Kỹ thuật nhân giống sầu riêng, măng cụt bằng phương pháp chiết cành

Cây trồng liên quan: Cây măng cụt , Cây sầu riêng

1. Chuẩn bị trước khi chiết cành

- Chuẩn bị các dụng cụ chiết cành: Dao chiết cành và đá mài dao.

a. Bộ dao chiết cành -  b. Đá mài dao

a. Bộ dao chiết cành -  b. Đá mài dao

- Chuẩn bị đất và chất tạo xốp

- Đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô đập nhỏ.

- Chất tạo độ xốp: Rơm ra chặt nhỏ, trấu bổi, mùn cưa.

Đất - Rơm, rạ - Trấu - Mùn cưa

a. Đất - b. Rơm, rạ - c. Trấu - d. Mùn cưa

- Chuẩn bị phân bón: Phân NPK, phân chuồng hoai mục

a. Phân NPK - b. Phân chuồng hoai mục

a. Phân NPK - b. Phân chuồng hoai mục

- Trộn hỗn hợp bó bầu

+ Tỷ lệ hỗn hợp bó bầu gồm: 2 phần đất + 1 phần chất tạo độ xốp + 1 phần phân chuồng hoai mục và phân NPK + nước sạch

+ Một bầu chiết có khối lượng 300g

- Chuẩn bị vật liệu bó bầu: Nilon trắng, dây buộc, chậu đựng hỗn hợp bó bầu

Vật liệu bó bầu (a. Nilong trắng - b. Dây buộc - c. Chậu đựng hỗn hợp bó bầu)

Vật liệu bó bầu (a. Nilong trắng - b. Dây buộc - c. Chậu đựng hỗn hợp bó bầu)

* Một số lưu ý

- Dao chiết cành mài thật sắc.

- Đất được loại bỏ hết tạp chất.

- Phân hóa học phẩm chất tốt.

- Phân chuồng được ủ hoai mục.

- Trộn hỗn hợp đều và đúng tỷ lệ.

2. Chọn cây mẹ

- Căn cứ vào tiêu chuẩn của cây mẹ chọn được những cây mẹ đủ tiêu chuẩn để chiết cành.

- Dùng bút sơn ghi số thứ tự các cây mẹ đã được lựa chọn (ghi ở phần gốc cây).

- Ghi chép thống kê số cây mẹ đã được lựa chọn vào trong biểu.

* Một số lưu ý

- Chọn cây đủ tiêu chuẩn là cây mẹ - Đánh dấu sơn cây mẹ đã chọn

3. Chọn cành để chiết

3.1. Chọn vị trí cành chiết

- Cành chiết được lựa chọn chung trên các cây mẹ đã được đánh dấu. - Cành chiết ở giữa tầng tán vươn ra ngoài ánh sáng.

3.2. Chọn đường kính cành chiết

- Cành chiết có chiều dài khoảng 1m

- Đường kính cành chiết khoảng 2cm

3.3. Chọn chất lượng cành

- Chọn cành bánh tẻ (không quá già, không quá non)

- Lá đọt chưa nở

- Không sâu bệnh

- Sinh trưởng và phát triển tốt

3.4. Đánh dấu cành đã chọn

- Dùng sơn đánh dấu các cành chiết.

- Ghi chép số lượng cành chiết theo từng cây mẹ.

* Một số lưu ý

- Quên không đánh dấu sơn cành chiết - Đánh dấu sai vị trí cành chiết

4. Chiết cành

4.1. Khoanh vỏ

- Vị trí chiết cách đọt khoảng 50 – 70cm

- Độ dài đoạn khoanh vỏ từ 3 – 5cm

- Tiến hành khoanh vỏ

Khoanh và bóc vỏ

 Khoanh và bóc vỏ cành chiết

4.2. Bóc vỏ

- Tách lấy vỏ

- Dùng miếng vải sạch lau sạch đoạn lõi để loại lớp thượng tầng rất mỏng trên lõi (để tránh liền vỏ trở lại).

- Sau khi khoanh vỏ để 2 - 3 ngày cho ráo nhựa

Bóc vỏ cành chiết

Bóc vỏ cành chiết

4.3. Bôi thuốc kích thích

- Dùng dung dịch ra rễ NAA ở nồng độ 1000 mg/lít bôi lên mép trên vết khoanh để kích thích cành ra rễ sớm.

- Dùng bông lau sạch nhúng vào dung dịch thuốc bôi chỗ đã khoanh vỏ.

Bôi thuốc kích thích vào cành chiết

Bôi thuốc kích thích vào cành chiết

4.4. Bó bầu

- Trộn hỗn hỗn hợp bó bầu.

- Tại vị trí khoanh vỏ, dùng hỗn hợp bó bầu bao quanh chỗ khoanh vỏ, dài 10 – 12cm, đường kính 6 – 8cm

Trộn đất bóa bầu - Bó bầu

a. Trộn đất bóa bầu - b. Bó bầu

- Bọc lại bằng nilon trắng, dùng dây buộc chặt hai đầu, không để cho bầu bị xoay.

Kích thước bầu chiết

Kích thước bầu chiết

* Một số lưu ý

- Khoanh vỏ đúng vị trí đã đánh dấu - Bóc hết lớp vỏ đã khoanh

- Lau sạch đoạn lõi sau khi bóc vỏ

- Pha thuốc kích thích ra rễ đúng nồng độ - Bôi thuốc kích thích ra rễ

- Bó bầu chặt

5. Chăm sóc cành sau khi chiết

5.1. Giữ ẩm độ của bầu chiết

- Tưới nước cho cây mẹ: Tưới đủ lượng nước cần thiết cho cây mẹ - Tưới nước cho bầu chiết đã ra rễ, đảm bảo đủ ẩm.

5.2. Theo dõi sự ra rễ của cành chiết

- Thường sau khi chiết cành từ 30 – 60 ngày, cành chiết sẽ ra rễ

Cành chiết ra rễ

Cành chiết ra rễ

- Ngắt hết chồi xung quanh bầu chiết.

* Một số lưu ý

- Tưới đủ lượng nước cần thiết cho cây mẹ

- Phát hiện được thời điểm ra rễ của cành chiết

- Tưới nước cho cành chiết

- Ngắt chồi xung quanh bầu chiết

- Không làm vỡ bầu chiết

6. Xử lý cành chiết sau ra rễ

6.1. Kiểm tra ra rễ của chỗ chiết

- Qua lớp nilon trắng thấy rễ chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cắt cành chiết để giâm.

Rễ cành chiết có màu nâu

Rễ bầu chiết có màu vàng nâu

6.2. Cắt cành chiết

- Cắt bỏ cành lá và tỉa cành non trên cành chiết

- Dùng cưa để cắt cành chiết, mạch cưa phải thẳng

- Không làm dập vỡ bầu chiết

- Tỉa bớt cành lá rườm rà, lá bị sâu, lá non, cành non trên cành chiết.

- Bôi thuốc phòng trừ sâu bệnh lên vết cắt

6.3. Ươm cành chiết sau cắt

- Chuẩn bị luống: Làm đất để ươm cành chiết, cày sâu 30cm, bừa nhỏ, lên luống (luống rộng 1m) tính đủ diện tích để ươm cành chiết. Bón lót bằng phân chuồng hoai mục.

- Bầu giâm: Chuẩn bị bầu để ươm cành chiết (túi bầu, hỗn hợp đất phân để ươm cành chiết).

- Ươm cành chiết: Cự ly hàng 30cm, cự ly cây 30cm. Trước khi ươm, xé bọc nilon, lấp đất cách cổ bầu 3 – 4cm.

* Tiêu chuẩn cây giống sầu riêng

- Thân cây thẳng và vững chắc.

- Số cành: Có từ 3 cành cấp 1 trở lên.

- Số lá trên thân chính: số lá phải hiện diện đủ từ 1/3 chiều cao của cành giống đến đỉnh chồi.

- Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

- Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 80cm trở lên.

- Đường kính cành giống (đo phía trên vết ghép khoảng 2cm): từ 0,8cm trở lên.

Cành chiết sầu riêng

* Tiêu chuẩn cây giống sầu riêng

- Thân cây thẳng và vững chắc.

- Số cành: có từ 1 cặp nhánh ngang trở lên.

- Số lá: có 12 cặp lá trưởng thành trở lên.

- Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

- Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 70 cm trở lên.

Cành chiết sầu riêng - Cành chiết măng cụt

a. Cành chiết sầu riêng - b. Cành chiết măng cụt

* Một số lưu ý

- Kéo hay cưa mài dũa đủ sắc

- Nhận đúng màu sắc của rễ qua nilon

- Vết cắt không lượn sóng, trầy xướt, dập vỏ bầu

- Tỉa bớt cành lá, cắt cành

- Pha thuốc phòng trừ sâu bệnh đúng nồng độ

- Làm đất ươm cành chiết kỹ, tính toán đúng diện tích

- Đảm bảo cự ly hoặc độ sâu khi ươm cành chiết

7. Chăm sóc sau ươm

7.1. Điều chỉnh độ ẩm

- Dùng lưới râm che bớt 50% ánh sáng tự nhiên.

- Sau khi giâm 10 – 15 ngày, tăng dần ánh sáng tự nhiên bằng cách dỡ dần lưới che râm để cây quen dần với ánh sáng.

- Sau khi ươm, tưới nước đảm bảo độ ẩm 50 – 60%

- Tưới nước 2 lần/ngày

7.2. Bón phân và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh

- Tưới thúc bằng phân NPK khi cành chiết ra lá mới

- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ

*  Một số lưu ý

- Đổ giàn che hoặc không đảm bảo tỷ lệ che râm

- Không đảm bảo độ ẩm 50 – 60%

- Bón thúc không đúng lúc

- Pha thuốc phòng trừ sâu bệnh không đúng nồng độ

Nguồn: Giáo trình mô đun chuẩn bị cây giông - Trồng sầu riêng, măng cụt (Bộ NN&PTNT)
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status