Kỹ thuật chăm sóc cây na (mãng cầu ta) sau thu hoạch
Cây na hay còn gọi là mãng cầu ta, là một loại cây ăn quả khá phổ biến, được rất nhiều người ưa chuộng bởi vị ngọt thanh, hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng… Tuy nhiên trên thực tế, nhiều diện tích trồng na gặp vấn đề về kỹ thuật chăm sóc cây na sau khi thu hoạch, ảnh hưởng sự phát triển, đến chất lượng, năng suất ở vụ sau từ đấy không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc kỹ thuật chăm sóc cây na sau thu hoạch.
1.Tỉa cành, tuốt lá cho cây na sau thu hoạch
- Cây na sau mỗi vụ thu hoạch là thời điểm cây bị suy yếu, thiếu hụt lượng dinh dưỡng, dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Nhiều cây bị gẫy cành, rụng lá do kỹ thuật thu hái không đúng. Một trong những công việc giúp cây hồi phục nhanh là cắt, tỉa cành, tuốt lá cho cây.
- Thời gian thích hợp cho việc tỉa cành na là tháng 10-11 dương lịch, nên tỉa cành vào những ngày khô ráo không nên tỉa cành vào ngày mưa để tránh lây lan bệnh.
- Dụng cụ cắt tỉa cành na: Dao, kéo chuyên cắt cành.
- Đối với những cây na già có ngon vóng cao quá 2,5m thì nên bấm ngọn.
- Đối với những cây khỏe mạnh, nhiều cành lá: Dùng dao, kéo sắc cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành không cho ra quả, cành bị gẫy, cành bị khuất ánh sáng, dọn hết nhúm quả sau khi thu hoạch để tạo độ thông thoáng cho cây, tránh nhiễm bệnh từ cây này sang cây khác
2. Vệ sinh xung quanh vườn cây na sau thu hoạch
- Cùng với tỉa cành, tuốt lá thì bà con nên kết hợp với việc vệ sinh xung quanh vườn cây: dọn cỏ dại, thu dọn lá khô, quả bị bệnh để vườn được thông thoáng, hạn chế nấm bệnh tấn công.
- Sau mỗi vụ thu hoạch bà con nên kiểm tra lại hệ thống tưới tiêu cho vườn na, đảm bảo độ dốc, thoát nước cho cây vào vụ mưa.
3. Cây na sau thu hoạch cần bổ sung phân bón nào?
- Để vườn na sau thu hoạch nhanh chóng phục hồi, bà con cần lưu ý việc bón phân để cây phục hồi sức, tạo năng suất, chất lượng quả cho vụ mùa tiếp theo.
- Sau khi thực hiện cắt tỉa cành thì bà con nên bổ sung bón phân cho cây để cây phát triển tốt. Sử dụng dụng các loại phân hữu cơ: Amino Acid, Super Kali Humate Chelate, phân chuồng đã ủ hoai mục… để bón gốc cho cây na (Lưu ý: phân chuồng cần được được ủ với Trichoderma).
- Sau khi bón phân cần xới đất, vùi đất sâu kết hợp với tưới nước để cây dễ hấp thụ. Lượng phân bón tùy thuộc vào kích cỡ của cây, với mỗi cây nên bón khoảng 1,5 đến 3kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ và 0,2 đến 0,4kg vôi bột.
- Bà con căn cứ vào độ tuổi của cây và đường kính tán cây để bón với lượng phân thích hợp.Nên sử dụng loại phân bón NPK: Phân NPK 30-10-10 lượng bón 200-500g/gốc nên bón vào những ngày trời mưa để cây có thể hấp thụ được.
- Cách bón: Đào rãnh xung quanh hình chiếu của tán lá sâu 5cm rãi đều phân trong rãnh và lấp đất.
- Ngoài ra có thể sử dụng thêm một số sản phầm có tác dụng kích rễ, kích chồi, chuyên hỗ trợ giải độc để giúp cây nhanh hồi phục hơn như: Combo 01 – Siêu kích thích ra rễ, Chelate Vitamin 3B (B1, B6, B12) - Siêu giải độc, siêu kích chồi, dưỡng cây để giải độc bớt lượng tồn dư thuốc BVTV, phân bón hóa học sau 1 năm sử dụng, hỗ trợ kích chồi cho cây nhanh đi cơi đọt mới…
Xem thêm > Chelate Vitamin 3B (B1, B6, B12) - Siêu giải độc, siêu kích chồi, dưỡng cây. |
- Ở khu vực miền Bắc, để cây có thể chống chịu được điều kiện giá lạnh mùa đông sau khi bón phân bà con nên xới xáo cỏ, phủ rơm rạ vào gốc cây để cây có thể giữ ấm vào mùa đông.
Xem thêm > Kỹ thuật giúp na ra quả trong thân
4. Lượng nước cần thiết cho cây na sau thu hoạch
- Sau khi bón phân cho cây na xong nên bổ sung nước tưới cho cây thường xuyên để cây nhanh chóng hồi phục. Cây na là loại chịu hạn tốt, không chịu được úng nên bà con cần chú ý đến lượng nước tưới. Là loại cây trồng cần ít nước, tuy nhiên cây cũng cần bổ sung nước thường xuyên để giữu ẩm cho cây.
5. Cây na sau thu hoạch thường bị sâu bệnh hại nào tấn công?
- Sau khi thu hoạch na cần phải thường xuyên thăm vườn, theo dõi sự phát triển của cây. Lúc này cây rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công nên phải thường xuyên theo dõi nhằm kịp thời phát hiện sâu bệnh hại tấn công để có phương pháp phòng và điều trị bệnh.
- Một số bênh thường gặp trên cây na: Rệp sáp, sâu đục quả, thán thư, bệnh thối rễ.
Trên đây là kỹ thuật chăm sóc cây na sau thu hoạch để quyết định chất lượng vụ mùa tiếp theo. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
-
Phòng trừ ruồi đục trái trên cây na bằng chất dẫn dụ sinh học
Ruồi vàng đục quả thường gây hại khi quả đang chín rộ và chuẩn bị cho thu hoạch. Ruồi cái sẽ đậu vào quả và đẻ trứng vào trong quả khiến quả bị thối hỏng.
-
Quy trình xử lý ra hoa đồng bộ trên cây Na thái
Cách xử lý ra hoa trên cây Na thái? Cây Na thái khi nào có thể xử lý ra hoa? Thời gian xử lý ra hoa Na thái trước khi ra hoa bao lâu? Xử lý ra hoa cây Na thái cần làm gì? Quản lý dinh dưỡng và sâu bệnh hại trong quá trình xử lý ra hoa Na thái?
-
Chăm sóc cây Na thái giai đoạn nhú mầm hoa đến đậu quả
Cách làm tăng khả năng đậu hoa? Giảm rụng quả non? Chăm sóc cây Na thái giai đoạn nhú hoa đậu quả? Những điều cần lưu ý trong giai đoạn nhú mầm hoa đến đậu quả trên cây Na thái?
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô