Kỹ thuật trồng mít theo tiêu chuẩn VietGAP

1. Chuẩn bị đất trồng mít

Mít là cây dễ tính, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, gồm đất đỏ bazan, phù sa, đất xám, đất đồi núi…Tuy nhiên đất trồng mít phải thoát nước tốt, có tầng canh tác sâu. Mít là cây chịu úng kém, các vùng đất thấp khi trồng mít phải lên bồng. Độ pH đất thích hợp cho vùng trồng mít là 5-7,5.

2. Cách chọn giống mít

Chọn những giống cho năng suất cao, chất lượng tốt (múi dày, hạt nhỏ, ít xơ, vị ngọt thanh, hương thơm hấp dẫn, khi chin không còn nhựa )đang được thị trường ưa chuộng như: Mít tố nữ, Mít thái, mít không hạt, mít siêu ngọt, mít tứ quý…

3. Thời vụ trồng mít hợp lý

Mít có thể trồng được quanh năng nhưng thời vụ trồng mít tốt nhất là vào đầu mua mưa, tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động được nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn.

4. Kỹ thuật trồng mít theo tiêu chuẩn VietGAP

4.1 Làm đất và thiết kế vườn trồng mít

- Vườn trồng mít phải cày vừa kỹ, nhặt hết cỏ dại, thoát nước tốt, chống xói mòn để đảm bảo độ phì cho đất, quanh vườn thông thoáng hạn chế sâu bệnh. Đo đạc tổng thể, phân lô, xác định hướng trồng.

- Xây dựng hệ thống tưới tiêu nướ, đường đi nội bộ. Tùy theo địa hình của đất cao hay thấp để đào mương thoát nước cho phù hợp. Đối với đất bằng phẳng, xẻ mương rãnh sâu ít nhất 10-30 cm để chống úng. Nơi thấp cần đắp mô cao 40-70cm.

Đào hố bón lót:

+ Đất trồng có độ dốc thấp thì đào hố trồng kích thước 40 x 40 x 40 cm, độ dốc cao hơn thì đào hố sâu hơn 40 x 40 x 60 cm.

+ Phơi ải hố 5-7 ngày mới tiến hành lót phân lấp đất. Khi lấp hố đưa lớp đất mặt xuống đáy, lớp đất đáy trộn đều với phân bón lấp bên trên, trồng không để rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân bón, mỗi hố có thể trộn 0,5-1 kg vôi bột, 0,3-0,7 kg super lân, 10 kg phân chuồng hoai mục hoặc xơ dừa, vỏ đậu, trấu mục…

4.2 Mật độ và khoảng cách trồng mít đúng kỹ thuật

- Mít là cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và phát triển, kháng sâu bệnh. Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa.

- Trồng dầy: Khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng là 5 x 6 m (tương ứng với mật độ 16 cây/500 m2).

- Trồng thưa: Khoảng cách 6 x 7 m, tương ứng mật độ 11 cây/500 m2.

Đối với những giống cho quả sớm có thể trồng mật độ dầy với khoảng cách 3,5 x 4 m hoặc 4 x 4 m.

4.3 Kỹ thuật trồng mít

Xé bỏ vỏ túi nilong bao bầu. Cắt bỏ phần rễ cọc bị xoắn trông bầu (nếu có). Dùng cuốc khơi miệng hố đủ để đặt bầu cây, lấp đất nén nhẹ, cắm cọc níu giữ cho cây giống thẳng. Tưới ẩm, tủ gốc bằng rơm, rạ, trấu, mùn cưa. Chú ý, khi trồng cần xoay mắt gép huwogns về chiều gió chính để tránh bị tách chôi ghép.

5. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý vườn trồng mít hiệu quả

5.1 Kỹ thuật chăm sóc vườn mít

Đảm bảo đủ ẩm thường xuyên cho vườn mít. Nhổ cỏ, cắt tỉa cành sâu bệnh, gầy yếu không để vườn mít cao quá 3 m, thuận tiện cho chăm sóc, thu hoạch và phòng đổ ngã khi mưa bão. Việt tỉa cành nên tiến hành khi cây cao khoảng 1 m trở lên, cây con nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn tỉa cành mỗi năm 1 lần sau khi thu hoạch.

