Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi hoa

Cây trồng liên quan: Cây sầu riêng

Sầu riêng là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Mỗi năm thu hoạch một vụ quả. Tuy nhiên cũng là cây trồng đòi hỏi kỹ thuật canh tác khá toàn diện. Nếu quy trình chăm sóc không cân đối dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây đều quan trọng nhưng giai đoạn xử lý ra hoa, nuôi hoa, đậu quả là giai đoạn nhạu cảm của cây. Đồng thời là giai đoạn quyết định đến năng suất chất lượng của cây sầu riêng.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi hoa như thế nào? Thời gian nuôi hoa là bao lâu? Cần làm gì giai đoạn cây sầu riêng giai đoạn nuôi hoa?

Quy trình chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi hoa

1. Giai đoạn hình thành mắt cua (7-10 ngày)

- Giai đoạn này được tính từ khi mắt cua được hình thày đến khi mắt cua 7-10 ngày tuổi.

- Các biện pháp cần tác động vào giai đoạn này phải kết thúc trước khi mắt cua 5 ngày tuổi.

- Tiến hành tưới nhấp nước đảm bảo không khô hạn để giúp cho cây phát triển mắt cua. Tến hành phun KNO3 kết hợp với GA3  để pha niêm trạng kích thích cho mắt của phát triển và kéo bông.

- Nồng độ phun KNO3 0,5-1 %, GA3 10 ppm.

2. Giai đoạn búp được 10 ngày tuổi

- Bón phân gốc cho cây để cung cấp dinh dưỡng kịp thời nhằm kích thích sự phát triển của búp. Bón phân tính cho cây 8-10 năm tuổi/ gốc: Phân hữu cơ hoai mục 5-10 kg (phân khoáng: 2-3 kg) + NPK (20-10-10; 15-15-15): 0,5 kg + Humic; Tricoderma nồng độ bổ sung theo khuyến cao của nhà sản xuất.

- Phun phân bón qua lá bổ sung trực tiếp cho cây trồng nhằm kéo đọt, chặn đọt lá và bổ sung các axit amin. Dùng GA3 kết hợp với amino axit và có thể bổ sung thêm phân bón lá hàm lượng đạm cao.

- Lưu ý: Miền Đông và Tây Nguyên không tưới nước và kéo mắt cua như Miền Tây mà chờ mắt cua phát triển 2-3 cm, xác định chồi bông rồi mới tưới nước bón phân.

Xem thêm: Gibberellic Acid 90% (GA3) nguyên chất.

3. Giai đoạn búp được 20 ngày tuổi

- Tỉa búp lần 1: Tiến hành tỉa loại bớt chùm bông yếu, sâu bệnh, trên cành nhỏ, cành ra quả nhiều bông, dày đặc nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi bông hiệu quả.

- Bón phân bón gốc: Căn cứ vào lượng phân bón lần trước đó và sức khỏe của cây mà định lượng bón lần này. Lượng bón lần này tính cho cây 8-10 năm tuổi/gốc bón từ 300-500g NKP (15-15-15; 16-16-16).

- Bón phân qua lá: Phun MKP (500g/200 lít nước) + Vi lượng Mg, Zn, Bo; Amino axit, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Chế độ nước: Cần cung cấp nước đảm bảo độ ẩm từ 75-80% để cây phát triển nuôi búp tốt nhất.

4. Giai đoạn búp 40 ngày tuổi (trước xổ nhụy 15 ngày)

- Tỉa búp lần 2: Tiến hành tỉa loại bớt chùm bông yếu, sâu bệnh, trên cành nhỏ, cành ra quả nhiều bông, dày đặc nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi bông hiệu quả.

- Chế độ nước: Duy trì độ ẩm đất 80% để cây sinh trưởng phát triển nuôi búp tốt nhất.

Búp bông sầu riêng trước xổ nhụy 15 ngày.

- Bón phân gốc: Bón NPK với hàm lượng Kali cao như 12-11-18; 12-12-17; 16-9-20; 15-5-25. Lượng bón cho cây 8-10 năm tuổi từ 0,5-1 kg/ gốc.

- Phân bón lá: Phun phân bón MKP liều lượng 500 g – 1kg/ 200 lít, kết hợp với vi lượng Mg, Zn, Bo, amino axit (liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất).

- Cung cấp Bo trước khi xổ nhụy 1-2 lần, hai lần cách nhau 7-10 ngày, Canxi một lần kết hợp với Bo phun trực tiếp vào vị trí búp.

- Lưu ý: Miền Đông, Tây Nguyên: Giai đoạn nuôi búp có thể kéo dài hơn khoảng 10-20 ngày so với Miền Tây. Nên mọi thười điểm tác động phân bón sẽ chậm hơn (búp 20 và búp 40 ngày tuổi).

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status