Chăm sóc quả và phòng trừ sâu bệnh trên bưởi da xanh thời kỳ xả nhị
Bưởii da xanh, loại cây trồng đang được rất nhiều nhà vườn cũng như các hộ gia đình trông bởi hương vị của bưởi da xanh khiến bạn không thể quên ở những lần thưởng thức, hơn nữa về năng xuất trồng bưởi da xanh là điều không thể bỏ qua khi nói về loại bưởi này. Vậy đối với bưởi da xanh ở giai đoạn xả nhị cần chú ý điều gì? Cần lưu ý những gì khi chăm sóc bưởi da xanh thời kì xả nhị? Cách bón phân đúng cách thời kỳ xả nhị như thế nào cho đúng? Các loại sâu thường gặp ở giai đoạn xả nhị. Cách trị sâu bệnh hại trên cây bưởi da xanh thời kì xả nhị?
Bài viết sau đây của camnangcaytrong.com sẽ giúp cho bà con thêm kinh nghiêm về cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây bưởi da xanh.
1. Cách chăm sóc thời kỳ xả nhị trên cây bưởi da xanh.
- Giai đoạn này cần hạn chế bón NPK quá nhiều sẽ khiến hàm lượng đạm cao sẽ khiến đọt bị rụng.
- Nếu cây yếu bổ sung NPK 17-5-23+TE 200-300g trên một cây, để cây có khả năng nuôi trai và những bông sắp nở.
- Trong thời kỳ này nên bón hữu cơ vi sinh Yoo số 9 từ 200-300g trên cây, để tạo thêm caxi hỗ trợ nuôi trái.
-Bón gốc bổ sung them trung vi lượng TEMIX mỗi gốc bón 300g, chống héo trái lệch tâm, giúp trái tròn đều.
- Trên lá nên phun Kali hữu cơ cho lá già đọt hoặc cây có biểu hiện chớm đi đọt thì phun dòng ra hoa nghiệp vụ để cho đọt đi.
- Để giữ những trái non trên cây cần phun Acid Boric để giúp tăng khả năng đậu trái, giúp trái tròn đều không bị rụng trái non.
- Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại hữu cơ như: Amino Acid, bột rong biển, các trung vi lượng như canxi, siêu bo... cho cây
2. Các loại bệnh hại trong thời kì cây bưởi da xanh ở thời kỳ xả nhị
Trong giai cây xả nhị thường vào mùa mưa, nên các loại bệnh trên cây suất hiện với mật độ cao, nên bà con cần lưu ý đến sự phát triển bệnh trên cây để phòng bệnh cho cây hiệu quả tốt nhất như bệnh ghẻ loét, bệnh than thư là những loại bệnh nguy hiểm nhất vào thời kỳ này.
2.1. Bệnh ghẻ loét trên quả non
Triệu chứng bệnh gẻ quả non
- Bệnh này lây lan chủ yếu do gió mưa, dụng cụ làm vườn, động vật, chim, con người qua tay chân, quần áo, vưới nhũng cườn áp dụng phương pháp tưới phun thì tình tranguj bệnh lây lan nhanh.
Bệnh ghẻ loét hại trên cây bưởi da xanh
- Bệnh này thường xuất hiện trên cành, lá non, trái. Triệu chứng ban đầu là những đốm vệt màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá non, sau đó bệnh phát triển nhanh thành các vết màu nâu nhạt. Xung quanh vết bận thường có vết mầu vàng sáng, các vết bệnh liên kết lại với nhau thành mảng lớn đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẻ bùa.
Cách phòng trị bệnh gẻ quả non
- Cần xử lý các cành lá và quả tránh bệnh lay lan rộng.
- Bệnh có tốc độ lây lan nhanh đặc biệt là vào mưa bão, vì vậy cần chú ý phòng ngừa bệnh bằng những thuốc gốc đồng.
Xem thêm - 4-CPA-Na 98% (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất) |
- Cần phun thuốc gốc Sulfur định kỳ với các loại thuốc để phòng ngừa bệnh theo các đợt đọt non.
- Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa có hoạt chất Chlorpiryfos.
2.2. Bệnh thán thư trên quả
Triệu chứng bệnh thán thư trên quả
- Bệnh thán thư có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như lá, hoa, quả, chồi và cả cành non.
- Biểu hiện đầu tiên trên quả bưởi là trê vỏ xuất hiện những đốm tròn nhỏ có màu vàng nhạt. Càng về sau đốm này càng mở rộng và lan to ra khiến quả hơi lõm vào. Xung quanh vỏ bị khô sần sùi lại và nứt ra có thể thấy có nhiều vòng đồng tâm xuất hiện. Với những quả non sẽ bị héo và rụng. Những quả lớn thường ảnh hưởng một phần.
Bệnh thán thư hại trên bưởi da xanh
- Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, có ẩm độ cao. Nhiệt độ của nám phát triển mạnh nhất từ 23 – 25 độ C.
- Khi cây ra đọt và lá non nhiều đúng vào mùa có nấm phát triển sẽ tạo điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển nhiều lên. Với những cành bị bệnh nằm ở những nơi cao và khuất thường sẽ bị nặng hơn.
Cách phòng trị:
- Phần lớn nguồn bệnh hại cây gây ra đều đến từ phía bên dưới đất và môi trường xung quanh. Chính vì thế cần dọn dẹp phát quang vườn thường xuyên, cắt bỏ các cành lá và quả bị bệnh tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại.
Xem thêm - Auxin K-IAA 98% (Potassium 3-Indole acetic acid) tan trong nước |
- Với những cây đã có biểu hiện của bệnh cần dùng thuốc trừ nấm ngay lập tức. Hiện có nhiều loại thuốc cực kì hiệu quả với các loại nấm của bệnh thán thư trên cây bưởi bạn có thể sử dụng như thuốc gốc đồng, Mancozel, Propinel.- Hai biện pháp chăm bón chủ yếu là tưới nước và bón phân để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt có sức chống chịu lại sâu bệnh hại. Vào mùa mưa giảm lượng nước tưới và chú ý tránh để gốc cây bị úng nước. Sau mỗi trận mưa rào cần phải có biện pháp thoát nước nhanh.
3. Các loại sâu hại trên cây bưởi da xanh thời kì xả nhị
Trong giai đoạn quả non cần phòng trừ sâu hại như bọ xít muỗi, nhện đỏ, và các côn trùng gây hại khác. Những loại sâu hại này sẽ khiến quả non kém năng suất, quả bị xấu,...
3.1. Bọ xít muỗi hại trên cây bưởi da xanh
Triệu chứng:
- Bọ xít muỗi khi trưởng thành và ấu trùng dùng vòi để chích hút dịch quả từ khi quả còn rất nhỏ. Chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Trái còn nhỏ đã bị bọ chích hút nhiều thì sẽ vàng, rám và rụng sớm.
Bọ xít muỗi hại bưởi da xanh thời kì xả nhị
- Quả đã lớn bị bọ xít xanh gây hại thì dễ bị thối rụng.
Cách phòng trị:
- Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
- Thường xuyên kiểm tra quả và những lá gần quả để phát hiện và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy. Sử dụng một số loại thuốc như Bascide 50EC, dầu khoáng SK, Enspray 99 EC, Hoppercin 50 EC… để phun trừ.
3.2. Nhện đỏ hại bưởi da xanh
Triệu chứng:
- Phát sinh quanh năm hại lá, chủ yếu vào vụ xuân.
- Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi.
Nhện đỏ hại bưởi da xanh
- Trên lá nơi nhện tụ tập, mặt lá có những vòng tròn, lá bị bạc và hơi phồng.
Cách phòng trừ bệnh
- Dùng thuốc Comite 73EC 10 ml/10 lít nước; Ortus 5 SC, dầu khoáng SK, Newsodan 5.3 EC pha theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Phun ướt cả 2 mặt lá, phun lúc cây ra lộc non, quả non và phun sau khi cây đậu quả 10 - 15 ngày để phòng ngừa.
-
Biện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa trên cây bưởi
Biện pháp kỹ thuật tác động để kích thích ra hoa hoa bưởi (biện pháp xử lý ra hoa bằng cách tạo khô hạn, xử lý ra hoa bằng cách loại bỏ lá trên cành mang trái, xử lý ra hoa bưởi bằng hóa chất,...)
-
Kỹ thuật xử lý ra hoa cho cây có múi (Bưởi, cam, chanh...)
Việc xử lý ra hoa cho cây có múi ra quả nghịch vụ để bán với giá thành cao hơn được áp dụng ở nhiều trang trại, vùng chuyên canh và các nhà vườn.
-
Biện pháp kích thích ra hoa, tăng tỷ lệ đậu quả cho cây bưởi da xanh
Kích thích ra hoa: Phun paclobutrazol: Thúc đẩy quá trình hình thành mầm hoa. Phun paclobutrazol (PBZ) ở nồng độ 1.000 - 1.500ppm, phun dung dịch hóa chất...
-
Cách bón phân cho cây bưởi diễn để quả ngon, ngọt
Là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến độ ngọt của bưởi. Tùy theo độ tuổi của cây mà có thể điều chỉnh lượng phân sao cho phù hợp. Trường hợp cây được 8-10 năm tuổi,
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô