Cách chăm sóc cho cây na từ lúc ra hoa đến giai đoạn nuôi quả
1. Thời điểm và liều lượng bón phân cho na hợp lý
1.1. Giai đoạn sau khi thu hoạch
- Trước hết đến cây na phát triển mạnh, nói đến tính lâu dài, quyết định thì cần chú ý đến ở thời điểm này cần bổ sung dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn sau khi cây thu hoạch. Bón ở thời điểm này được xem như đặt ”nền móng” tạo cở sở vững chắc cho cây phát triển sau này. Lúc này có thể bón cho cây phân bón như: NPK có chứa thêm các yếu tố vi lượng. Hàm lượng NPK có thể là 10-10-20, 19-19-19 hoặc 10-10-10
1.2. Giai đoạn cây na ra hoa
- Ở thời điểm này kỵ nhất là cung cấp dinh dưỡng cho cây
- Tuyệt đối không bón phân bón, tưới nước không tác động bật kỳ điều gì đến cây ở giai đoạn này. Kể cả khi cây bị các loại sâu bệnh tấn công đang ở dưới ngưỡng gây hại thì vẫn không nên sử dụng thuốc cho cây, nếu trường hợp xấu nhất như sâu bệnh gây hại mạnh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoa thì mới nên sử dụng các loại thuốc phun cho cây.
1.3. Giai đoạn sau khi đậu quả đến khi thu hoạch
- Sau khi cây đậu quả được 2-4 tuần thì tiến hàng bón lần bón thứ nhất
- Đợt bón phân là thứ 2 cách lần bón thứ 1 khoảng 1 tháng
- Hoặc nếu trường hơp không bón ở đợt này thì bón cho ở trước khi thu hoạch 4 tuần.
- Với cây khoảng được 5 năm tuổi, có thể bón 4kg NPK chia làm 3 lần bón như trên hoặc với số lần bón là 4 lần thì lượng mỗi lần bón là 1kg.
2. Các phương thức bón phân cho cây na đơn giản mà đạt hiệu quả cao
- Hòa nước: Khi trời khô có thể áp dụng cách này vì cho cây dễ hấp thụ và là 1 lần cung cấp nước cho cây tưới gốc cây, Với tỷ lệ như: 1kg NPK cho 7-10L nước sạch.
- Bón trực tiếp: Nếu đất ẩm bón theo hình chiếu tán lá cây, xới nhẹ lớp đất bề mặt, tránh làm ảnh hưởng bộ rễ, bón phân và lấp đất lại.
3. Lượng nước cần thiết cho cây na ở giai đoạn nuôi hoa đến thu hoạch
- Cần chú ý đến điền kiện thời tiết cụ thể để chỉnh được lượng nước tưới cho cây.
- Lượng nước tưới cho cây sao cho cây đạt độ ẩm ở mức 70% là tốt nhất. Ở ngưỡng độ ẩm này cây có thể phát triển tốt, tỷ lệ lây nhiễm sâu bệnh hại là thấp nhất.
4. Quản lý sâu bệnh hại trên cây na
- Cần thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây để phát hiện phòng và chống các bệnh trên cây kịp thời
- Một số bệnh thường gặp như: Thối rễ, đục thân, đục quả, ráp phấn,..
- Đặc biệt trên cây na có bệnh thán thư, thối rễ một bệnh khá nguy hiểm khi na mắc phải.
Bệnh thán thư sẽ gây hiện tương đen trái cho cây, khiến ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng quả rất nhiều
Bệnh thứ 2 là bệnh thối rễ, đặc biệt vào mùa mưa, rễ rất dễ bị ẩm, nám tấn công rất nhiều. Nên mọi người cần chú ý đến.
-
Kỹ thuật xử lý mãng cầu ta (na) ra hoa trái vụ
Trong những năm qua diện tích na tăng nhanh nhờ giá cao và luôn ổn định. Tuy nhiên muốn đạt được năng suất chất lượng cao, cần phải nắm vững một số yếu tố kỹ thuật xử lý để cây ra trái vụ.
-
Một số kinh nghiệm khi nhân giống và chăm sóc cây na
Nếu nhân giống vô tính thì hiện chỉ có phương pháp ghép, hoặc ghép mắt, hoặc ghép cành. Khi ghép vấn đề đầu tiên là dùng cặp ghép nào, giống nào làm gốc ghép,...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà