Thối đọt, thối rễ

Cây trồng bị hại: Cây dứa (thơm)
Tên khoa học: Pseudomonas ananas, Phytophthora sp.

Tác nhân gây bệnh thối đọt, thối rễ (do vi khuẩn Pseudomonas ananas và nấm Phytophthora sp.)

+ Do vi khuẩn Pseudomonas ananas.

+ Nấm Phytophthora nicotianae và Phytophthora cinamomi.

- Hàng năm, bệnh bắt đầu xuất hiện gây hại từ tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 4 đầu tháng năm sau. Thời kỳ bệnh gây hại mạnh nhất trong khoảng tháng 1 đến tháng 3. Bệnh xuất hiện gây hại trong điều kiện nhiệt độ không khí từ 15 - 22oC, ẩm độ không khí trên 80%, kèm theo mưa phùn và sương mù.

- Những vườn dứa bón phân không cân đối, nhất là bón nhiều phân đạm dễ bị nhiễm bệnh và bị bệnh gây hại nặng. Nếu bón phân N, P, K, Ca, g và phun bổ sung Bo, Zn thì dứa ít bị nhiễm bệnh hoặc bệnh gây hại nhẹ.

- Những vườn dứa dùng đất đèn xử lý ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 năm sau dễ bị nhiễm bệnh và bệnh gây hại rất nặng. Trong thời gian này, nếu cần xử lý ra hoa nên dùng chất Ethrel.

- Nguồn bệnh có thể lưu tồn trên đồng ruộng, trong đất trồng dứa đến 6 tháng và lưu từ năm này qua năm khác trên các phần thân chồi dứa chưa bị phân hủy.

Triệu chứng gây hại của bệnh thối đọt, thối rễ (do vi khuẩn Pseudomonas ananas và nấm Phytophthora sp.)

Bệnh thối đọt thường xảy ra trên lá non. Lá mất tính trương nước và cong, sau đó héo khô và có màu đỏ vàng hay nâu.

Ruộng dứa bị bệnh héo đọt

Ruộng dứa bị bệnh héo đọt

Bệnh thường bắt đầu từ tim hoa thị của cây, nguồn bệnh vào nõn cây có thể theo nguồn nước chảy tràn, nước mưa bắn đất vào trong nõn mang theo nguồn vi sinh vật gây bệnh.

Bệnh thối đọt

Bệnh thối đọt

Lúc đầu, phần gốc lá nõn thối có màu trắng đục, chuyển dần sang màu vàng nâu nhạt. Ranh giới mô bệnh và mô khỏe là một đường viền màu nâu đậm rõ rệt.

Gốc lá bị thối nhũn

Gốc lá bị thối nhũn

Bộ phận bị thối nhầy ướt, có mùi hôi khó chịu. Cầm tay rút nhẹ bộ phận nõn rời ra rõ ràng.

Bộ phận nõn rời ra khi rút nhẹ

Bộ phận nõn rời ra khi rút nhẹ

Trường hợp bệnh xảy ra trên rễ, triệu chứng đầu tiên là lá chuyển sang màu vàng và nâu, rồi lan dần vào thân dứa.

Lá chuyển sang vàng và nâu

Lá chuyển sang vàng và nâu

Sau đó, lá sẽ cong và khô ở phần ngọn.

Lá cong và khô

Lá cong và khô

Cây dứa được nhổ lên dễ dàng bởi vì phần rễ đã bị thối.

Bệnh thối rễ

Bệnh thối rễ

Ngoài ra, nấm bệnh còn làm rễ bị thối đen (hình .3.8), thường thấy ở các chân đất thấp thoát thủy kém.

So sánh giữa cây bình thường (trái) và cây bị bệnh thối rễ (phải)

So sánh giữa cây bình thường (trái) và cây bị bệnh thối rễ (phải)

- Sự nhiễm bệnh xảy ra ít nhất một tháng trước khi xuất hiện triệu chứng. Cây non dễ nhiễm hơn những cây trưởng thành.

- Bệnh xuất hiện gây hại ở các tỉnh trồng dứa ở miền Bắc và miền Trung, chưa thấy bệnh gây hại ở các tỉnh trồng dứa phía Nam.

- Trong các giống dứa thương mại, giống Na hoa mẫn cảm nhất rồi đến giống Cayenne, cuối cùng là dứa hoa Phú Thọ có tỷ lệ nhiễm bệnh ở mức độ trung bình.

Biện pháp phòng trừ bệnh thối đọt, thối rễ (do vi khuẩn Pseudomonas ananas và nấm Phytophthora sp.)

- Đất trồng dứa phải thoát thủy tốt.

- Phải làm đất kỹ, vệ sinh và tiêu hủy hết toàn bộ thân lá cây dứa chu kỳ trước, san phẳng bề mặt ruộng tránh tạo ra các khu hợp thủy, đọng nước khi có mưa.

- Trồng chồi thân vì có tính kháng bệnh cao hơn chồi cuống.

- Chồi giống dứa trồng chỉ được lấy ở các khu vực không bị bệnh gây hại, trước khi trồng cần được xử lí bằng ngâm chồi trong thuốc gốc đồng như: Bordeaux, Coper Zinc hoặc Alillet 0,2% trong 5 phút.

- Bón đầy đủ và cân đối phân bón, bổ sung thêm vi lượng.

- Tránh vun gốc hoặc làm cỏ trong mùa mưa vì sẽ làm văng các bào tử lên cây. Luân canh với các loại cây trồng cạn.

Nguồn: Giáo trình sâu bệnh hại cây dứa - Bộ NN&PTNT
DMCA.com Protection Status