Hướng dẫn chuẩn bị đất trồng sầu riêng và cây măng cụt

1. Vệ sinh đất trồng sầu riêng, măng cụt

1.1. Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng 

a. Tác hại của cỏ dại

- Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: Cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước;

- Là ký chủ của sâu bệnh;

- Làm tăng chi phí sản xuất: Tốn công làm cỏ, diệt cỏ bằng hóa chất...

b. Tác hại của tàn dư cây trồng: 

- Tàn dư cây trồng là cây trồng và những bộ phận của cây trồng vụ trước còn sót lại, chúng cũng có những tác hại như:

- Là nơi trú ẩn của mầm mống sâu bệnh; - Làm giảm độ thoáng khí của đất.

c. Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng: 

- Cỏ dại và tàn dư cây trồng có nhiều tác hại đối với đất trồng, chính vì vậy, trước khi trồng trọt, chúng ta phải dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng. Có thể dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng như sau

- Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng bằng phương pháp cơ học

- Dùng cuốc để dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng (Hình a)

- Dùng liềm để dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng (Hình b)

- Dùng dao dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng (Hình c).

- Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng bằng máy cắt cỏ (Hình d)

a. Cuốc cỏ dại và tàn dư cây trồng - b. Dùng liềm dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng - c. Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng bằng dao - d.Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng bằng máy

Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng

- Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng bằng thuốc trừ cỏ:

Trường hợp đất trồng có nhiều loại cỏ lâu năm, tầng cỏ dại dày, phải sử dụng thuốc trừ cỏ có tính chất khai hoang để xử lý. Hiện nay một số thuốc trừ cỏ có tính chất khai hoang thường được dùng như sau:

+ Thuốc trừ cỏ VIFOSAT (hình a): Dùng 2 - 5 lít thuốc trừ cỏ pha trong 400 lít nước, xịt đều cho diện tích 1 ha (khoảng 2-2,5 bình 16 lít cho 1000 m2).

+ Thuốc trừ cỏ Glyphosan (hình b) trừ cỏ tranh, cỏ khó trừ khác;

Dùng 4 lít thuốc xịt đều cho diện tích 1 ha, pha 80 ml/bình 8 lít;

Phun 4 bình cho 1.000 m2.

+ Thuốc trừ cỏ Roundup (hình c) trừ nhiều loại cỏ lá hẹp và lá rộng như cỏ tranh, cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ gấu, cỏ lá tre, cỏ lông tây, cỏ sâu róm, cỏ lồng vực...

Cỏ tranh dùng 80 – 100 ml/bình 8 lít;

Cỏ cú, các loại cỏ khác dùng 50 ml/bình 8 lít.

Phun 4 bình cho 1000 m2

a. Thuốc trừ cỏ Vifosat - b. Thuốc trừ cỏ Glyphosan - c. Thuốc trừ cỏ Roundup

a. Thuốc trừ cỏ Vifosat - b. Thuốc trừ cỏ Glyphosan - c. Thuốc trừ cỏ Roundup

1.2. Xử lý cỏ dại và tàn dư thực vật

a. Tận dụng làm thức ăn cho gia súc

Sau khi cắt cỏ dại và tàn dư cây trồng bằng phương pháp cơ học, chúng ta có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc (hình 1.2.8)

Tận dụng cỏ làm thức ăn cho gia súc

Tận dụng cỏ làm thức ăn cho gia súc

b. Ủ cỏ thành phân hữu cơ:

Cỏ và tàn dư thực vật băm nhỏ bỏ vào đống ủ (hình 1.2.9). Khi ủ cần:

- Tạo nhiều lớp ủ: Cỏ dại/tàn dư, phân chuồng, mỗi lớp dày 0,4 mét;

- Luôn giữ đủ ẩm trong quá trình ủ;

- Cứ tiếp tục ủ từng lớp nguyên liệu như vậy cho đến hết;

Ủ cỏ dại và tàn dư

Ủ cỏ dại và tàn dư

Sau ủ khoảng 3 tháng, cỏ dại và tàn dư cây trồng hoai hoàn toàn sẽ nát vụn và có màu đen thì sử dụng được.

Trước khi sử dụng: Phải loại bỏ vật cứng hay cỏ dại và tàn dư cây trồng phân hủy không hoàn toàn bằng sàng có kích thước 2 - 2,5cm (hình 1.2.10).

