Giải pháp hiệu quả để kiểm soát bệnh cháy lá khô cành do nấm Rhizoctonia Solani trên cây sầu riêng

Cây trồng liên quan: Cây sầu riêng

Nấm Rhizoctonia Solani gây bệnh cháy lá khô cành là một trong những vấn đề lớn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây sầu riêng, một loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc giải pháp phòng và điều trị bệnh có thể giúp nâng cao năng suất của cây sầu riêng.

1. Điều kiện phát sinh, phát triển của nấm Rhizoctonia Solani

- Môi trường sống: Nấm tồn tại trong đất, tàn dư thực vật.

- Nấm phát triển trong thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, thiếu ánh sáng lây lan trong không khí theo gió, theo nước mưa, nguồn nước tưới và tiếp xúc trực tiếp với ký chủ, nhiệt độ nấm Rhizoctonia Solani phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ khoảng 20-30oC.

2. Biểu hiện bệnh cháy lá khô cành do nấm Rhizoctonia Solani trên cây rầu riêng

- Lá: Xuất hiện các đốm nâu hoặc vàng, thường bắt đầu từ mép lá và lan dần vào phía trong. Các đốm này có thể mở rộng và kết hợp với nhau làm cho lá khô và rụng đi.

- Cành: Xuất hiện các vết màu nâu đen, trong trường hợp nặng cành khô hoàn toàn và chết đi.

- Rễ: Nếu cây bị nặng sẽ gây ra tình trạng thối rễ, dẫn đến tình trạng cây héo rũ và chết dần.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá khô cành do nấm Rhizoctonia Solani trên cây sầu riêng

Để giảm thiểu bệnh cháy lá khô cành do nấm Rhizoctonia Solani trên cây sầu riêng, bà con có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

- Biện pháp canh tác:

+ Cắt tỉa cành: Thường xuyên cắt tỉa cành cây, tạo thông thoáng để cây nhận đủ ánh sáng giúp cây phát triển khỏe mạnh hạn chế sự tấn công của sâu bệnh hại.

+ Thoát nước: Xây dựng hệ thống thoát nước tốt, tạo độ thông thoáng cho vùng rễ, giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng và nước tốt hơn.

+ Không sử dụng nguồn vật liệu hữu cơ có bệnh tủ gốc cho cây, tránh lây lan nguồn bệnh cho cây.

- Biện pháp bón phân:

+ Bón phân cân đối: Chia nhỏ lượng phân bón trong mùa mưa. Bổ sung cho cây các chất tăng trưởng như Amino, Vi Lượng, Canxi Nitrat để tăng sức khỏe của cây hạn chế khả năng tấn công của nấm bệnh. Lượng bón Amino 2g/1L nước, vi lượng 1gr/ 6-8L nước, Canxi Nitrat 200-250gr/8L nước, tùy vào độ tuổi của cây có thể điều chỉnh lượng phân bón phù hợp.

- Biện pháp hóa học: Sử dụng một số thuốc như Hexaconazole 5%, Validamycin…

Mong rằng các thông tin trên hữu ích với bạn đọc! Chúc bà con có vụ mùa bội thu!

Nguồn: Admin - Lê Thảo
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status