Phòng trừ ruồi đục trái trên cây na bằng chất dẫn dụ sinh học
Ruồi vàng hay còn gọi là ruồi đục trái, là loại côn trùng gây hại trên các loại quả, đặc biệt là trên cây na. Ruồi đục quả thường tấn công vườn na vào thời kỳ cây sắp thu hoạch, khiến quả bị hư thối, thiệt hại về kinh tế lên tới 50%. Để phòng trừ được loại ruồi đục quả này, đã không ít lần khiến bà con hoang mang vì rất khó loại bỏ được hết loại ruồi vàng. Tuy nhiên, gần 1 năm trở lại đây, khi đưa chất dẫn dụ sinh học vào vườn, tỉ lệ trái bị đục giảm đến 90% ở các nhà vườn ở Tây Ninh. Giúp cho các nhà vườn không còn lo ngại về vấn đề này nữa.
1. Đặc điểm sinh thái của ruồi vàng
- Ruồi vàng đục trái na có vòng đời rất ngắn khoảng 30 ngày và được chia theo dai đoạn phát triển như sau:
+ Giai đoạn trứng: 2-3 ngày
+ Giai đoạn sâu non: kéo dài 8-10 ngày
+ Giai đoạn nhộng: kéo dài 7-12 ngày
+ Giai đoạn trưởng thành: kéo dài 5-7 ngày
Vòng đời sinh trưởng của ruồi vàng đục trái
- Ruồi vàng đục trái có hình dáng to hơn ruồi nhà, có màu vàng, cánh trong, khi đậu có 2 cánh rang ngang vuông góc với thân. Ruồi cái trưởng thành có thể đẻ trứng trong thời gian 5-7 ngày, đẻ thành từng ổ trứng dưới bề mặt vỏ quả, trứng hình quả chuối có màu trắng, mỗi ổ từ 1 cho đến vài chục quả trứng (có trường hợp lên tới hàng trăm quả trứng/ổ). Ruồi trưởng thành có thể sống 30-40 ngày. Ruồi vàng thường hoạt động ban ngày, thường là sáng sớm hoặc chiều mát.
2. Thành phần có trong chất dẫn dụ sinh học
- Chất dẫn dụ sinh học là những chất hỗn hợp giữa chất dẫn dụ và chất diệt ruồi vàng đục trái. Trong đó:
+ Chất dẫn dụ được chiết xuất từ tinh dầu cây hương nhu, chuối, sầu riêng (mít), rứa (thơm), rượu nếp than và bã bia.
+ Chất diệt ruồi vàng đục trái được chiết xuất tinh dầu từ hạt mã tiền, hạt quả bình bát hòa trộn với rượu.
- Kết hợp giữa chất dẫn dụ và chất diệt ruồi vàng đục quả tạo ra thành phẩm là dung dịch diệt ruồi vàng đục quả đối với cây na.
Hoạt chất có trong chất dẫn dụ
Hoạt chất có trong chất diệt ruồi vàng
Dung dịch sinh học diệt ruồi vàng
3. Đặt bẫy chất dẫn dụ sinh học vào vườn na
- Để ruồi vàng không đục quả na, bà con cần đặt bẫy sinh học trước một tháng khi thu hoạch. Trên 1 ha bà con nên đặt ít nhất là 8 bẫy.
- Đối với đặt bẫy bà con cho 2/3 lượng nước vào bình đặt bẫy, treo cố định lên cây sau đó kết hợp đổ chất dẫn dụ sinh học vào bẫy.
Xem thêm - 4-CPA-Na 98% (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất) |
- Việc đặt bẫy cố định lên như vậy khi đổ chất dẫn dụ sinh học lên sẽ giúp nước đẩy váng dầu lên trên, thì khi dẫn dụ ruồi đến, ruồi đậu lên trên sẽ khiến ruồi bị dính và tiêu diệt được ruồi. Không nên cho nước và chất dẫn dụ vào cùng lúc, như vậy thuốc sẽ bị hòa tan trong nước, sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
- Cách đặt bẫy: Để đặt bẫy bà con nên chọn cành na chắc khỏe để đỡ được bình và chọn nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào bình làm mất tác dụng của thuốc, buộc chặt giữ bình cố định ở cành, tránh tình trạng khi bị gió mưa làm đổ thuốc. Đặt bẫy khi treo cách mặt đất 1,2-1,5m, không nên đặt bẫy sát ranh cách ranh 20m. Vì khi đặt sát bờ ranh sẽ khiến ruồi từ vườn khác bay vào. Sau khi đặt bẫy cố định bà con đổ thuốc dẫn dụ vào bẫy. Một bẫy bà con sử dụng 80ml thuốc dẫn dụ, khi đổ bà con chú ý không nên để thuốc rơi vãi ra vườn sẽ khiến ruồi vàng đến và phát triển mạnh hơn.
Cách đặt bẫy sinh học trên cây na
- Lưu ý bà con nên sử dụng bẫy sinh học này liên tục trong vòng 2 tháng để cho các khu vườn khác không còn lây lan sang và nên sử dụng trên diện rộng trên các khu vườn khác.
4. Dọn vệ sinh và xử lý ruồi sau khi đặt bẫy
- Sau một tháng đặt bẫy lúc này bà con nên dọn vệ sinh bẫy bằng cách thu gom bẫy, dọn sạch bẫy và tiêu hủy ruồi vàng bằng cách trôn ruồi vàng xuống đất. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để loại bỏ ruồi đục trái ra khỏi vườn.
Với những hướng dẫn trên, mong rằng các nhà vườn có thể loại bỏ được toàn bộ ruồi đục trái trên vườn na và giúp cho vườn na đạt năng suất và chất lượng tốt nhất.
-
Cách chăm sóc cho cây na từ lúc ra hoa đến giai đoạn nuôi quả
Tuyệt đối không bón phân bón, tưới nước không tác động bật kỳ điều gì đến cây ở giai đoạn này. Kể cả khi cây bị các loại sâu bệnh tấn công đang ở dưới ngưỡng gây hại thì vẫn
-
Hướng dẫn cắt tỉa cành tạo tán cho cây na đạt năng suất cho vụ mùa tới
Cây na là loại cây được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính thơm ngon của nó, ngoài ra na còn có rất nhiều công dụng khác như bảo vệ mắt, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa mệt mỏi và rất tốt cho phụ nữ mang thai.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà