Cây na
Quả na hay còn gọi là mãng cầu ta, là cây trồng khá dễ tính, quả có hương vị ngon ngtj đem lại kinh tế cao cho người trồng. Tuy nhiên để đảm bảo năng suất và chất lượng na khi thu hoạch giai đoạn nào cũng cần phải chú ý.
1. Phân loại khoa học
Tên khoa học: Annona squamosa
Giới (regnum): Plantae
Phân lớp (subclass): Magnoliidae
Bộ (ordo): Magnoliales
Họ (familia): Annonceae
Chi (genus): Annna
Loài (species): A. squamosa
Danh pháp hai phần: Annona squamosa
2. Đặc điểm thực vật học của cây na
- Rễ cây na ăn sâu khoảng 0,6 – 0,8m, có bộ rễ hút ăn nông, tầng hoạt động 20 – 40cm, sự phát triển ăn trong lòng đất tương tương với chiều thẳng đứng với của cây na.
- Thân cây na có thân gỗ nhỡ, cao từ 2,5 – 3,5m, đường kính thân từ 8,4 – 10cm. Có 4 – 6 cành cấp 1 và nhiều cành cấp thứ, tạo tán không đều, dạng tháp hoặc tán tròn, dường kính tán trung bình 2,5 – 3,5m. Cành quả na thường mọc trên cành mẹ (cành của năm trước). Trên tán cây phần từ giữa trở xuống cành cho quả tốt hơn.
- Cây có lá đơn, mọc cách, cuống lá và mép lá nhẵn, lá mỏng có màu xanh lục. Lá có nhình dáng thuôn dài, có 5-7 cặp gân nổi qua gân trục lá. Kích thước trung bình lá: Dài 10-12 cm, rộng 3,5 cm – 5 cm, góc xòe hai phiến lá: 1200 – 1600.
- Hoa cây na là loại hoa phức hợp, lưỡng tính, đài hoa có 3 cánh màu xanh lục. Trên đài hoa là bó nhị đực mang bao phấn, phía trên là bó nhụy gồm nhiều lá noãn. Hoa thuôn dài nhưng khe cánh hoa hẹp nên không có khả năng thụ phấn nhờ gió mà phải có tác nhân của côn trùng hoặc phải thụ phấn nhân tạo.
Hoa cây na là loại hoa phức hợp lưỡng tính
- Nhị đực và nhị cái trên cùng một chùm hoa. Nhị cái thường chín sớm so với nhị đức nên thời gian để tiếp nhận phấn ngắn, nếu không có côn trùng hoặc thụ phấn bổ sung thì quả đậu kém. Mùa hoa nở nếu gặp hạn, nhiệt độ thấp, mưa nhiều thì đậu quả không tốt.
- Quả cây na hình tròn nhiều múi, trong mỗi múi na có hạt, hạt na màu nâu sậm, có chưa độc tố, làm bỏng nóng rát, có thể dùng hạt na để diệt trừ sâu bọ hại cây trồng hoặc diệt trấy rận.
Quả na có hình tròn, nhiều múi
- Thời gian từ lúc hoa cây na thụ phấn (đậu quả) đến khi quả chín hoàn toàn từ 100 – 110 ngày hoặc từ khi tuốt lá là 120 - 125 ngày. Thời điểm thu hoạch tốt nhất kể từ khi đậu trái là 90 - 100 ngày.
3. Chăm sóc và phòng trừ bệnh trên cây na
- Na được coi là một loại cây ít sâu bệnh nguy hiểm, nhưng cũng không thể xem thường các loại bệnh gây ra, vì thế cần phải phòng bệnh trước khi cây bị bệnh.
- Cần phải đề phòng nhất là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloesporivides hại hoa, quả bất kỳ ở tuổi nào và ngọn non của na. Nấm gây bệnh phá hại nhiều loại cây ăn quả khác và có không ít thuốc có thể trị được bán ở thị trường hiện nay như Kasuran BTN, Benlat C, Zincopper, Aliette 80 BTN.
- Cần phun thuốc trị ngay từ khi bệnh mới xuất hiện có nhiều rệp sáp rệp dính bám vào cành lá và nhất là quả kể cả to, nhỏ, để hút nhựa, có khi vẫn còn gặp trên các quả na bày bán ở chợ. Dễ trị bằng các thuốc hiện có như Applaud, Mpc 25 BTN, Bi 58 ND, BAM 50 ND, Polysulfur Calci....
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Bí quyết tăng năng suất, chất lượng và mẫu mã quả na thái
- Kỹ thuật xử lý ra hoa và đậu trái cho cây Na Thái: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z
- Bệnh thán thư, khả năng lây lan giữa các loài cây và các hoạt chất phòng trị phổ biến
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá, xoăn lá trên cây na? Biện pháp khắc phục vàng lá, xoăn lá trên cây na?
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá, xoăn lá trên cây na? Biện pháp khắc phục vàng lá, xoăn lá trên cây na?