Tác dụng chữa bệnh từ quả hồng

- Ở nước ta, quả hồng là loại quả tương đối phổ biến và được nhiều người ưa thích. Hồng có thể chia thành “hồng ngọt” và “hồng chát” (“hồng ngâm”). Không những quả hồng ăn rất ngon mà cả quả hồng và cây hồng có thể dùng làm thuốc”:

+ Phấn ở quả hồng (thị sương) tác dụng: nhuận táo, giải nhiệt, tiêu đờm giảm ho, có thể sử dụng để điều trị niêm mạc miệng lưỡi, đau họng, ho khan....

+ Núm cuống quả hồng (tai hồng hay thị đế) có công dụng giáng khí, trị nôn, ợ hơi. Sử dụng trong thuốc Đông y như bài thuốc “Thị đế thang”, “Thị đế tán” nổi tiếng chữa nôn ói, ợ hơi, hơi thở nóng…hiệu quả tương đối cao.

+ Lá hồng sử dụng cho người bị huyết áp cao, có khả năng cầm máu, kháng khuẩn,tiêu viêm. Uống trà lá hồng lâu ngày sẽ làm cho mạch máu mềm đi, chữa xơ cứng động mạch, cải thiện chứng mất ngủ và tăng tuổi thọ.

- Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể từ quả hồng và cây hồng:

+ Quả hồng - điều trị tăng huyết áp: ép lấy nước quả hồng tươi (thị tất), hoà với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa chén. Có thể sử dụng để dự phòng tai biến mạch máu não do tăng huyết áp.

+ Tai quả hồng - trị tiểu tiện ra máu: Lấy thị đế (tai hồng) đem rang to lửa hoặc đốt cho đến khi mặt ngoài cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu, sau đó nghiền mịn. Ngày uống 2 lần vào lúc đói bụng, mỗi lần 6g, chiêu bột thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng.

Quả hồng có nhiều công dụng chữa bệnh quý

Quả hồng có nhiều công dụng chữa bệnh quý

+ Quả hồng - Chữa trĩ nội, đại tiện ra máu: dùng 12g quả hồng khô , sắc uống hoặc nấu cháo ăn ngày 2 lần. Hoặc dùng quả hồng khô, rang vàng, tán mịn, uống 3 lần/lần, mỗi lần 6g.

+ Lá hồng - chữa các bệnh xuất huyết ở bên trong (chảy máu dạ dày, ho ra máu do lao, trĩ nội…): Lấy lá hồng rụng mùa thu rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

+ Quả hồng - điều trị tăng huyết áp: ép lấy nước quả hồng tươi (thị tất), hoà với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa chén. Có thể sử dụng để dự phòng tai biến mạch máu não do tăng huyết áp.

+ Cuống quả hồng - chữa nấc: Lấy cuống quả hồng 3 - 5 cái, thêm 5 lát gừng sắc uống. Nếu thêm khoảng 5 - 6g đinh hương càng tốt.

+ Vỏ quả hồng - Chữa viêm da lở loét: Vỏ quả hồng 50g, đốt toàn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn bôi.

+ Quả hồng khô - chữa kiết lỵ, viêm ruột: Lấy hồng khô thái nhỏ, phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột mịn để uống dần, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, chiêu bằng nước đun sôi

+ Quả hồng - chữa da dị ứng: Quả hồng còn xanh 500g, giã nát, thêm 1.500ml nước vào trộn đều, phơi nắng 7 ngày, bỏ bã, phơi tiếp trong 3 ngày nữa rót vào lọ dùng dần, hàng ngày lấy bông thấm thuốc bôi vào chỗ da bị dị ứng 3 - 4 lần.

+ Quả hồng - Chữa trĩ nội, đại tiện ra máu: dùng 12g quả hồng khô , sắc uống hoặc nấu cháo ăn ngày 2 lần. Hoặc dùng quả hồng khô, rang vàng, tán mịn, uống 3 lần/lần, mỗi lần 6g.

+ Lá hồng - chữa ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Cũng lấy lá hồng rụng mùa thu rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 3g, liên tục trong 1 tháng.

+ Phấn quả hồng - Chữa lưỡi, môi lở loét: Lấy phấn quả hồng 10g, bạc hà 5g, hai thứ trộn lẫn với nhau đem nghiền mịn, bôi vào chỗ môi bị lở, rất mau khỏi. Hoặc chỉ cần lấy thị sương ngày bôi 3 lần vào chỗ bị lở, vài ngày cũng sẽ khỏi.

+ Tránh thai: Núm cuống quả hồng 50g sấy khô, tán nhỏ, chia đều thành 6 gói, trước và sau khi hành kinh uống 1 lần, mỗi lần 1 gói, liền trong 3 chu kỳ.

Lưu ý: Quả hồng mặc dù rất bổ nhưng không phải ai sử dụng cũng tốt. Theo đông y, người tỳ vị hư hàn, có đàm thấp bên trong, tiêu chảy, đang bị cảm lạnh không được ăn hồng. Không ăn hồng sau khi ăn món tôm và cua. Hoặc cùng một thời điểm ăn quá nhiều hồng sẽ có thể dẫn tới đau trướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy… Đặc biệt, lúc đói không nên ăn quá nhiều hồng, nhất là hồng chưa chín kĩ. Vì một số thành phần trong quả hồng có thể kết hợp với dịch vị tạo thành những chất kết tủa không tan; lúc đầu chỉ nhỏ như hạt mơ dần dần có thể to như nắm tay, gọi là “thị thạch” (sỏi hồng).

Nguồn: Admin
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status