Nông dân hỏi chuyên gia trả lời – Hạn chế rụng hoa, trái non sầu riêng trong bối cảnh nắng hạn gặp mưa dầm
Nông dân hỏi chuyên gia trả lời – Hạn chế rụng hoa, trái non sầu riêng trong bối cảnh nắng hạn gặp mưa dầm
- Giáo sư. Ts Trần Văn Hâu - Nguyên giảng viên cao cấp trường Đại học Cần thơ
Câu hỏi 1:
Canh tác giống Sầu riêng thái - Cây đang giai đoạn bông vừa xổ nhụy gặp mấy cơn mưa lớn cho nên rụng hết trái non. Giai đoạn vừa xổ nhụy, trái non do sợ cây đi đọt nên chỉ tưới nước vừa đủ. Hỏi cách phun xịt chặn đọt nhanh? Cần bón gì thêm dưới gốc để chống rụng trái non không?
Trả lời từ chuyên gia:
- Nguyên nhân gây rụng hoa, rụng trái non khi gặp mưa lớn: Cây Sẩu riêng trước khi ra hoa xổ nhụy, đậu trái non vừa trãi qua thời kỳ khô hạn. Đến giai đoạn trái non, lượng nước tưới vừa đủ để cây không đi đọt non. Khi gặp mưa lớn (mưa từ 5-10 ngày liên tục) tác động trực tiếp cây Sầu riêng làm cây bị sốc nhiệt (stress nhiệt), sốc nước (stress nước) dẫn đến cây rụng hoa, rụng trái non hàng loạt.
- Giải pháp tác động khi cây bị sốc nhiệt, sốc nước: Giai đoạn nuôi búp (trước giai đoạn ra hoa xổ nhụy, đậu trái) cần lựa chọn bón phân gốc có hàm lượng kali cao (hoặc khi bón phân ba số thì bổ sung thêm phân kali đơn với lượng 200-300 gram/ gốc). Hỗ trợ phun kéo bông, kéo đọt bằng công thức có bổ sung một số hoạt chất chống sốc nhiệt, sốc nước, … hạn chế tác hại của điều kiện thời tiết bất thuận như Brassinolide, 3B, Cytokinin DA6, … Công thức tính cho 200 lít nước: 10 gram Brassinolide + 200 gram amino acid + 100 gram Bột rong biển + 30 gram vi lượng tổng hợp + 2 gram Cytokinin DA6. Phun định kỳ 7-10 ngày/ lần. Dừng trước thời điểm cây xổ nhụy 15 ngày. Cử cuối cùng phun MKP để thúc đẩy làm già cơi đọt, chuyển sang giai đoạn ra hoa, xổ nhụy, đậu trái non.
- Giai đoạn đậu trái non gặp mưa, cây đi đọt cần tiến hành chặn đọt bằng công thức: 100 gram Mepiquat + 1 kg MKP pha 200 lít nước. Hoặc có thể phun các hoạt chất KNO3 (1,5-2%), MKP (2-2,5%), …
Xem thêm: Brassinolide 0.15% SP (Giải độc cây trồng) Hormone thực vật tan trong nước. |
Câu hỏi 2:
Sầu riêng xổ nhụy được 10 ngày gặp mưa lớn “ Đọt không xì nhưng trái vẫn rụng” Hỏi nguyên nhân do đâu? Có phải do acid trong nước mưa làm rụng? Rửa nước mưa bằng cách nào sẽ an toàn nhất?
Trả lời từ chuyên gia:
- Quá trình ra hoa thụ phấn thông thường kéo dài từ 10-14 ngày, đôi khi ra hoa thụ phấn 2-3 đợt. Nếu sau xổ nhụy 10 ngày gặp mưa lớn gây rụng trái có thể là do nước mưa làm loãng hạt phấn trên nhụy gây ảnh hưởng quá trình thụ phấn không thành công. Rụng hoa, rụng trái non trong trường hợp này là không được thụ phấn thụ tinh. Giải pháp khắc phục: tiến hành thụ phấn bổ sung, … Giai đoạn trước xổ nhụy bổ sung một số hoạt chất chống chịu điều kiện bất thuật như Brassinolide, chitosan, … bổ sung thêm vi lượng, đặc biệt là nguyên tố Caxi, Bo.
- Ngoài ra, có thể rụng trái non do bệnh thán thư phát triển trong điều kiện mưa gây rụng. Giai đoạn trước xổ nhụy (phun phòng khi đít bông chuyển sang vàng) cần lưu ý phun ngừa sâu bệnh hại, đảm bảo an toàn giai đoạn ra hoa xổ nhụy.
- Dùng nước giếng để rửa nước mưa sẽ làm cho giảm tỷ lệ thụ phấn của cây. Nên rửa vườn bằng thuốc phòng trừ sâu bệnh hại để giảm nguyên nhân gây rụng hoa, trái do sâu bệnh hại gây ra.
Tỉa cành tạo tán trên cây sâu riêng sao cho đúng?
Câu hỏi 3:
Muốn trồng Sầu riêng lùn thì thì thời điểm cắt ngọn tốt nhất là khi nào? Sầu riêng lùn có đạt năng suất cao không?
Trả lời từ chuyên gia
- Đối với vùng có điều kiện dinh dưỡng, thời tiết không thuận lợi có thể áp dụng kỹ thuật cắt ngọn tạo cành tạo tán. Tuy nhiên khi cắt ngọn tạo tán mới thì dễ bị gãy tán khi gặp gió, mưa lớn. Nên tùy vào điều kiện thực tế, khí hậu, thổ nhưỡng để quyết định cắt ngọn tạo tán cho cây. Tốt nhất chỉ tạo 1 tán với chiều cao tán bằng với khoảng cách trồng. Thông thường từ 8-9 m. Vậy nên cắt ngọn khi đủ chiều cao theo dự kiến, cành ngọn đạt đường kính từ 2-3 cm thì tiến hành cưa ngọn. Sau khi cưa ngọn bôi keo liền sẹo để nhanh lành vết cắt, chống sâu bệnh hại xâm nhập. Mỗi năm sau khi cắt mà ngọn ra đọt mới thì tiến hành ngắt chồi, tránh tiêu hao dinh dưỡng, hoặc gặp mưa, gió to dễ tách cành.
- Cây Sầu riêng lùn có đạt năng suất cao không: Cây sầu riêng ra trái trên cành ngang, năng suất quyết định bởi số lượng trái trên cành, số cành ngang trên cây. Nếu cây không đủ số cành thì không đảm bảo năng suất dự kiến. Do vậy chỉ cắt ngọn khi đảm bảo số cành mang trái.
-
Chăm sóc sầu riêng xử lý nghịch vụ trong mùa mưa
Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng nghịch vụ như thế nào? Chăm sóc sầu riêng trong mùa mưa? Những lưu ý khi xử lý sầu riêng nghịch vụ trong mùa mưa? Cách làm cho cây sầu riêng ra hoa đồng loạt? Xử lý nghịch vụ sầu riêng?
-
Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi hoa
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi hoa như thế nào? Thời gian nuôi hoa là bao lâu? Cần làm gì giai đoạn cây sầu riêng giai đoạn nuôi hoa?
-
Kỹ thuật kiểm soát đọt khi sầu riêng ra hoa đậu trái
"Trồng sầu riêng khó nhất là kỹ thuật kiểm soát đọt giai đoạn ra hoa đậu trái. Nếu giai đoạn này xử lý được vấn đề đi đọt thì năng suất và hiệu quả kinh tế rất cao."
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô