Chăm sóc cây Na thái giai đoạn nhú mầm hoa đến đậu quả
Đặc tính tự nhiên của cây Na thái là tỷ lệ rụng hoa, rụng quả lớn. Giai đoạn ra hoa đậu quả là này cây khá nhạy cảm, nếu chăm sóc không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến tỷ lệ đậu quả sẽ thấp, hiệu qua kinh tế giảm.
Cách làm tăng khả năng đậu hoa? Giảm rụng quả non? Chăm sóc cây Na thái giai đoạn nhú hoa đậu quả? Những điều cần lưu ý trong giai đoạn nhú mầm hoa đến đậu quả trên cây Na thái?
1. Việc cần làm khi xử lý ra hoa Na thái gặp mưa
- Thời điểm cây Na thái nhú mầm hoa đậu quả thường gặp mưa. Khi gặp mưa cây xu hướng ra chồi lá nhiều hơn là hình thành chồi hoa. Để quá trình xử lý ra hoa được thành công giai đoạn này cần xiết nước là tốt nhất. Tuy nhiên gặp mưa sẽ ảnh hưởng để tỷ lệ thành công của quá trình xử lý ra hoa trước đó.
- Trường hợp nếu mưa nhỏ thì không đáng lo ngại cây vẫn có thể hình thành mầm hoa bình thường.
- Nếu gặp mưa lớn, việc cần làm ngay là đào rãnh xung quanh cho thoát nước càng nhanh càng tốt. Những cơn mưa lớn tác động làm cây nhú mầm lá cao thì cần phải phun ức chế chồi. Tuy nhiên chỉ có những cây Na đang còn lá thì mới hiệu quả. Sử dụng MKP với nồng độ 50g/100 lít nước phun ức chế chồi.
Xem thêm: Chloemequat clorua, Cycocel CCC 98% (Ức chế sinh trưởng, tạo dáng hoàn hảo). |
2. Kỹ thuật tỉa chồi hoa
- Sau cắt tỉa cành khoảng 10-15 ngay thì cây sẽ nhú chồi. Khi tuổi chồi khoảng 4-5 ngày tuổi thì tiến hành tỉa chồi.
- Việc tỉa chồi hoa được tiến hành hay bỏ qua tùy thuộc và từng nhà vườn. Tuy nhiên nếu triển khai tỉa chồi sẽ giúp loại bỏ những chồi không mong muốn mang trái, chồi đầu cành, tập trung dinh dưỡng cho chồi mang quả thương phẩm sau này.
- Sau khi tỉa chồi thì cần thực hiện phun phòng sâu bệnh hại cho cây Na thái. Đây là lần phun phòng sâu bệnh hại tiên quyết nhằm bảo vệ cây suốt giai đoạn ra hoa đậu quả. Vì vậy lần phun thuốc buộc phải hiệu quả.
- Thuốc bảo vệ thực vật nên lựa chọn các dòng lưu dẫn để kéo dại thời gian phòng trị sâu bệnh hại, không nóng cây, không mùi, không ảnh hưởng đến côn trùng thụ phấn.
- Có thể chọn một số dòng thuốc trị bệnh có các hoạt chất như Metalaxyl, propineb, Azoxystrobin, ... Thuốc trị sâu rây có thể lựa chọn một số hoạt chất như Emamectin, Thiamethoxan, Pymetrozine, ... Lựa chọn các thuốc lưu dẫn là tốt nhất.
Xử lý ra hoa Na thái đồng loạt.
3. Bổ sung Bo cho cây Na thái từ nhú hoa đến đậu trái lớn
- Nguyên tố Bo có tác dụng tăng chất lượng thụ phấn, chống sốc khi xử lý ra hoa, chống rụng hoa, rụng trái, giúp phát triển to, đẹp, sáng mẫu mã quá, giảm hiện tượng nứt trái, ... Bổ sung Bo giai đoạn này là rất cần thiết.
- Bổ sung Bo giai đoạn từ nhú hoa đến đậu trái lớn theo định kỳ 7-10 ngày/lần. Thông thường bổ sung Bo khoảng 4-5 lần.
- Liều lượng Bo bổ sung cho cây cần tuân thủ đúng liều lượng khuyến cáo. Không lạm dụng tăng liều cao sẽ gây tác dụng ngược lại làm rụng hoa, rụng trái non.
4. Chế độ điều tiết nước giai đoạn nhú hoa đến đậu quả
- Giai đoạn trước xiết nước nên khi cây chuyển sang nhú hoa đến đậu quả thì cần cung cấp nước để cây phát triển mầm hoa. Tuy nhiên nếu cung cấp nước đột ngột thì cây dễ bị sốc và gây tác động làm giảm tỷ lệ ra hoa đậu quả.
