Cách chăm sóc na cho quả to, ngọt lịm
Na là cây trồng khá dễ tính mang lại kinh tế cao cho người trồng. Tuy nhiên để đảm bảo năng suất và chất lượng na khi thu hoạch cần chú ý đến các giai đoạn sinh trưởng của cây. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ bạn đọc cách chăm sóc na cho quả to, ngọt lịm.
Làm thế nào để quả na to, ngọt lịm?
Na quả to, ngọt lịm, mắt đẹp
Để quả na to, ngọt cần phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, mật độ quả trên cây phải phù hợp tránh dày quả.
- Việc đầu tiên cần làm là cắt tỉa cành tạo độ thông thoáng cho cây, tránh cạnh tranh dinh dưỡng cho cây. Kỹ thuật cắt tỉa cành na: Dùng dao, kéo chuyên cắt cành cắt tỉa các cành bị sâu bệnh, cành khuất ánh sáng, cành không cho quả, trái bị sâu bệnh, trái méo.
- Thụ phấn bổ sung cho cây: Chuẩn bị ống nhựa lấy phấn hoa có đường kính khoảng 3,5mm. Tiến hành cắt răng cưa 2 đầu ống nhựa, chiều sâu răng cưa khoảng 1mm. Thời gian thụ phấn hoa tốt nhất buổi sáng là 6-8 giờ, buổi chiều 16-17 giờ. Tiến hành lấy phấn hoa: Hái các hoa to, hé nở ở đầu cành, hái hết cánh hoa để lộ phần nhị hoa. Sau đó dùng ống nhựa răng cưa đưa vào vị trí phấn hoa xoay nhẹ nhàng để lấy phấn hoa. Sau đó cho ống nhựa đựng phấn vào bên trong nhụy hoa sao cho phấn hoa dính lên nhụy hoa là thụ phấn thành công.
Xem thêm >> Kỹ thuật thụ phấn bổ huyết cho cây na đậu quả 100%.
- Bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng việc cung cấp phân bón cho cây.
+ Giai đoạn quả non: Bón phân đầu trâu NPK 14-14-14, lượng phân bón cho 1 gốc là 1kg+1kg Phân hữu cơ.
+ Sau giai đoạn quả non 1 tháng: Bón phân đầu trâu NPK 14-14-14, lượng phân bón cho 1 gốc là 1kg+1kg Phân hữu cơ.
+ Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm: Combo 05 - Siêu kích to trái phun xen kẽ với Kali Sunphat và Axit Fulvic để tăng độ lớn và độ ngọt cho trái. Liều lượng sử dụng của Combo 05 là 1.5ml/L nước. Liều lượng sử dụng của Kali Sunphat là 1g/L và Acid Fulvic là 0.5g/L.
Xem thêm >> Combo 05: Siêu kích thích to trái (Bộ nguyên liệu phối trộn tặng kèm công thức pha chế) |
Chú ý: Bón phân hữu cơ không bón phân gà, vì bón phân gà cây sẽ bị lốt, cây ra hoa và đậu quả kém.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên thăm cây để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Các bệnh thường gặp trên na là rầy, rệp ráp. Có thể sử dụng thuốc vi sinh hoặc thuốc hóa học để phòng trừ bệnh.
+ Thuốc vi sinh: Sử dụng Vi nấm trắng Beauveria Bassiana+Vi Nấm xanh Metarhizium Anisopliae. Liều lượng sử dụng vi nấm trắng là 1g/L, vi nấm xanh là 1g/L.
+ Thuốc hóa học: Sử dụng các loại thuốc có các gốc Abametin, Acetamipro hoặc Buprofezine...kết hợp với dầu khoáng có gốc Petroleum Oil.
Xem thêm >> Cách tiêu diệt rệp sáp trắng hại cây na hiệu quả nhất.
- Tưới nước: Cây na là cây chịu hạn tốt, nhưng cũng phải thường xuyên tưới nước để tạo độ ẩm cho cây giúp cây phát triển ra hoa đậu quả, thời gian tưới nước là 10 ngày 1 lần. Do cây không chịu được úng nên vào những ngày trời mưa cần thoát nước cho cây.
- Cỏ dại: Cần tiến hành dọn dẹp cỏ dại xung quanh gốc cây để hạn chế sâu bệnh hại phát triển, trường hợp để cỏ dại thì khoảng cách cỏ cách gốc là 1m.
Trên đây là cách chăm sóc na cho quả to, ngọt lịm! Chúc bà con luôn có những vườn na to, ngọt lim!
-
Quy trình xử lý ra hoa đồng bộ trên cây Na thái
Cách xử lý ra hoa trên cây Na thái? Cây Na thái khi nào có thể xử lý ra hoa? Thời gian xử lý ra hoa Na thái trước khi ra hoa bao lâu? Xử lý ra hoa cây Na thái cần làm gì? Quản lý dinh dưỡng và sâu bệnh hại trong quá trình xử lý ra hoa Na thái?
-
Kỹ thuật chăm sóc cây na (mãng cầu ta) sau thu hoạch
Cây na sau mỗi vụ thu hoạch là thời điểm cây bị suy yếu, thiếu hụt lượng dinh dưỡng, dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Kỹ thuật chăm sóc cây na sau thu hoạch để cây hồi phục nhanh.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao