Phòng ngừa hiện tượng cháy lá sầu riêng mùa nắng nóng
Sầu riêng là cây trồng nhạy cảm do vậy những thay đổi nhỏ từ quá trình canh tác cũng như yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cây trồng. Trong mùa nắng nóng, hiện tượng cháy lá sầu riêng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Cháy lá sầu riêng là nỗi lo của nhiều nông dân. Vậy làm sao để khắc phục được hiện tượng cháy lá trên là câu hỏi luôn được nhiều nông dân quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc phương pháp phòng ngừa hiện tượng cháy lá sầu riêng mùa nắng nóng.
1. Tại sao sầu riêng bị cháy lá ở mùa nắng nóng?
- Do hiện tượng bốc hơi nước: Nhiệt độ cao trong mùa nắng nóng làm tăng tốc độ bốc hơi nước từ đất và cây, khiến cây nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu nước gây cháy lá.
- Do khí khổng đóng lại, hoạt động trao đổi chất bị chậm dẫn đến cây bị thiếu nước, thiếu dinh dưỡng.
- Do nhiệt độ tăng gây tổn thương tế bào lá.
- Ảnh hưởng đến hệ thống rễ, không thể cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cây dẫn đến cây bị cháy lá.
2. Biện pháp phòng ngừa hiện tượng cháy lá sầu riêng mùa nắng nóng
- Biện pháp canh tác
+ Tỉa cành tạo tán cho cây: Tiến hành tỉa các cành bị sâu bệnh, cành vô hiệu để giảm hiện tượng thoát hơi nước qua lá, giúp cây đỡ mất nước.
+ Cung cấp nước đầy đủ cho cây trồng ưu tiên tưới buổi sáng cho cây, bà con cần cung cấp lượng nước ít nhưng kéo dài thời gian tưới, đảm bảo cây có đủ nước mà không làm ngập úng
+ Giữ cỏ trong vườn: Cỏ có thể giúp giữ ẩm và hạn chế thoát nước, bảo vệ đất và rễ cây.
- Dinh dưỡng
+ Qua gốc: Bón phân hữu cơ cho cây để tăng cường độ ẩm cho đất, lượng phân bón cho 1 gốc là 5-6 kg. Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng cây có thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
+ Qua lá: Bổ sung Brass- Tria Plus, Amino Acid và vi lượng để lá cây dày, xanh tốt. Liều lượng cho 20L nước 3gr Brass- Tria Plus + 10gr Amino Acid + 3gr Combi Chelate, phun lặp lại sau 7-10 ngày.
Ngoài ra để kích thích bộ rễ cây phát triển, tăng cường sức khỏe cây trong mùa nắng nóng sử dụng Combo 01 - Siêu kích rễ cho cây liều lượng 1ml cho 3-5 L nước nên tưới vào buổi chiều mát.
-
Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng: Tỉa cành, tạo tán cho cây sầu riêng
Mô tả đặc điểm của tán lá cây sầu riêng, xác định các cành lá của tán cây sầu riêng cần để tạo tán cần cắt tỉa và cách vệ sinh vết cắt, cắt tỉa và tạo tán cây sầu riêng đúng yêu cầu kỹ thuật...
-
Hiện tượng rụng trái non trên cây sầu riêng và cách khắc phục
Trước tiên là phải kiểm soát được sự phát triển có của chồi, bón đầy đủ và cân đối nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây hoặc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để kiểm soát.
-
Kỹ thuật canh tác cây sầu riêng-Nông dân hỏi Chuyên gia trả lời
Nông dân sầu riêng hỏi-Chuyên gia trả lời? GS.TS Trần Văn Hâu-Giảng viên cao cấp trường Đại học Cần Thơ? Chuyên gia trái cây nghịch mùa-Trần Văn Hâu? Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng?
-
Giải pháp hiệu quả để kiểm soát bệnh cháy lá khô cành do nấm Rhizoctonia Solani trên cây sầu riêng
Nấm Rhizoctonia Solani là tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng. Nấm thường phát triển tốt trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao, thiếu ánh sáng lây lan trong không khí theo gió, theo nước mưa, nguồn nước tưới và tiếp xúc trực tiếp với ký chủ
-
Công thức pha phân bón lá giảm sốc và giảm rụng trái non ứng dụng trên cây sầu riêng
Sử dụng sau khi sầu riêng bắt đầu đậu trái giúp tăng cường sức kháng của cây và giảm thiểu rụng trái non.