- Thời tiết nắng gắt thì tiến hành tưới phun sương vào chiều mát. Khi gặp mưa thì cần thoát nước, tiến hành phun MKP để hặn đọt chồi lá.
- Hoa Na thái thường nở vào đêm nếu gặp mưa to, mưa liên tục thì tỷ lệ đậu hoa sẽ thấp. Tùy vào thực tế để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Nếu tỷ lệ hình thành chồi hoa vẫn đạt trên 50% thì vẫn có thể tác động các biện pháp để đảm bảo năng suất, hiệu quả kinh tế. Nếu chồi hoa hình thành chỉ đạt dưới 30% thì nhà vườn có thể căn cứ mục tiêu để quyết định vẫn giữ lứa chồi hoa, hay bỏ đợt chồi hoa để chăm sóc chồi lá thêm một đợt chồi nữa rồi mới tiếp tục xử lý ra hoa.
|
5. Kỹ thuật thụ phấn bổ sung cho cây Na thái
- Việc thụ phấn bổ sung cho cây Na thái tùy thuộc vào cách canh tác của mỗi nhà vườn. Tuy nhiên nếu có điều kiện thụ phấn bổ sung cho cây Na thái sẽ là một biện pháp tăng tỷ lệ đậu hoa đậu trái và tăng số lượng trái loại 1.
- Cách thụ phấn bổ sung cho cây Na thái
+ Hoa na nở cơ bản theo ba đợt kéo dài từ 10-15 ngày. Để thụ phấn bổ sung đạt tỷ lệ cao nhất là thụ phấn vào thời điểm giữa từ ngày thứ 8-10.
+ Thời điểm lấy phấn từ 16-18 giờ. Lấy phấn ở các hoa đầu cành, tỉa các hoa ở những vị trí nhiều hoa. Lấy vào trong tờ báo, gói kín ủ qua đêm. Hôm sau phấn hoa sẽ rơi ra tờ báo, loại bỏ các cánh hoa, cuống để lại phấn hoa cho vào cái lọ rồi sáng mai mang đi thụ phấn.
+ Thời gian thụ phấn cho hoa tốt nhất là từ 7-10 giờ ngày hôm sau. Phấn hoa được đưa vào đầu ống hút sữa nhựa hoặc đầu tăm bông đem quét lên nhuy của các hoa sao cho phấn bám dính lên nhụy nhiều nhất là đạt. Để đánh dấu phân biệt hoa thụ phấn bổ sung thì bẻ 1 cánh hoa làm dấu rồi tiến hành thụ phấn cho các hoa khác.
- Sau khi thu phấn bổ sung cho cây Na thái kết thúc khoảng 1-2 ngày thì trái non hình thành, quá trình chăm sóc chuyển sang giai đoạn chăm sóc cây Na thái giai đoạn nuôi trái đến thu hoạch.
-
Có thể kết hợp Kali Hydro Photphat (MKP, KH2PO4) với các loại thuốc trừ sâu?
Có thể kết hợp MKP với các loại thuốc trừ sâu trung trung tính và axit, tránh kết hợp với các loại thuốc trừ sâu có tính kiềm cao, nên pha thành dung dịch loãng trước khi đưa vào sử dụng.
-
Tại sao cây na ít đậu quả? Cách làm cây na trĩu quả?
Tại sao cây na ít đậu quả? Lý do hoa na sau khi thụ phấn vẫn héo rụng? Làm cách nào cho cây na sai quả? Biện pháp cần thiết áp dụng để cây na ra hoa đậu quả nhiều?
-
Cách làm quả cho cây na thái bán vào dịp Tết
Cây na thái là cây mang lại giá trị kinh tế cao hiện nay. Tuy nhiên để có quả bán vào các dịp lễ hội trong năm thì giá trị sản phẩm cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy các hộ trồng na thái luôn quan tâm đến các kỹ thuật làm quả cho cây na thái bán vào dịp Tết.
-
Quy trình xử lý ra hoa cho na thái (P1) - Tạo cơi, cắt cành, cung cấp dinh dưỡng
Kali sẽ đóng vai trò là già đọt cho cây lúc này. Kali giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp chất dinh dưỡng vận chuyển lên cành nhanh hơn giúp lá nhanh già
-
Quy trình xử lý ra hoa đồng bộ trên cây Na thái
Cách xử lý ra hoa trên cây Na thái? Cây Na thái khi nào có thể xử lý ra hoa? Thời gian xử lý ra hoa Na thái trước khi ra hoa bao lâu? Xử lý ra hoa cây Na thái cần làm gì? Quản lý dinh dưỡng và sâu bệnh hại trong quá trình xử lý ra hoa Na thái?
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô