Thối đen lép lửng

Cây trồng bị hại: Cây lúa
Tên khoa học: Pseudomonas glumae

Bệnh thối đen lép hạt lúa do vi khuẩn Pseudomonas glumae gây ra là một trong những bệnh hại phổ biến ở khắp các vùng trồng lúa nước trên thế giới. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, Bệnh lem lép hạt lúa hiện nay trở nên phổ biến trên ở các vùng trồng lúa ở nước ta có xu hướng gia tăng về diện tích lẫn mức độ tác hại, mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh.

1. Triệu chứng và đấu hiệu bệnh thối đen lép lửng hạt lúa 

+ Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập, gây hại trên hạt và cây mạ non. Từ khi lúa trỗ đến khi chín sữa là giai đoạn nhạy cảm, vi khuẩn xâm nhập vào hoa và vỏ hạt. Khi bệnh mới thể hiện thì, lúc đầu ở phần vỏ trấu của phôi hạt lúa biến màu hoặc có màu vàng nhạt, ở bên ngoài vỏ vết bệnh nhanh chóng lan ra toàn bộ vỏ trấu. Hạt lúa chuyển từ màu trắng kem sang màu nâu, màu nâu vàng nhạt hay màu nâu đỏ nhạt. Những hạt bị bệnh có thể nhìn rõ ranh giới giữa mô khỏe và mô bệnh là một đường màu nâu cắt ngang trên vỏ hạt. Nếu bị bệnh nặng thì vỏ trấu có màu vàng nhạt, hạt lép hoàn toàn, phần phôi hạt có màu nâu, hạt gạo không đầy phôi mủn, dễ gãy có màu trắng đục- nâu xám- đen. Trường hợp cả bông lúa bị bệnh, sẽ thấy bông lúa đứng thẳng trông như sâu đục thân phá hại, nhưng chỉ khác là vỏ trấu của nó có màu vàng nhạt.

+ Ngoài ra triệu chứng bệnh khi gây hại ở giai đoạn mạ là: Ở bẹ của cây mạ non xuất hiện chấm màu nâu, rồi chuyển sang màu nâu đậm, vết bệnh lan rộng xuống gốc, không có hình thù đặc trưng. Về cuối giai đoạn phát triển của bệnh, vết bệnh đó sẽ bị thối nhũn. Trên toàn bộ bẹ lá, vết bệnh có màu nâu đậm, sau chuyển sang màu nâu đen và gây thối mạ. Tóm lại, triệu chứng bệnh thối đen trên cây mạ non thể hiện cây non bị lụi đi không phát triển, lá mạ bị úa vàng ở phần lá phía dưới, lá chuyển từ màu nâu sang màu nâu đậm.

2. Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh thối đen lép lửng hạt lúa 

+ Bệnh thối đen lép hạt lúa phát sinh gây hại ở tất cả các thời vụ trồng như vụ chiêm xuân, hè thu và vụ lúa mùa. Ở miền Bắc bệnh thường gây hại nhiều hơn trong vụ lúa mùa, đặc biệt là trà lúa mùa sớm trỗ vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, vì thời điểm này thường có điều kiện thời tiết thuận lợi cho quá trình xâm nhiễm gây bệnh. Vụ mùa muộn thường tỉ lệ nhiễm bệnh là thấp nhất. Còn ở các tỉnh trung và Nam Bộ bệnh thường phát triển mạnh trên vụ lúa hè thu, và phát sinh gây hại nhẹ hơn ở vụ lúa đông xuân.

+ Bệnh phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao, bệnh thường xuất hiện rõ vào giai đoạn chín sữa, nhưng nếu bị bệnh sớm vào giai đoạn khoảng 4 - 5 ngày sau trỗ (trỗ trên 40%) thì mức độ tác hại của bệnh sẽ nặng hơn nhưng sau đó mức độ nhiễm bệnh giảm dần trong vòng 11 ngày sau trỗ tức là bệnh phát sinh phát triển kể từ khi lúa trỗ trong vòng 20 - 25 ngày, nhưng đến giai đoạn chín sáp, khả năng gây bệnh của vi khuẩn chậm hơn hoặc gần như không phát triển. Thời kì ủ bệnh là 5-7 ngày. Mức độ bệnh tăng còn phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn (lượng xâm nhiễm tối thiểu102 - 104 CFU/ml nhiệt độ 20-32oC và ẩm độ cao 70-95%.

+ Chân ruộng cao, hoặc hẩu trũng bệnh gây hại nặng hơn ở chân ruộng vàn. Nếu bón quá muộn, với liều lượng cao lại không cân đối với lân và kali thì khả năng nhiễm bệnh càng nặng. Ngoài ra thời kì và kỹ thuật bón cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát sinh phát triển của bệnh. Nếu bón N,P,K kết hợp và tập trung vào thời kì bón lót và làm cỏ đợt 1 thì tỉ lệ bệnh sẽ giảm rõ rệt so với bón đạm vào thời kì lúa phân hóa đòng mà không kêt hợp với bón kali.

+ Các giống lúa khác nhau thì có mức độ nhiễm bệnh là khác nhau. Hầu như tất cả các giống lúa sản xuất hiện nay đều có thể nhiễm bệnh. Giống mẫn cảm nhất với bệnh là giống CR203( Viện bảo vệ thực vật 1993-2994) sau đó là các giống San Hoa(Trung Quốc), ải lùn 32, C70,... các giống lúa mùa dài ngày thường bị bệnh nhẹ hơn.

+ Trước thời kì trỗ hoa khoảng 27 ngày, nếu phun vi khuẩn lên lúa ta thấy vi khuẩn có thể gây bệnh trên bẹ lá lúa, bẹ lá đòng và từ đó lây lan lên bông lúa khi trỗ. Tỉ lệ bẹ lá đòng nhiễm vi khuẩn có liên quan chặt với tỉ lệ hạt bị thối do lây nhiễm vi khuẩn vào sau một tuần trỗ bông. Vi khuẩn tồn tại ở hạt nằm trên bề mặt mày hạt và ở mặt trong vỏ trấu, hoặc ở trên cây lúa bệnh bị vùi lấp trong đất sau khi thu hoạch và có thể sẽ làm chết thối cây mạ khi mọc ra từ hạt bị bệnh sau khi gieo sạ lúa ở vụ sau.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh thối đen lép lửng hạt lúa 

+ Xử lý hạt giống trước khi gieo cấy để giảm nguồn bệnh. Xử lý hạt bằng nước nóng 54oC trong 10 phút hoặc sấy khô hạt ở nhiệt độ 65 oC trong 6 ngày.Có thể xử lý hạt bằng thuốc hóa học như: thuốc Starner 20WP ở nồng độ 0.2% hoặc Batocide với nồng độ 0.15% ta ngâm hạt trong 24h, sau rửa đãi sạch và tiếp tục ngâm ủ theo yêu cầu kỹ thuật. Trong trường hợp cần thiết trên ruộng lúa giống có thể phun thuốc starner nồng độ 0.2% vào trước trỗ hai ngày đến chớm trỗ 5%. phun thuốc lần hai sau khi lúa trỗ xong hoàn toàn.

+ Chọn lọc và sử dụng hạt giống khỏe, lấy hạt ở những ruộng không nhiễm bệnh đẻ làm giống, sử dụng những giống lúa có khả năng chống chịu với bệnh phù hợp với mỗi thời vụ và từng vùng sinh thái.

+ Làm đất, diệt cỏ dại, bón phân cân đối N,P,K, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây, không bón quá nhiều đạm, không nên bón đạm muộn vào thời kì lúa trước và sau khi trỗ bông từ 5-10 ngày nhằm giảm mức độ nhiễm bệnh

+ Điều chỉnh thời vụ trồng sao cho tránh giai đoạn lúa trỗ trùng với thời kì nóng, mưa, ẩm nhiều.

+ Sử dụng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn đối kháng (chủng Kyu – A-891) phun vào thời kì lúa sắp trỗ và xử lý hạt lúa ngâm trong dung dịch dòng vi khuẩn mất tính độc P.glumae N750 hoặc 7503 sau đó đem gieo hạt (Naruto, 2002).

Nguồn: Admin tổng hợp
DMCA.com Protection Status