Kỹ thuật trồng cây hoa huệ vào ngày tết

Cây trồng liên quan: Cây hoa huệ

Cây hoa huệ có tên khoa học là Polianthes tuberose, là cây thân cỏ, sống và cho hoa quanh năm, gốc có củ trắng, phình to, thân thẳng đứng và có chiều cao từ 0,8-1,26m tùy theo từng loại giống. Hoa huệ có màu trắng và tỏa hương nhẹ khi nở. Cây hoa huệ được trồng phổ biến ở Đông bằng Sông Cửu Long và có giá trị kinh tế cao, được coi là cây xóa đói giảm nghèo. Cây hoa huệ là cây dễ trồng sau trồng 3-5 tháng cây bắt đầu cho hoa và thu hoạch hoa quanh năm. Tuy nhiên để cây hoa huệ cho hoa đúng dịp tết để cho thu hoạch là điều rất quan trọng, để cây cho năng suất cao. Cây hoa huệ được đánh giá là cây rễ trồng nhưng để cho hoa quanh năm, thời gian thu hoạch kéo dài, thì cần đòi hỏi bà con cần có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phù hợp với đặc tính giống thì cây mới phát triển khỏe, cho hoa to. Dưới đây là bài viết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa huệ cho hoa quanh năm, và đặc biệt cho hoa vào đúng ngày tết để thu hoạch. Mời bà con tham khảo.

1. Thời vụ trồng cây hoa huệ

- Cây hoa huệ là cây dễ trồng chính vì vậy cây có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh thì nên trồng cây hoa huệ vào đầu mùa mưa tháng 1-2 âm lịch hoặc tháng 5-7 âm lịch. Cây hoa huệ để cây cho hoa đúng thời điểm vào các ngày lễ tết thì cần trồng vào đúng thời điểm tháng 1-2, đến tết lúc này cây cho hoa đều và bông to nhất.

2. Chọn giống, chuẩn bị đất trồng

- Để cây hoa huệ cho hoa quanh năm, hoa to, đẹp đều màu thì bà con cần tạo điệu kiện sống ban đầu tốt nhất, làm đất kỹ, chọn giống khỏe là điều rất quan trọng.

2.1. Kỹ thuật chọn giống hoa huệ

- Cây hoa huệ hiện nay có 2 loại giống là:

+ Huệ Châu: thân cao khoảng 1,5-1,6m hoa dài.

+ Huệ ta: thân lùn cho hoa màu trắng có mùi thơm hơn, thường nở hoa trên cây.

- Với những hộ mới bắt đầu trồng huệ, thường chọn những ruộng có huệ khỏe, cho hoa nhiều để chọn củ giống. Sau khi thu hoạch hoa 3-4 năm cây bắt đầu giảm năng suất, lúc này cần thu hoạch củ, tách làm sạch để trồng lại.

- Nên thu hoạch củ vào mùa khô, nắng nhiều. Sau khi củ huệ được đào lên nên làm sạch lá, phơi khô 1-2 tháng rồi mới tách củ huệ đem trồng.

Chọn củ giống hoa huệ làm giống vụ sau

Chọn củ giống hoa huệ làm giống vụ sau

- Cách chọn lựa củ giống trồng: Lựa chọn củ có kích thước từ 1-4cm để trồng. Những củ có kích thước nhỏ sẽ chậm ra hoa hơn củ lớn.

- Tiêu chuẩn cụ thể như sau:

+ Củ lớn có đường kính từ 3-4 cm, cho bông sau 3 tháng trồng.

+ Củ có đường kính 2-3 cm, cho bông sau 4-5 tháng trồng.

+ Củ nhỏ có đường kính 1-2 cm, cho hoa sau 6-7 tháng trồng.

2.2. Chuẩn bị đất trồng huệ

- Cây hoa huệ là loại cây có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, nhưng đất trồng cần phải tơi xốp, cày bừa kỹ, nên để đất cục 3-4cm, thoát nước tốt vào mùa mưa, tránh làm củ bị úng nước.

- Lên luống trồng huệ: Luống rộng 1,3m, cao 0,6m, mương rộng 0,6m.

Lên luống đất trồng cây hoa huệ

Lên luống đất trồng cây hoa huệ

- Trước khi trồng bà con nên bón lót cho cây hoa huệ. Theo kinh nghiệm tập quán của nhiều hộ dân ở tỉnh Đồng Tháp trước khi trồng huệ, bà con thường trồng nấm rơm và tận dụng rơm hoai mục để bón lót cho cây hoa huệ phát triển.

3. Kỹ thuật trồng cây hoa huệ

- Khoảng cách trồng: Cây x cây 30 cm, hàng x hàng 50 cm, trên một luống nên trồng 3 hàng, trồng hàng huệ nên cách mép luống 20 cm để cây sau 2-3 năm luống bị sói mòn do nước mưa dỉ xuống sẽ không bị đổ cây. Trồng sâu 2-3cm, nếu trồng cạn thì cây cho hoa mau thu hoạch, nếu trồng sâu thì chậm cho ra hoa nhưng cho hoa tốt hơn.

Tạo lỗ trồng cây hoa huệ

Tạo lỗ trồng cây hoa huệ

- Kỹ thuật trồng cây hoa huệ: trước khi trồng phải lặt bớt rễ và các tàn dư thực vật trên củ. Tùy theo mục đích trồng hoa cho thu hoạch hoa đồng loạt hay nhiều đợt mà chọn trồng kích thước một loại củ hay nhiều loại củ khác nhau. Tạo lỗ để trồng huệ, mỗi bụi trồng 2-3 củ giống để ruộng có năng suất cao. Sau khi trồng xong cần tưới nước cho cây ngay

4. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa huệ

4.1. Nhu cầu nước tưới cho cây hoa huệ

- Việc chăm sóc cây hoa huệ quan trọng nhất đó là việc tưới nước cho cây. Khi cây còn nhỏ cần tưới nước 1-2 lần/ngày cho cây phát triển. Dùng chậu hoặc gáo múc nước từ dưới rãnh lên tưới lên cây hoa huệ vừa cung cấp nước tưới cây, vừa rữa trôi nhện đỏ ở mặt dưới của lá cây hoa huệ. Không nên sử dụng máy bơm nước hoặc vòi nước hoa sen để tưới cho cây hoa huệ vì nước dễ làm dập gẫy lá, và chỉ làm ướt được mặt trên của lá mà không rữa trôi được nhện đỏ phía dưới mặt.

Sử dụng chậu để tạt nước lên cây hoa huệ

Sử dụng chậu để tạt nước lên cây hoa huệ

4.2. Xới đất và làm cỏ cho cây hoa huệ

- Khi trồng cây hoa huệ, bà con cần chú ý đến việc xới đất cho cây hoa huệ để tạo độ thông thoáng đất cho cây. Một năm nên xới đất cho cây 2-3 lần sau khi thu hoạch hoa, xới đất xung quanh gốc và tránh xới sát gốc cây làm gãy đổ cây.

- Cùng với việc xới đất cho cây nên kết hợp làm cỏ xung quanh để tạo độ thông thoáng và không có sự cạnh tranh dinh dưỡng của cây.

MAP 12-61 (Siêu lân tan trong nước) N: 12%; P2O5: 61%

Xem thêm - MAP 12-61 (Siêu lân tan trong nước) N: 12%; P2O5: 61%

4.3. Bón phân cho cây hoa huệ

- Lượng bón phân cho cây hoa huệ với diện tích 1000m2. Phân rác mục, phân chuồng (trâu, bò) thật hoai, trước khi trồng thường rải một lớp mỏng rơm để giữ cho đất mát.

+ Bón lót: 25 - 30kg DAP.

+ Bón thúc lần 1: (30 ngày sau khi trồng) 30kg phân DAP + 30kg phân urê.

+ Bón thúc lần 2: (20 - 25 ngày sau trồng - gần xây ngù), 15kg urê, phun thêm phân KNO3.

+ Bón thúc lần 3: sau khi thu bông bón thêm: 15kg phân DAP + 15kg urê.

* Chú ý: trước khi bón phải làm sạch cỏ cho huệ; khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn vào màu sắc của lá mà có thể gia giảm phân cho phù hợp.

+ Ánh sáng: ánh sáng hoàn toàn, nắng càng nhiều, hoa càng tốt.

+ Nhiệt độ: chịu được nhiệt độ cao (18 - 34oC).

+ Ẩm độ: chịu ẩm ướt nhiều. Tưới bằng vòi phun vào sáng sớm và xế chiều.

5. Phòng trừ sâu bệnh hại cây hoa huệ

- Khoảng 1 tháng sau trồng cây Huệ dễ bị nhện đỏ hại lá, nhện đỏ hại cây huệ có một đặc điểm là nằm ở mặt dưới của lá huệ, mà lá huệ lại nằm ở dưới thấp nên rất khó cho việc đưa vòi xịt thuốc xuống bên dưới để xịt ướt mặt dưới của lá huệ (nơi nhện đang bu bám). Vì thế việc phun xịt thuốc hóa học để diệt trừ nhện thường cho hiệu qủa không cao, đặc biệt nhện đỏ lại là một đối tượng dịch hại có khả năng kháng thuốc rất nhanh, nên nếu không thận trọng nhện sẽ gây hại nặng hơn.Để diệt trừ nhện, thường ít dùng thuốc hóa học mà thường dùng biện pháp tạt té nước kết hợp với việc tưới nước cho cây.

Nhện đỏ hại lá cây hoa huệ

Nhện đỏ hại lá cây hoa huệ

- Từ 3- 4 tháng trở đi dễ bị rệp sáp phá hại các bộ phận của cây, có thể phòng trị bằng các loại thuốc sau : Nissorun, Kelthan 20 EC, Comite, Basudin 10H. Khoảng tháng 9 - 10, mưa dầm Huệ dễ bị bệnh úng lá, thúi củ có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc: Anvil, Topsin, Ridomil, Rovral, Alliette…

- Phòng trừ các loại sâu ăn lá, chồi non: vào mấy tháng Tết thời tiết trở lạnh, cần xem chừng các bụi huệ, nước đóng ở các nách lá gặp nắng có thể bị úng và dễ nhiễm khuẩn. Nếu một vài bụi bị nấm thì nhổ bỏ ngay, nếu nhiều phải trừ bằng dung dịch Boocđô.

6. Thu hoạch cây hoa huệ

- Thường thu vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thu lúc trời nắng hoặc để lâu không ngâm nước bông Huệ sẽ bị hở yếm (phải vạt gốc lại và ngâm nước).

Thu hoạch cây hoa huệ vào ngày tạnh ráo

Thu hoạch cây hoa huệ vào ngày tạnh ráo

- Cách thu hoạch bông: lần đầu thu dùng dao sắc cắt xéo bông gần sát củ để nước không đọng trong cọng hoa dễ làm thói củ, lần thứ hai trở đi dùng chân giữ gốc Huệ tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất, bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong phải buộc lại cho thẳng. Nên ngâm bông vào nước sạch, không nên pha phèn chua vào nước để ngâm bông, bông huệ sẽ bị nhầy gốc làm chóng tàn. Nếu để bông chưng thì cách ngày phải vạt gốc và thay nước thì sẽ chưng được khoảng nửa tháng.

Nguồn: Admin tổng hợp LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status