Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít ruột đỏ

Mít là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng nhờ có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng. Trong mít chứa các thành phần dinh dưỡng: Vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D... tốt cho sức khỏe của con người.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống mít khác nhau như: Mít ruột đỏ, mít không hạt...Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc về kỹ thuật trồng và chăm sóc mít ruột đỏ.

1. Đặc điểm của mít ruột đỏ bạn đã biết?

- Mít ruột đỏ có nguồn gốc từ Thái Lan, du nhập và được trồng cả 2 miền nước ta.

- Mít  ruột đỏ ít xơ, múi mít to, có màu đỏ bắt mắt. Mít có khối lượng trung bình  từ 6-15kg. Khi ăn có vị ngọt đậm và có mùi thơm đặc trưng nên được nhiều ưa chuộng.

2. Thời vụ thích hợp trồng mít ruột đỏ

- Mít ruột đỏ có thể trồng quanh năm, tuy nhiên để cây phát triển tốt thì nên trồng vào đúng thời vụ. Thời vụ thích hợp trồng mít ruột đỏ là vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.

3. Chuẩn bị đất trồng mít ruột đỏ.

- Mít ruột đỏ là cây không chịu được úng nên phù hợp với đất thịt pha cát, đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp, đất thoát nước tốt.

- Đất cần được cày bừa kỹ trước khi trồng, xử lý mầm mống sâu bệnh. 

4. Tiêu chuẩn cây giống mít ruột đỏ

- Mít ruột đỏ có thể trồng từ hạt, cây ghép, cây chiết. Nhưng để giống có năng suất chất lượng cao thì nên trồng cây con bằng phương pháp ghép vì phương pháp này cho cây con mang đặc điểm nguồn gen của cây mẹ, nhanh cho quả.

- Tiêu chuẩn cây giống: Cây không bị sâu bệnh, khỏe mạnh, cây có đường kính 1-1,5cm, chiều cao cây 20-30cm.

 5. Kỹ thuật trồng mít ruột đỏ

- Đào hố trồng có kích thước: Rộng 0,8-1m, sâu 0,6m.

- Đào một hố nhỏ chính giữa hố trồng, dùng dao rạch bầu nilong (tránh làm vỡ bầu), sau đó cho cây vào hố trồng và lấp đất lại. Sau khi trồng cần tưới nước cho cây, dùng rơm rạ che phủ gốc để tránh mất nước cho cây. Khoảng cách trồng giữa các cây, các hàng 5x6m.

6. Kỹ thuật bón phân cho cây mít ruột đỏ

- Bón lót: Lượng phân bón cho 1 gốc: Phân chuồng 20kg+300g Lân+0,5kg vôi bột.

- Khi cây 1 năm tuổi trở lên: Lượng bón cho 1 gốc: Bón phân NPK 15-15-15: 100g, bón 3 lần, 15-20 ngày bón 1 lần.

- Lượng phân bón tăng theo số tuổi của cây.

- Cách bón: đào rãnh 5cm xung quanh hình chiếu tán cây, sau đó bón phân xuống rãnh và lấp đất lại.

Đối với giai đoạn cây đang nuôi trái, để kích thước trái tăng nhanh, múi to, tăng trọng lượng trái cây, tăng năng suất có thể sử dụng: Cytokinin CPPU KT-30 1% (Tăng kích thước trái cây) Forchlorfenuron cùng GA3 và Super Silicon 69. Liều lượng phun sử dụng cho 100 L nước: 10-50g CPPU KT-30 1%+1g GA3 90%+10-20ml Super Silicon 69.

Xem thêm>>Cytokinin CPPU KT-30 1% (Tăng kích thước trái cây) Forchlorfenuron

Xem thêm>>Mẹo giúp cây mít thái ra quả sớm, sai trĩu quả

7. Kỹ thuật chăm sóc mít ruột đỏ

- Tưới nước: Vào mùa khô cần cung cấp đầy đủ nước để cây có thể phát triển, đặc biệt trong giai đoạn cây con ngày tưới 1 lần. Vào mùa mưa thì cần thoát nước cho cây tránh để cây bị ngập úng.

- Cắt tỉa cành: Khi cây cao từ 1m trở lên tiền hành cắt ngọn. Dùng dụng cụ chuyên cắt tỉa cành, tạo tán: Cắt tỉa các cành đực, cành tăm, cành sát mặt đất, cành sâu bệnh, quả sâu bệnh, quả bị méo để tạo độ thông thoáng cho cây tránh cạnh tranh dinh dưỡng của cây. Nên cắt tỉa cành vào những ngày trời nắng để tránh lây lan bệnh cho cây.

- Làm cỏ: Bà con nên dọn sạch cỏ vườn để tránh sâu bệnh ký sinh, tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây.

8. Phòng ngừa sâu bệnh trên cây mít ruột đỏ

- Cần thường xuyên kiểm tra vườn để có biện pháp phòng và điều trị bệnh cho cây. Các loại sâu bệnh thường gặp trên cây mít ruột đỏ: Sâu đục thân, ruồi đục trái, bệnh thối nhũn, bệnh thối gốc chảy nhựa…

9. Thu hoạch mít ruột đỏ

- Sau 5 tháng từ khi cây ra hoa sẽ cho thu hoạch. Tiêu chuẩn xác định độ chín của quả: Khi chín mít chuyển từ màu xanh sang màu hơi vàng, gai mít nở căng, có mùi thơm, khi thu hái mủ chảy ra ở cuống quả ít hoặc không có.

Trên đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc mít ruột đỏ! Chúc bà con vụ mùa bội thu!

Nguồn: Admin tổng hợp-LT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status