Tuyến trùng hại rễ lúa

Cây trồng bị hại: Cây lúa
Tên khoa học: Hirshmanniella spp.

1. Triệu chứng bệnh

- Lúa bị tuyến trùng gây hại khó biểu hiện triệu chứng trên cây ngay ngoài đồng ruộng.

- Bệnh xuất hiện sớm ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển và phát triển của cây lúa làm giảm chồi gốc, đẻ nhánh ít, cây lúa chuyển màu vàng, hoa ra chậm tới 14 ngày.

- Khi tuyến trùng xâm nhập rễ lúa biến màu vàng nâu và thối.

2. Đặc điểm phát sinh, phát triển

- Là loại nội ký sinh di động trong rễ.

- Tuyến trùng xuyên qua mô cây gây hại tạo ra các khoảng trống và gây thắt phần rễ gây hiện tượng hoại tử một vài khoảng cách trong rễ.

- Tuyến trùng xâm nhiễm vào trong rễ, và nằm đối xứng dọc theo mô rễ, sau mấy ngày xâm nhiễm tuyến trùng bắt đầu đẻ trứng, trứng nở sau 4 - 6 ngày. Vòng đời của chúng rất dài.

- Trong điều kiện khô hạn, tuyến trùng ở trạng thái tiếm sinh trong thời gian 12 tháng trong đất, chúng có thể tồn tại trong điều kiện yếm khí và ngưỡng pH rộng.

- Trên đất bỏ hoang tuyến trùng tồn tại trong điều kiện nhiệt độ cao 35 - 40 độ C và thấp nhất là 8 - 12 độ C.

- Truyền lan qua nước tưới, mương máng và ruộng ngập nước, qua dụng cụ canh tác, qua ruộng mạ sang ruộng cấy. Xâm nhập và di chuyển vào rễ lúa qua mô sinh trưởng tạo ra các vết hoại tử cũng là điều kiện cho các vi sinh vật đất xâm nhiễm gây bệnh thối nâu rễ.

3. Biện pháp phòng trừ

- Có thể sử dụng đất khô và các cây trồng không phải là ký chủ của loài này như: đậu dải, đậu tương, khoai lang, cao lương, kê, bông, hành tỏi luôn canh hạn chế tuyến trùng.

- Sử dụng giống chống tuyến trùng là biện pháp cơ bản ở các nước trồng lúa nước như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nigeria, Việt Nam.

- Sử dụng thuốc hóa học.

Nguồn: Giáo trình bệnh cây chuyên khoa
DMCA.com Protection Status