Phục hồi vườn dừa suy yếu, tóp đọt, không ra lưỡi mèo và trái nhỏ

Vườn dừa suy yếu, tóp đọt, không ra lưỡi mèo và trái nhỏ là dấu hiệu cho thấy cây đang gặp vấn đề về dinh dưỡng, điều kiện sinh trưởng hoặc bị sâu bệnh tấn công. Nếu không được khắc phục kịp thời, năng suất và chất lượng trái dừa sẽ suy giảm đáng kể. Vậy làm thế nào để giúp cây phục hồi, phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao? Dưới đây là những giải pháp phục hồi vườn dừa suy yếu, tóp đọt, không ra lưỡi mèo và trái nhỏ.

1. Nguyên nhân vườn dừa suy yếu, tóp đọt, không ra lưỡi mèo, trái nhỏ

Nguyên nhân thiếu dinh dưỡng

Dừa là cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng cao, đặc biệt là kali (K), canxi (Ca), magie (Mg) và bo (B).

Thiếu kali gây héo lá, châm ra hoa và trái nhỏ.

Thiếu magie khiến lá vàng, sinh trưởng chậm.

Thiếu bo gây tóp đọt, không ra lưỡi mèo, dài lá.

Nguyên nhân thiếu nước

Dừa cần nhiều nước, đặc biệt trong mùa khô.

Khi thiếu nước, rễ không hấp thụ đủ dinh dưỡng, khiến đọt non không phát triển, hoa rụng sớm, trái nhỏ, khô cùi và ít nước.

Nguyên nhân do sâu bệnh hại tấn công

Một số bệnh phổ biến khiến dừa suy yếu, tóp đọt và không ra lưỡi mèo như bệnh thối đỉnh, bệnh khô lá, sâu đục thân, bọa trắng. Sâu đục thân là mối nguy lớn, làm đỉnh sinh trưởng bị tổn thương, làm giảm khả năng sinh trưởng.

Nguyên nhân do dừa già hóa:

Các vườn dừa trên 20 năm tuổi thường bị giảm sức sinh trưởng, dẫn đến khó ra lưỡi mèo và sản lượng trái thấp.

2. Biện pháp khắc phục vườn dừa suy yếu, tóp đọt, không ra lưỡi mèo và trái nhỏ

Bón phân đầy đủ

Sử dụng Kali Humate 65 + NPK 20-20-15 và phân bón vi lượng Combi Chelate bón định kỳ 20 ngày/lần.

Tưới nước đầy đủ

Tưới 2-3 lần/tuần, mỗi lần 50-100 lít/cây trong mùa khô.

Phủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, vỏ dừa hoặc phân hữu cơ.

Kiểm soát sâu bệnh

Kiểm tra vườn thường xuyên, để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Một giải pháp an toàn được nhiều nhà vườn ưa chuông là sử dụng chế phẩm sinh học sử dụng Bacillus thuringiensis để phòng trừ sâu bệnh hại, sử dụng định kỳ 7-10 ngày/ lần.

Cắt tỉa và trồng dặm

Cắt tỉa lá già để giảm tiêu hao dinh dưỡng.

Đối với cây quá già (trên 30 năm), nên trồng dặm cây mới để thay thế dần.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bà con trong việc chăm sóc vườn dừa hiệu quả. Chúc bà con có một vườn dừa xanh tốt, năng suất cao!

Nguồn: Admin LT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status