Cây dừa mới ra lưỡi mèo đầu tiên nên để hay cắt bỏ? Cách bón phân cho cây dừa giai đoạn ra lưỡi mèo?

Cây dừa là cây trồng quen thuộc với mọi nhà. Nước dừa có vị ngọt thanh, mát nên được nhiều người ưa chuộng. Việc trồng và chăm sóc cây dừa để dừa có năng suất, chất lượng quả cao luôn được nhiều bạn đọc quan tâm. Qúa trình sinh trưởng của cây dừa được chia thành nhiều giai đoạn, trong đấy có giai đoạn cây dừa ra lưỡi mèo. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc về cách chăm sóc và cách bón phân cho cây dừa mới ra lưỡi mèo.

1. Cây dừa mới ra lưỡi mèo đầu tiên nên để hay cắt bỏ?

- Sau khi trồng 18 tháng cây sẽ cho lưỡi mèo đầu tiên, 1 cây dừa có thể cho tối đa 3-4 lưỡi mèo 1 lượt. Lưỡi mèo cong, không cho trái thì nên cắt bỏ còn lưỡi mèo thẳng, mập, cho trái nên để lại để lấy trái.

- Khi cây ra lưỡi mèo nên tiến hành dọn vệ sinh cây dừa để tạo độ thông thoáng cho cây, tránh bị sâu, nấm bệnh tấn công.

- Ngoài ra nếu muốn cây dừa ra lưỡi mèo đầu tiên cho quả thì bà con cần lưu ý khâu chọn giống và chăm sóc như sau: Chọn cây giống đẹp, không bị sâu bệnh, khoảng cách trồng dừa phải phù hợp, cây không bị khuất ánh sáng, thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trên cây và bón phân đầy đủ cho cây.

2. Lượng phân bón cần cung cấp cho cây dừa trong giai đoạn ra lưỡi mèo?

-  Giai đoạn cây ra lưỡi mèo là giai đoạn đầu tiên trong thời kỳ ra hoa đậu quả của cây dừa, là giai đoạn tiền đề quyết định năng suất, chất lượng quả dừa.

                                                              Cây dừa bung lưỡi mèo

 

- Trong giai đoạn này cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây để cây có thể bung lưỡi mèo ra hoa, đậu quả

- Lượng phân bón cho 1 gốc dừa: 170g DAP+30g Phân ure+1kg Phân hữu cơ. Thời gian bón phân 3 tuần/lần.

- Cách bón: Rải phân xung quanh mép tán hình chiếu lá dừa nên bón vào hôm đất ẩm. Nếu đất khô sau khi bón xong tiến hành tưới nước để cây có thể hấp thụ được phân bón. Có thể dùng lá cây, cây lục bình phủ gốc để tạo độ ẩm cho cây, mùn lá cây, cây lục bình còn là nguồn phân hữu cơ cung cấp cho cây.

- Ngoài ra có thể cung cấp thêm Auxin NAA, Combi chelate, Cytokinin DA6 giúp tăng sức khỏe cho cây, tăng số lượng hoa, tỷ lệ đậu trái và tăng năng suất cho cây.

Xem thêm >> Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ)

Xem thêm >> Trồng dừa xiêm bao lâu có quả? Kỹ thuật trồng dừa xiêm siêu sai quả

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn đọc về bón phân cho cây dừa giai đoạn mới ra lưỡi mèo! Chúc bạn đọc có vụ dừa bội thu!

Nguồn: Admin LT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status