Kỹ thuật giúp na ra quả trong thân
Cây na là cây khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Có nhiều vùng trồng na ở nước ta, diện tích trồng tập trung lên đến hơn 100 ha. Những vùng sản xuất này, các nhà vườn đều áp dụng các kỹ thuật điều khiển cho cây na ra hoa, đậu quả theo ý muốn. Bởi cây na là cây có tỷ lệ đậu quả tự nhiên rất thấp, dưới 8% số lượng hoa. Nên nếu không tác động thì việc trồng na sẽ không cho năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà vườn.
Kỹ thuật xử lý na mọc trong thân - Điều nhà nông cần biết đến
Nhiều năm trở lại đây việc áp dụng kỹ thuật cắt tỉa, bấm cành để cho quả ở đầu cành được áp dụng rất phổ biến, hầu như nhà vườn nào cũng áp dụng. Đây là phương pháp dễ thực hiện nhất đối với bà con nông dân. Tuy nhiên ít người biết còn phương pháp khác song hành để tạo cho na ra quả có chất lượng cao đó là phương pháp xử lý cây na ra quả trong thân. Đối với phương pháp này ít được phổ biến nhiều, bởi đây là phương pháp chưa có nhiều bà con biết đến. Chính vì điều đó mà Cẩm nang cây trồng muốn chia sẻ cùng bạn đọc kỹ thuật xử lý cây na ra quả trong thân một cách đầy đủ để giúp bà con nông dân áp dụng nâng cao năng suất chất lượng quả na.
Xử lý na trong thân
1. Những ưu điểm của phương pháp xử lý cho cây na ra quả trong thân
- Việc xử lý cho cây na ra quả trong thân làm rút ngắn thời gian thu hoạch. Tạo điều kiện cho việc rãi vụ na, tạo vụ na trái vụ, mang lại giá thành tiêu thụ na trên thị trường cao hơn so với na chính vụ thông thường.
- Những quả na ra trong thân thường quả no, khả năng phát triển nhanh. Điều này làm tăng chất lượng, sản lượng của quả na, tăng tính cạnh tranh sản phẩn na trên thị trường.
- Trong quá trình xử lý cây na ra quả trong thân việc thụ phấn, đậu quả được người nông dân tiến hành thuận lợi hơn. Bởi những vị trí trong thân có chiều cao vừa phải tiện lợi cho việc áp dụng chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Mang lại năng suất cao hơn cho cây na.
Xem thêm < Cytokinin CPPU Thúc đẩy sự phân chia tế bào, tăng năng suất cây trồng > |
2. Quy trình xử lý cây na ra quả trong thân
* Bước 1: Tạo mầm chồi trong thân
- Việc này được tiến hành sau khi thu hoạch cắt tỉa hết các cành, thu gọn tán cây na. Thời điểm đốn cành vào tháng 9 tháng 10 dương lịch hàng năm.
- Càng thu gọn tán cây na thì tỷ lệ bật mầm trong thân càng nhiều. Sau khi thu hoạch tán cây xong tiến hành thu dọn tàn dư vườn sạch và phun thuốc trừ mấm bệnh lên thân cây để giúp các mắt trên thân sạch bệnh, tạo điều kiện cho mắt bật chồi khỏe.
Tạo mần chồi trong thân - Bước kỹ thuật quan trọng
Xem thêm> Kỹ thuật xử lý mãng cầu ta (na) ra hoa trái vụ
* Bước 2: Tỉa cành mầm chồi trong thân
- Thời gian tiến hành là trung tuần tháng 9 đến tháng 10 dương lịch. Thời tiết thu, không mua, khi cây na bắt đầu vàng là và rụng thì đây là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành tỉa hết cành tăm, cành sâu bệnh và bấm cành trong thân.
- Tất cả cành tăm, cành sâu bệnh, cành nhỏ được cắt tỉa hết tạo độ thông thoáng cho cây na. Những cành có sức sống thì để lại đểu xử lý ra quả trong thân. Lưu ý chia đều khoảng cách giữ các cành trong thân để khi xử lý ra quả, khoảng cách quả trong thân đều.
Cách cắt tỉa cành vượt, cành trong thân
* Bước 3: Bấm cành vượt và các cành trong thân xử lý ra chồi mang hoa
- Thời điểm bấm cành trước tết 10 ngày hoặc tết âm lịch xong.
- Tiến hành bấm cành sát với thân càng ngắn càng tốt. Khoảng cách để lại sát cành tầm 1 cm.
- Trường hợp muốn rãi vụ thì có thể tiến hành lựa chọn quả chính. Sau đó khi quả phát triển có kích thước bằng cái chén thì tiến hành bấm cành bên để tạo mầm chồi mới ra mang hoa xử lý thụ phấn để tạo quả vụ sau.
Cắt tỉa cành trong thân để xử lý mang quả
* Lưu ý:
- Việc tỉa hoa, thụ phấn, đậu quả cần thực hiện sao cho số lượng quả để lại phù hợp với sức sống của cây. Nếu để nhiều quả thì cây dễ bị suy kiệt, thậm trí vụ sau cây không cho ra hoa quả.
- Nếu số lượng quả đạt lớn cần tiến hành các biện pháp chăm sóc, bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây tương ứng, kịp thời giúp cây nuôi quả. Tránh tình trạng để cây mang quả nhiều. Cung cấp dinh dưỡng kém, dẫn đến chột quả của các vụ sau.
Cây na sai trĩu quả trong thân
-
Biện pháp quản lý bệnh xì mủ thân trên cây ăn quả giúp cây đạt năng suất tốt nhất
Bệnh xì mủ là loại bệnh khá phổ biến đối với cây trồng nói chung và các loại cây ăn quả nói riêng, để phòng được bệnh xì mủ cần có biện pháp canh tác tốt nhất
-
Biện pháp xử lý lộc đông trên cây bưởi giúp bưởi đạt năng suất và chất lượng
Hạn chế được lộc đông trên cây bưởi ra nhằm giúp cho cây cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để nuôi quả, giúp đạt năng suất và chất lượng quả cách tốt nhất
-
Cách khắc phục bưởi bị rụng quả trên cây giúp thu hoạch đạt năng suất cao
Cây bưởi bị rụng quả làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như thành phẩm giá trị của quả. Để giảm hiện tượng rụng quả non trên cây cần phải bao quả bưởi.
-
Tại sao cây na ít đậu quả? Cách làm cây na trĩu quả?
Tại sao cây na ít đậu quả? Lý do hoa na sau khi thụ phấn vẫn héo rụng? Làm cách nào cho cây na sai quả? Biện pháp cần thiết áp dụng để cây na ra hoa đậu quả nhiều?
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô