Thối trái, thối gốc, thối chồi

Cây trồng bị hại: Cây dứa (thơm)
Tên khoa học: Thielaviopsis paradoxa

Nguyên nhân gây bệnh gây bệnh thối trái, thối gốc chồi Thielaviopsis paradoxa trên cây dứa

+ Do nấm Thielaviopsis paradoxa gây ra.

- Nấm xâm nhiễm qua các vết bầm giập ở trái khi thu hoạch hay chuyên chở, từ vết cắt ở cuống trái hay chồi hoặc do các lá va chạm nhau. Nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển là từ 24 - 27oC và ẩm độ cao (trên 90%).

- Bệnh phát sinh gây hại trong các tháng thời tiết nóng oi bức, có mưa nhiều, ẩm độ cao từ tháng đến tháng 9. Thời gian này nếu tách chồi, bó chồi và xếp đống thân chồi bị thối hàng loạt.

- Quả thu hoạch gây xây xát và để dính đất, xếp đống thì chỉ sau 2 - 3 ngày sẽ thấy nhiều quả bị thối chảy nước.

- Cây dứa do gió mạnh hoặc mưa đá làm lá bị xát tổn thương, nấm bệnh xâm nhiễm gây hại làm lá có nhiều vết đốm trắng trên phiến lá.

- Các giống dứa có bản lá rộng, mỏng và mềm dễ bị nhiễm bệnh hơn các giống dứa có phiến lá nhỏ, dà và cứng.

Triệu chứng gây hại của bệnh thối trái, thối gốc chồi Thielaviopsis paradoxa trên cây dứa

Bệnh xảy ra trên thân chồi, lá hay quả.

+ Trên thân chồi: Bệnh gây thối đen thân chồi, nấm bệnh thâm nhập vào thân chồi dứa qua vết thương khi tách chồi và trong quá trình bảo quản, vận chuyển chồi giống từ nơi này qua nơi khác. Vết bệnh lúc đầu là các chấm màu vàng, phát triển lan rộng dần làm thối toàn bộ thân chồi hay gốc chồi giống, vết thối chuyển thành màu đen.

+ Trên lá: Nấm bệnh nấm thâm nhập vào lá qua vết thương trên lá, vết bệnh có dạng hình tròn hoặc hơi tròn, đường kính vết bệnh khoảng 0,5 - 1cm, màu trắng nhờ, hơi lõm. Trên lá thường có một vài vết đến vài chục vết, những vết bệnh nằm gần nhau liên kết lại thành vết lớn hơn có đường kính tới vài centimet.

+ Trên quả: Nấm bệnh xâm nhập vào quả thời kỳ quả mới hình thành thông qua nhị hoa của quả đơn khô đi và thời kỳ quả chín thông qua vết thương do côn trùng, vết cắt khi thu hoạch quả ha do các nguyên nhân khác. Trái có đốm úng hình nón, chuyển dần sang màu vàng rồi đen và thối rất nhanh.

Bệnh thối trái

Bệnh thối trái

Nấm ăn sâu vào trong thịt quả gây thối từng đám hoặc toàn bộ quả làm cho quả nhũn mềm, chảy nước, các mô thịt quả rời rã ra từng phần, vết thối lúc đầu có màu nâu xám sau chuyển thành màu đen.

Nấm bệnh lan dần vào trong

Nấm bệnh lan dần vào trong

Biện pháp phòng trừ bệnh thối trái, thối gốc chồi Thielaviopsis paradoxa trên cây dứa

- Tiêu hủy các cây bị nhiễm bệnh.

- Nên trồng chồi sạch bệnh. Xử lý chồi trước khi trồng bằng thuốc gốc đồng như Bordeaux, Copper Zinc,...

- Chồi giống sau khi tách khỏi cây mẹ, bó thành bó và dựng ngược dưới nắng để nhanh khô vết thương ở gốc chồi.

- Không chất đống chồi lên nhau trong thời gian dài trước khi trồng. Không lấy chồi giống vào các ngày mưa nóng.

- Sát trùng dụng cụ thu hoạch. Nhúng mặt cắt cuống trái hoặc cả trái vào dung dịch Benzoic acid 10% hay Sodium salicilamit 1%.

- Thu hoạch nhẹ nhàng tránh làm xây sát trái, tránh bầm giập vết cắt ở cuống trái (cần chừa cuống trái dài để có thể cắt ngắn khi bán, tạo mặt cắt tươi ở cuống).

- Không tổ chức thu hái quả vào những lúc mưa trong mùa hè. Không để đất bám dính vào quả nhất là vào vết cắt trên cuống quả.

- Sau thu hoạch quả không nên để dứa thành các đống lớn, xếp và vận chuyển cần nhẹ nhàng, nhất là đối với quả dứa cayene.

- Khi vận chuyển dứa đi xa, thời gian dài từ 2 – 3 ngày cần nhúng quả vào dung dịch Benomyl trong vòng giờ tính từ lúc hái (pha 4 gr thuốc Benomyl trong 100 lít nước).

Nguồn: Giáo trình sâu bệnh hại cây dứa - Bộ NN&PTNT
DMCA.com Protection Status