Nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá, xoăn lá trên cây rau ngót và biện pháp khắc phục

Cây trồng liên quan: Cây rau ngót

Để cây rau ngót luôn được khỏe mạnh ít sâu bệnh hại tấn công, thì kỹ thuật chăm sóc cho cây là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của cây. Trong quá trình chăm sóc cây rau ngót cây có thể bị sâu bệnh hại tấn công khiến cho năng suất vườn rau ngót bị ảnh hưởng, trong đó bệnh vàng lá, xoăn lá trên cây rau ngót thường khiến bà con lo ngaị nhất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách điều trị bệnh vàng lá, xoăn lá trên cây rau ngót hiệu quả.

Cây rau ngót có hiện tượng bị vàng lá

Cây rau ngót có hiện tượng bị vàng lá

1. Nguyên nhân dẫn đến cây rau ngót bị vàng lá, xoăn lá

Cây rau ngót bị xoăn lá khi trồng là hiện tượng phổ biến khi các hộ nông dân trồng cây rau ngót. Nên khi chăm sóc cây rau ngót bà con cần chú ý đến các loại sâu bệnh hại tấn công cây và lá. Bệnh vàng lá, xoăn lá trên cây rau ngót có một số nguyên nhân gây hại chính sau:

- Cây rau ngót bị vàng lá bởi do bệnh nấm gây hại, xâm nhập từ dưới đất lên cây, khiến cây bị vàng lá và héo.

- Khi lá rau ngót bị xoăn lá, có màu xanh đậm là cây đã nhiễm bệnh do virus gây nên.

Cây rau ngót bị xoăn lá do virus tấn công

Cây rau ngót bị xoăn lá do virus tấn công

- Khi chăm sóc bà con không cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa khô hoặc vào mùa mưa bà con không thoát nước kịp thời cho cây, khiến cây bị ngập úng dẫn đến cây bị vàng lá, chết cây.

- Một sai lầm khác khi chăm sóc cho cây rau ngót khiến cây bị xoăn lá đó chính là bà con lạm rụng quá nhiều thuốc BVTV và bón phân không hợp lý cho cây, khiến cây bị ngộ độc dẫn đến cây bị vàng lá, xoăn lá.

- Tuy nhiên để biết được nguyên nhân chính dẫn đến vườn cây nhà mình bị vàng lá và xoăn lá bà con cần theo dõi kỹ quy trình chăm sóc vườn rau ngót để hiểu và nắm rõ tình trạng bệnh trên cây.

2. Biện pháp khắc phục cây bị vàng lá, xoăn lá trên cây

Để khắc phục được tình trạng cây bị vàng lá và xoăn lá trên cây bà con cần lưu ý như sau:

- Cung cấp nước đầy đủ cho cây rau ngót vào mùa khô, giúp cây đủ ẩm để nuôi dưỡng lá. Vào mùa mưa bà con cần có hệ thống tiêu nước nhanh cho cây rau ngót tránh tình trạng cây ngập úng làm thối rễ dẫn đến cây bị vàng lá, nặng hơn sẽ khiến cây bị chết.

- Hằng năm, bà con cần bón phân chuồng hoai mục cho cây ủ trộn với nấm Trichoderma để bón gốc cho cây rau ngót, đây là phương pháp tốt nhất để phòng bệnh cho cây rau ngót.

Chế phẩm sinh học BIO-FA - Ngăn ngừa bệnh cho cây trồng

Xem thêm - Chế phẩm sinh học BIO-FA - Ngăn ngừa bệnh cho cây trồng

- Khi chăm sóc cây rau ngót bà con nên thường xuyên vệ sinh vườn rau ngót, loại bỏ những cành già, thu gom lá rụng, lá bị bệnh mang ra ngoài vườn ngót tiêu hủy. Đây là nguồn bệnh tồn tại lưu cữu gây ra bệnh nấm và virus cho cây rau ngót.

- Bà con cần lưu ý khi bón phân cho cây rau ngót, cần bón đúng đủ liều lượng cho cây. Bón đúng loại phân cần cho rau ngót như phân chuồng hoai mục, bón đủ, cân đối lượng phân cho cây. Không nên bón quá nhiều đạm cho cây rau ngót dẫn đến cây bị xoăn lá, dư thừa đạm cũng khiến lá rau bị vàng. Nên bà con cần bón cân đối lượng phân cho cây.

- Khi cây rau ngót bắt đầu có hiện tượng bệnh bà con cần thu hoạch hết rau trong vườn sau đó mới sử dụng thuốc cho cây. Bà con sử dụng Mancozeb kết hợp với Metalaxy để phun cho vườn hoặc sử dụng Phosphorous acid hoặc Fosetil aluminium pha theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm và phun đẫm cho cả lá và thân, phun 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.

- Khi cây bị chết bà con nên đào bỏ những cây đó và sử dụng vôi bột để bón cho cây để khử trùng cho đất. Bà con lưu ý sử dụng vôi bột cho vườn thường xuyên ít nhất là 1 năm sử dụng 2 lần để bón cho cây và đất trồng để phòng và trừ các bệnh nấm và virus cho cây.

- Để cho cây rau ngót được khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, có bộ rễ phát triển khỏe bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học Bio – FA hoặc Bio – FTN để phun hoặc tưới cho cây. Hai loại chế phẩm này có chứa nhiều vi khuẩn, xạ khuẩn và vi nấm có ích cho đất trồng, giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, cải tạo môi trường đất, ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa đất. Bên cạnh đó còn thúc đẩy cho quá trình phân giải chất hữu cơ, cellulose, tăng độ mùn, độ phì nhiêu cho đất. Hỗ trợ bộ rễ phát triển, và thúc đẩy khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ cây. Bà con có thể sử dụng 1-2kg/1000m2/vụ.

Nguồn: VTC 16 LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status