Mẹo nhỏ cho các nhà yêu hoa

Cây trồng liên quan: Cây hoa hồng

1. Xỉ than

Có tác dụng làm cho đất trồng thoáng khí, thoát nước tốt nên cây không bị úng nếu tưới nước quá tay.

2. Nước vo gạo

sử dụng nước vo gạo

- Là nước tưới bổ dưỡng và tuyệt đối an toàn đối với cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Chúng chứa protid, lipid, glucid, nhóm vitamin B, các khoáng chất như: K, Na, Ca, P, Mg,... giúp cây phát triển tốt, bền cây, hoa đẹp lâu tàn đặc biệt tốt cho giai đoạn mới gieo hạt giống và cây con đang phát triển. Nước vo gạo dùng tưới cho cây luôn mà không cần để chua.

- Cách sử dụng:

Cách 1: Tưới trực tiếp lên cây. Bạn sử dụng phần nước vo gạo để tưới cho cây vào các buổi chiều. Không nên tưới cây vào buổi trưa hè.

Cách 2: Ngâm nước gạo để qua đêm: đây là cách được nhiều người truyền miệng. Ngâm nước gạo qua đêm rồi hôm sau tưới. Để qua đêm có tác dụng cho nước gạo lên men, có lợi cho vi sinh vật dưới đất.

3. Vỏ chuối

Sau mỗi lần ăn chuối thay vì bỏ vỏ, bà con có thể tận dụng biến nó thành phân bón đặc biệt tốt cho hoa hồng và nhiều loại hoa khác. Nhiều nghiên cứu khoa học và thực tế đã chứng minh chuối rất giàu P, K, Mg,... đặc biệt K rất tốt cho việc hình thành các nụ hoa.

Hướng dẫn sử dụng vỏ chuối:

Cách 1: Sử dụng vỏ chuối, vỏ trứng, nước gạo vào máy say

sử dụng vỏ chuối để dùng làm phân bón cho cây hoa

Xay nhuyễn vỏ chuối, bổ sung thêm ít nước trắng hoặc nước vo gạo, chút muối hạt và mảnh vỏ trứng để bổ sung Ca cho cây. Hỗn hợp này cho ra sản phẩm phân bón nhuyễn mịn, đặc sệt. Bạn trộn hỗn hợp này với 1 ít đất cho đất nghỉ 1 tuần. Sau đó cho hỗn hợp với lượng vừa đủ vào chậu trồng hoa. 1 tháng/ 1 lần bổ sung dinh dưỡng cho hoa

Cách 2: Phơi khô

Phơi khô sau đó say nhuyễn. Cất vào lọ dùng dần. Mỗi lần bón 2 – 3 muỗng vào đất trồng hoa.

Cách 3: Ngâm vỏ chuối trong nước

ngâm vỏ chuối

Ngâm vỏ chuối trong bình thủy tinh, nước ngập chuối và đậy nắp. Khoảng thời gian 1 tuần lấy ra nước đó dùng tưới cho hồng, phần chuối say nhuyễn đổ quanh gốc hồng. Làm như vậy hàng tháng rất tốt cho hồng phát triển.

Cách 4: Cắt nhỏ vỏ chuối và chôn trực tiếp

vỏ chuối trực tiếp làm phân dùng cho hoa cảnh

Cắt vỏ chuối chuối chôn xung quanh phần đất trồng hồng.

4. Sử dụng nước luộc trứng

Trong vỏ trứng có tới 95% là cacbonat canxi giúp cây phát triển ổn định, không còi cọc. Nước luộc trứng có nhiều khoáng chất tiết ra từ vỏ. Sau khi để nguội, đem nước luộc trứng đi tưới sẽ giúp hoa nỏ đẹp lâu tàn.

5. Sử dụng nước rửa thịt cá, nước thay bể cá:

Nước rửa cá có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thực vật. Sau khi rửa các với nước sạch không chứa muối và cặn của cá. Hoặc rửa cá bằng nước vo gạo sau đó dùng nước sau để tưới.

6. Nước tiểu

Nước tiểu chứa nhiều vitamin, khoáng chất, vi lượng,...lưu ý hòa loãng 1 phần nước tiểu với 5 phần nước trắng tưới vào phần đất xung quanh cây, tránh tưới trực tiếp vào rễ cây. Không nên lạm dụng nước tiểu.

7. Nước chè

Theo dân gian tưới cây bằng nước chè ngăn ngừa các bệnh về nấm. Nước chè uống thừa pha thêm với nước lã 1: 10 sau đó tưới cho cây. Lưu ý sử dụng ngay không để qua đêm, nước chè để qua đêm không tốt biến đổi và có nhiều tính kiềm, gây hại cho cây.

8. Trứng ung, trứng thối

Có thể chôn cả quả cách gốc cây 15 – 20cm, đó chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp cành mập , nhiều lộc, hoa bền và đẹp.

9. Bã chè, bả cà phê

Rải bã chè và bã cà phê lên bề mặt của đất. Giúp cây giữ được độ ẩm và cây tươi tốt.

Nguồn: admin tổng hợp
Bài liên quan
  • Có phải hoa hồng là cây trái tính trái nết? Có phải hoa hồng là cây trái tính trái nết?
    Nhiều người cho rằng cây hoa hồng là giống cây trái tính trái nết, nó không đến nỗi “nắng không ưa mưa không chịu”, nhưng phải trồng trong điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp thì mới phát triển tốt, hoa mới đạt yêu cầu....
  • Kỹ thuật nhân giống hoa hồng Kỹ thuật nhân giống hoa hồng
    Trồng hoa hồng có hai cách để nhân giống: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính. Nhân giống hữu tính là cách gieo hột để có cây con mà trồng. Còn nhân giống vô tính là cách chiết cành, ghép cành và giâm cành...
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 1) Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 1)
    Hồng là loại cây trồng không kén đất lắm, thích hợp ở những loại đất thịt, đất phù sa, đất cát pha,... miễn là xốp và giàu dinh dưỡng là được (yêu cầu đất: nhẹ, xốp, thoáng, giữ được ẩm, giàu dinh dưỡng).
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 2) Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 2)
    Trồng bất cứ loại cây gì cũng phải lo chăm sóc chu đáo thì mới mong gặt gái được kết quả như ý được. Việc chăm sóc vườn ươm hồng nặng nhất là công tưới:
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 3) Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 3)
    Để cho hồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, ra hoa đồng loại, hoa to sắc rực rỡ thì kỹ thuật chăm sóc và bón phân là vô cùng quan trọng
DMCA.com Protection Status