Kỹ thuật trồng cây cam trong chậu làm cây bonsai chưng bày ngày tết

Cây trồng liên quan: Cây cam

Trồng cam bonsai chơi tết trong những năm gần đây đang được nhiều người chú trọng, quan tâm bởi cây mang một vẻ đẹp độc mới cho không gian ngôi nhà và đặc biệt sau khi chơi tết xong người chơi có thể thu hoạch quả trên cây xuống để sử dụng. Cây cam cảnh được trồng chơi tết thường là giống cam canh bởi giống cam thường cho quả giống quả quýt, màu vàng đỏ.

Vậy kỹ thuật trồng cây cam canh làm cây bonsai như thế nào? Cách chăm sóc cây cam bonsai như thế nào? Bài viết dưới đây Cẩm nang cây trồng xin chia sẻ với bạn đọc kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam bonsai chưng vào ngày tết.

Vườn cam canh trồng làm cây bosai chuẩn bị bán tết

Vườn cam canh trồng làm cây bosai chuẩn bị bán tết

1. Thời vụ trồng cây cam canh

- Trồng cây cam canh thích hợp nhất là vào tháng 2-4 dương lịch hoặc vào mùa thu từ tháng 8-10 cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.

2. Chọn chậu trồng cây cam

- Để cây cam sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh nên chọn chậu trồng phù hợp với đặc tính và sự phát triển bộ rễ của cây.

- Chọn chậu trồng cây cam không nên chọn chậu quá to hoặc chậu nhỏ, nên chọn chậu với kích thước vừa phải, có đường kính chậu rộng hơn bộ rễ cam định trồng 25%.

Chọn chậu trồng cam phù hợp với cây

Chọn chậu trồng cam phù hợp với cây

- Chọn chậu đất nung hoặc chậu xi măng để trồng cam là tốt nhất, bởi nó có khả năng thoát nước tốt nhất khi trồng chậu, tránh tình trạng cây bị ứ đọng nước gây ngập úng nước trên cây.

3. Chọn cây giống trồng cây cam

- Để ươm giống cây cam có thể theo phương pháp ươm hạt, giâm cành hoặc ghép cành, với mỗi phương pháp nhân giống đều có ưu nhược điểm riêng khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, để đám ứng được nhu cầu của thị trường trồng cam canh nhiều nhà vườn đã áp dụng phương pháp ghép cành.

Cytokinin - 6BA 99% (Siêu kích chồi, bật búp) Hormone 6-BAP

Xem thêm - Cytokinin - 6BA 99% (Siêu kích chồi, bật búp) Hormone 6-BAP

- Với phương pháp ghép cành cây sẽ nhanh cho ra quả, cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh hơn và cây dễ chăm sóc.

- Chọn cây giống nên chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, thân cành mập mạp, có bộ rễ khỏe, cây giống xuất vườn phải đạt chiều cao từ 40-60cm.

4. Chuẩn bị đất trồng cam trong chậu

- Cây cam là loại cây dễ trồng có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên khi trồng cây cam trong chậu nên chọn đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh nhất.

- Chuẩn bị đất trồng cây cam trong chậu gồm: đất thịt nhẹ + phân chuồng ủ hoai mục + mùn cưa hoặc vỏ trấu hun. Trộn đều lại với nhau phơi 3-5 ngày để diệt vi khuẩn, các mầm bệnh, tạo độ thông thoáng cho đất trồng.

5. Kỹ thuật trồng cây cam trong chậu

Cây cam là cây dễ sinh trưởng chính vì vậy khi trồng cam xuống đất cũng không quá khó.

- Trồng cây cam con vào chậu:

+ Cho đất vào trong chậu xi măng khoảng 2/3 chậu, đào một hố nhỏ với đường kính 20-25cm tùy thuộc vào bộ rễ của cây mà đào kích thước hố.

+ Nhẹ nhàng xé túi bầu tránh làm vỡ túi bầu, đặt bầu vào trong hố sau đó cho thêm đất vào chậu lấp đất lại vừa kín bầu và nén nhẹ đất xung quanh để giữ cho cây không bị đổ ngã.

+ Đối với cây cam cảnh sau khi trồng xong nên tiến hành chống cọc cho cây khỏi bị đổ. Việc chống cọc phải được tiến hành ngay sau khi trồng.

