Cây rau ngót

Cây rau ngót có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á, được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Cây có quả giống quả cà pháo, lá màu xanh đậm khi già,...
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Sauropus androgynus

Tên khoa học:  Sauropus androgynus

Họ: Phyllanthaceae

Tên gọi khác: Cây bồ ngót, rau bù ngót, rau tuốt

Cây rau ngót là loại cây rau màu sử dụng lá, là món ăn giàu dinh dưỡng được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới từ Châu Á và được trồng ở nhiều nước khác trên thế giới.

1. Cây rau ngót phân bố ở Việt Nam

Cây rau ngót được trồng nhiều ở nước và phân bố đồng đều trên khắp cả nước. Tuy nhiên cây được trồng nhiều nhất ở các tỉnh khu vực miền Bắc. Cây rau ngót được trồng làm rau ăn lá, làm thuốc chữa bệnh hoặc làm tường rào.

2. Đặc điểm thực vật học cây rau ngót

Thân: Cây rau ngót là cây thân bụi, phát triển nhanh. Từ thân chính mọc ra các cành nhánh nhỏ, nhẵn. Cây nếu để sinh trưởng tốt thì có chiều cao từ 1,5-2m, vì cây rau ngót thu hái lá, ngọn để sử dụng nên người ta thường chỉ để chiều cao khoảng 1m để tiện thu hái. Vỏ thân chính có màu nâu nhạt khi cây chuyển già, khi cây đang sinh trưởng, phát triển thân cây và các cành nhánh nhỏ có màu xanh lục.

: Cây rau ngót có lá màu xanh, bóng, hình bầu dục ở cuối lá và mọc so le nhau. Có kích thước lá dài 4 - 6cm, rộng 15 - 30mm cuống rất ngắn 1 - 2mm có 2 lá kèm nhỏ, phiến lá nguyên hình trứng dài, mép nguyên. Khi lá già có màu xanh đậm.

Đặc điểm thực vật hoa và lá cây rau ngót

Đặc điểm thực vật hoa và lá cây rau ngót

Hoa cây rau ngót: Hoa rau ngót có màu đỏ pha chút tím, có nhiều cánh nhỏ, có nhụy và nhị ở giữa cánh hoa vàng vàng đậm. Hoa rau ngót có hoa đực mọc ở kẻ lá phía dưới, còn hoa cái thì mọc phía trên và phát triển hình thành quả.

Quả rau ngót: Quả rau ngót có màu trắng, quả có hình tròn nhỏ, có cuống dài màu xanh khoảng 1 cm, thường mọc dưới nách lá, bên trong quả có chứa các hạt nhỏ. Nhìn quả rau ngót giống quả cà pháo thu nhỏ.

Đặc điểm quả cây rau ngót

Đặc điểm quả cây rau ngót

3. Bộ phận thu hái và chế biến

Cây rau ngót ngoài công rụng làm chế biến món ăn còn có thể sử dụng làm chế biến thuốc chữa một số bệnh dân gian cho phụ nữ và trẻ em.

Bộ phận để thu hái: có thể sử dụng lá rau ngót để nấu canh, dùng thân và rễ để chữa bệnh, sử dụng cây 2 năm tuổi trở lên để làm thuốc.

Chế biến: khi thu hái về có thể dùng tươi ngay hoặc có thể phơi khô làm thuốc.

4. Thành phần dinh dưỡng có trong cây rau ngót

Trong rau ngót có chứa các thành phần dinh dưỡng cao như: 3,4% gluxit, 5,3% protein, 2,4% Tro, trong đó chủ yếu là các thành phần vitamin C và các axit amin thiết yếu. Trong 100g rau ngót thì có 0,13g methionin

5. Công dụng của cây rau ngót

Theo đông y rau ngót có tính mát, vị ngọt, có chức năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm và nhiều tác dụng chữa bệnh khác.

5.1. Chữa sót nhau ở phụ nữ mới sinh

Sử dụng 40g lá rau ngót, rửa sạch giã nát, cho vào 100ml nước đun sôi để nguội, vắt ra chia làm 2 lần uống, mỗi lần uống cách nhau 10 phút. Sau khoảng 15-20 phút nhau sẽ ra. Sử dụng rau ngót giúp tiêu viêm đối với phụ nữ.

5.2. Giúp chữa bệnh đau nhức xương khớp

Sử dụng lá rau ngót hầm với xương lợn ăn hằng ngày, sau 1 tuần giảm được triệu chứng đau nhức xương khớp.

Phân bón lá Siêu lân NPK 10-50-10+TE - Kích hoa, kích rễ, củ

Xem thêm - Phân bón lá Siêu lân NPK 10-50-10+TE - Kích hoa, kích rễ, củ

5.3. Chữa tưa lưỡi cho trẻ nhỏ

Sử dụng 5-10g lá rau ngót tươi, giã và vắt lấy nước, lấy bông bôi lên lưỡi, lợi và miệng trẻ em. Làm như vậy sau 2 ngày là bé hết tưa lưỡi.

5.4. Chữa táo bón đỗ mồ trộn ở trẻ em

Sử dụng 30g rau ngót, bầu đất 30g, bầu dục lợn 1 quả mang nấu canh cho trẻ ăn.

5.5. Chữa đái dầm ở trẻ em

Lá rau ngót tươi rữa sạch, giã nát, chế thêm 1 ít nước đun sôi để nguội, gặn lấy nước trong, chia làm 2 lần uống, cách nhau 10 phút.

5.6. Sưng nhức bàn chân

Giã nhỏ lá rau ngót thêm chút nước muối loãng, đắp vào chỗ chân bị sưng nhức. Làm liên tục ngày 2 lần, sau 2-3 ngày sẽ giảm sưng và nhức.

5.7. Đau mắt đỏ

Dùng 50g lá rau ngót, 30g lá dâu, 30g rau má, 30g rau má, 30g lá tre, 10g la rau má, tất cả dùng tươi, sắc đặc lấy nước uống, chia đều uống trong ngày.

5.8. Chảy máu cam

Lá rau ngót giã nhỏ, cho thêm đường và nước pha uống, phần bã bọc vào miếng vải sạch nhét vào mũi.

5.9. Trẻ em sốt nóng, nhiệt độ cao

Lá rau ngót rữa sạch giã lấy nước uống, phần bã đắp vào thóp.

5.10. Rau ngót trị nám da

Sử dụng lá rau ngót say sinh tố sử dụng uống mỗi ngày, hoặc sử dụng lá rau ngót giã ra cho thêm chút đường đắp lên vùng da bị nám 20-30 phút rồi rữa sạch lại với nước.

Sử dụng sinh tố rau ngót rất tốt cho sức khỏe

Sử dụng sinh tố rau ngót rất tốt cho sức khỏe

5.11. Thanh nhiệt giải độc

Trong rau ngót có tính mát giúp cơ thể giải nhiệt rất tốt. Dùng lá rau ngót tươi ép lấy nước uống, hoặc nấu canh ăn giúp giải nhiệt.

5.12. Hạ huyết áp

Trong rau ngót có chứa papaberin có tác dụng chống co thắt cơ trơn, dãn mạch nên dùng giúp hạ huyết áp hiệu quả. Nên dụng với người bị tai biến mạch máu não, do nghẽn mạch, tác mạch, người bị sơ vữa động mạch, mỡ nhiễm máu cao rất tốt.

Nguồn: Admin tổng hợp LP
DMCA.com Protection Status