùng chữa tai chảy nước vàng hay máu mủ. Hoa Cam thường dùng cất tinh dầu và nước cất hoa Cam dùng pha chế thuốc. Chỉ ăn toàn Cam trong ba ngày liền có tác dụng như uống một liều thuốc tẩy độc rất tốt. Uống nước vỏ Cam nấu chín có tác dụng kích thích nội tiết nước mật, làm tăng nhu động ruột, chống bệnh táo bón.
Các tác dụng khác của quả cam
- Nước cam pha muối: Tăng cường thể lực
- Nước cam ép: Tẩy trang, làm sạch da
- Mặt nạ từ hạt (hột) cam: Làm săn chắc da mặt
- Bột hạt cam: Trị bệnh phong thấp
- Sa-lát cam: Tăng cường hệ miễn dịch
- Mát-xa bằng vỏ cam: Tẩy da chết, tăng độ láng mịn cho da
- Hương thơm vỏ cam tươi: Giúp ngủ ngon giấc, đuổi muỗi
Một rừng Cam Cao phong - Hòa Bình
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Chăm sóc cây cam đường canh: Khắc phục hiện tượng vàng quả, rụng quả và sốc nắng
- Bốn bước chi tiết giữ quả cho cam đường canh bằng chống phân tầng quả và GA3
- Biện pháp phục hồi vườn cây sau mưa lũ giúp vườn cây xanh tươi trở lại
- Thời điểm vàng để giâm cành
- Quy trình trẻ hóa vườn cây có múi lâu năm