- Trồng cây cam trưởng thành vào trong chậu:

+ Để trồng cây cam trưởng thành vào trong chậu trước tiến nên tiến hành bứng cây từ ngoài đất trồng.

+ Xác định bộ rễ của cây ăn đến đâu để tiến hành đào đất. Đào xung quanh bộ rễ của cây tránh tình trạng làm đứt bộ rễ cây, đặc biệt là rễ chính của cây. Khi bứng cây nên đào rộng bầu cây.

Kỹ thuật bứng cây cam chuyển sang trồng chậu

Kỹ thuật bứng cây cam chuyển sang trồng chậu

+ Đặt nhẹ nhàng cây vào chậu tránh hiện tượng làm tổn thương bộ rễ của cây, sau đó lấp đất đã chuẩn bị sẵn ngang với cổ rễ, nén chặt đất để giữ cho cây được thăng bằng tránh đổ ngã.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây cam trong chậu

6.1. Cung cấp nước tưới cho cây cam

- Sau khi trồng cam trong chậu xong nên tiến hành tưới nước cho cây ngay để cây có thể thích nghi được với đất trồng.

- Cây cam trồng trong chậu cần lượng nước rất lớn để cây có thể sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, chính vì vậy cần thường xuyên tưới nước cho cây. Tuy nhiên cần tưới với lượng nước vừa đủ để tránh tình trạng ngập úng đối với cây và bộ rễ.

Cung cấp nước tưới cho cây cam thường xuyên

Cung cấp nước tưới cho cây cam thường xuyên

- Nên cung cấp nước cho cây ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, không nên tưới nước sau 5 giờ chiều vì lúc này đất trên mặt chậu không dáo kịp sẽ dễ sinh ra các mầm bệnh gây hại cho cây.

6.2. Cung cấp dinh dưỡng cho cây cam

- Sau khi trồng được 5-6 ngày cây bắt đầu ổn định phát triển, nên sử dụng thuốc kích thích ra rễ phun lên cây hoặc tưới gốc cho cây nhanh chóng ra rễ và cây phục hồi sinh trưởng. Có thể sử dụng chất kích thích ra rễ Alpha Na-NAA 98% để kích thích bộ rễ phát triển nhanh và phục hồi rễ sau tổn thương, để phục hồi rễ bạn có thể sử dụng với nồng độ pha 1-2g/1 lít nước phun lên toàn bộ cây hoặc sử dụng tưới gốc cho cây.

- Khi cây cam trồng chậu cần rất nhiều dinh dưỡng bởi cây trong chậu bị hạn chế dinh dưỡng cung cấp từ đất chính vì vậy cần bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây có đầy đủ các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.

- Hằng năm nên bón cho cây thêm phân hữu cơ kết hợp phân chuồng ủ hoai mục cho cây để cây có thể khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và phát triển thân lá. Hoặc sử dụng phân hữu cơ vi sinh phun lên cây để cây có thể sinh trưởng phát triển và ra hoa đậu quả.

Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ)

Xem thêm - Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ)

- Cây đang trong giai đoạn ra hoa đậu quả, sử dụng Alpha Na-NAA phun cho cây giúp kích thích nở hoa, phòng tránh rơi hoa rụng quả, hình thành quả không hạt, tăng thêm sản lượng,… Kìm hãm quá trình rụng lá, hoa, đặc biệt hạn chế hiện tượng rụng quả nhỏ, giúp cuống chắc khỏe. Ở thời điểm này sử dụng với nồng độ như sau:

+ Giai đoạn cây ra hoa: Phun với nồng độ 15 - 30ppm (mg/L).

+ Quả non (phun 2 - 3 lần): 1,5 - 3ppm (mg/L)

+ Trước khi thu hoạch: 2 - 5 ppm (mg/L)

6.3. Tạo dáng thế cho cây cam

Để cây có được những dáng thế đẹp đòi hỏi người trồng cần phải nắm bắt được kỹ thuật uốn nắn dáng thế các cây bonsai.

Tùy thuộc vào sự sinh trưởng và phát triển của cây mà người trồng có thể tạo các dáng thế khác nhau đẹp mắt đối với cây cam.

 
Nguồn: Admin tổng hợp LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status