5.2 Kỹ thuật bón phân đúng tiêu chuẩn

- Phân hữu cơ gồm các loại phân chuồng, phân xanh phân rác, bả sừa hay trấu mục ủ hoai…

- Phân khoáng: Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3: Sử dụng phân tổng hợp NPK  tỉ lệ 2:2:1 (thời kỳ kiến thiết cơ bản). Từ năm thứ 4 trở đi có thể sử dụng phân tổng hợp NPK tỷ lệ 2:3:3 + Lưu huỳnh ở thời kỳ cho quả

Lượng bón:

Thời gian

Phân hữu cơ

(kg/cây)

Phân khoáng

(kg/cây)

Năm thứ 1

8

0,5

Năm thứ 2

15

1,0

Năm thứ 3

25

1,5

Năm thứ 4

35

2,0

Năm thứ 5

45

4,0

 

Cách bón: Đào rãnh sâu xung quanh hay một phấn tán cây mít để bón.

+ Đối với phân hữu cơ: Bón 1 lần trong năm, từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 khi cây chưa cho quả, bón phân hữu cơ vào đầu hoặc cuối mùa mua. Từ năm thứ 4 bón phân hữu cơ khi thu hoạch xong.

+ Đối với phân khoáng: Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 bón 3-4 lần/năm. Khi cây cho quả bón 2 lần/năm vào cuối vụ thụ hoạch rộ và đầu vụ.

6. Phòng trừ sâu bệnh phổ biến hại mít

6.1 Một số sâu hại chính

- Sâu đục thân: Dùng thuốc có hoạt tính xông hơi mạnh như Basudin 40EC, Regent 800 EG hoặc Furadan 3 H nhào trột với đất vườn bít kín lỗ sầu đùn.

- Sâu đục quả: Làm mít bị rụng quả non. Sâu thường hại các vị trí tiếp giáp giữa quả với quả và quả với thân cây. Không nên sử dụng thuốc BVTV để phun phòng trừ. Tốt nhất bao quả sớm bằng túi nilong ngay sau khi cây kết thúc rụng quả sinh lý.

- Ruồi đục quả: Ruồi thường đẻ trứng vào quả già, gây thối nhún quả. Phòng trừ bằng cách bao quả bằng túi nilong trắng (có đục lỗ thoát hơi nước) hoặc xịt thuốc diệt ruồi như Trebon 10ND, Decis 25EC…

6.2 Một số bệnh hại chính

- Bệnh thối gốc, chảy nhựa:

Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớn gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị. Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loài sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội cho nấm Phytopthora xâm nhập.

Cách phòng chữa hiệu quả nhaats là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng một số loại thuốc hóa học có tính chọn lọc đẻ phun xịt như Ridomyl, Aliette…

- Bệnh thối nhũn cây mít

Cây on ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh có thể do nấm Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên.

Trên thân gốc và bề mặt vật liệu nuôi cây có nhiều hạch nấm to tròn, nhỏ dầy đặc và lây lan nhanh. Bệnh làm teo gốc, thân lá có đoạn tươi xanh và phần non chết gục như bị luộc trong nước nòng.

Xử lý nguyên liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc như Katazin, Rovral, Ridomyl… Khi phát hiện bệnh trên cây xử lý bắng Score 250EC, Tilt 250 ND…

7. Công tác bảo quản và thu hoạch mít

Cây mít sau trồng 3 năm đã có thể cho quả. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc quả già khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào mầu sắc quả để thu hoạch. Quả mít già, có gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp, để vận chuyển đi xa nên thu hoạch lúc quả già.

8. Ghi chép hồ sơ truy nguyên nguồn gốc

Cần ghi chép đầy đủ nhật ký các thông tin về thời gian chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, thời gian thu hoạch đóng gói, các biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể để dễ dàng truy nguyên nguồn gốc, đảm bảo an toàn

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status