Loại bỏ vật cứng, cỏ dại và tàn dư cây trồng chưa phân hủy hết bằng sàng 2 - 2,5cm

Loại bỏ vật cứng, cỏ dại và tàn dư cây trồng chưa phân hủy hết bằng sàng 2 - 2,5cm

Cũng có thể ủ mùn trên nền đất

Hay ủ trên nền bằng gạch hoặc nền xi măng

Khi ủ thành đống trên nèn phải để đáy đống ủ không bị úng hay ngập nước bằng cách đào rãnh qua giữa nền, phủ một lớp lưới trước khi bắt đầu chất các lớp nguyên liệu hoặc xếp cây dưới đáy đống ủ.

a. Ủ mùn trên nền đất - b. Ủ mùn trên nền gạch hay xi măng

a. Ủ mùn trên nền đất - b. Ủ mùn trên nền gạch hay xi măng

2. Xác định thành phần cơ giới đất

Sầu riêng, măng cụt trồng được trên nhiều loại đất khác nhau:

-  Đất thịt pha cát: cát 40 – 45%, limon 30 – 45%, sét 0 – 15%; Đất phù sa;

-  Độ pH từ 5,5 - 7; Không bị nhiễm mặn.

3. Làm đất trồng sầu riêng, măng cụt

3.1. Cày đất

Cày đất bằng máy cày loại nhỏ

Dùng máy cày loại nhỏ để cày đất

Dùng máy cày loại nhỏ để cày đất

3.2. Xới đất

Dùng máy xới đất để xới đất (hình 1.2.14).

Mấy xới đất

Mấy xới đất

3.3. San ủi

Ủi bằng đất bằng máy san ủi

Dùng máy san ủi để san ủi đất

Dùng máy san ủi để san ủi đất

4. Xẻ mương và lên liếp

Các vùng đất dễ bị ngập úng trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa nắng cần phải xẻ mương, lên liếp để tránh ngập úng trong mùa mưa, có mương để tưới và tiêu nước trong mùa khô, thậm chí còn nuôi xen thủ sản trong mương.

 

4.1. Xẻ mương

Tỷ lệ mương/liếp thường là 1/2. Vách bên của mương và mặt bên của liếp phải có độ nghiêng thích hợp để tránh sạt lở; Độ nghiêng có góc 30 - 45o  là tốt nhất.

Mương trong vườn măng cụt

Mương trong vườn măng cụt

- Ở những vùng thấp thì cần đào mương để: Tăng độ dày tầng canh tác; Có hệ thống mương thông nhau để thoát nước; Rửa phèn và cung cấp nước cho vườn khi cần thiết; Độ sâu và rộng của mương tùy thuộc vào điều kiện riêng của từng vườn, thông thường mương rộng 1,5 – 2 m, sâu 1 - 1,2 m

Mo hình xẻ mương trồng sầu riêng - măng cụt

Mô hình xẻ mương trồng sầu riêng/măng cụt

4.2. Lên liếp trồng sầu riêng, măng cụt

a. Hướng liếp:

-   Vườn chỉ trồng một loại cây (độc canh) và các cây trồng trên liếp theo hình tam giác, liếp xây dựng theo hướng Bắc Nam;

-  Vườn ngoài cây trồng chính còn trồng xen các loại khác, chọn hướng liếp theo Đông - Tây.

Lưu ý:

+   Xây dựng hướng liếp luôn song song hay thẳng góc với đê bao để dễ dàng trong việc điều tiết nguồn nước vào vườn;

+  Giữ đúng khoảng cách cây trồng hợp lý.

b. Kiểu lên liếp thường được áp dụng:

- Lên liếp theo kiểu cuốn chiếu 

Khi lên liếp, chúng ta lấy lớp đất dưới của mương thứ nhất để lên mặt liếp thứ nhất, sau đó trải đều lớp đất mặt của mương thứ nhất lên trên lớp đất liếp thứ nhất, cứ tiếp tục như vậy cho đến liếp cuối cùng.

 

Lên liếp kiểu cuốn chiếu

Lên liếp kiểu cuốn chiếu

- Lên liếp và đắp mô trên liếp

Ở những vùng đất thấp, sau khi lên liếp, còn phải đắp các mô trên liếp để tránh cây bị úng ngập trong mùa mưa. Chiều rộng mặt liếp và khoảng cách giữa các mô tùy thuộc vào mật độ trồng cây. Khoảng cách giữa các mô và khoảng cách giữa các hàng mô thường từ 7-10 mét.

 

Đắp mô trên liếp

Đắp mô trên liếp

- Lên liếp đắp đất theo băng

+ Lên liếp đơn: Lớp đất mặt đào ở mương được trải dài thành băng ở giữa dọc theo liếp, sau đó lớp đất dưới của mương được đắp vào hai bên của băng lớp đất mặt đó. Mặt liếp đơn thường rộng từ 4-5 mét, mương rộng 5-6 mét.

Liếp đơn

Liếp đơn

+ Lên liếp đôi: Mặt liếp đôi rộng 9-10 mét, trên mặt liếp được trải hai băng lớp đất mặt của mương song song và cách nhau 7-8 mét. Lớp đất dưới của mương trải cạnh hai băng đất mặt này để tạo thành mặt phẳng của liếp, mương rộng 6-7 mét.

Liếp đôi

Liếp đôi

Hoặc lên liếp đôi có mương phụ ở giữa liếp, mương phụ có chiều rộng 1-1,5 mét cũng có tác dụng tưới hay tiêu nước cho cây.

Liếp đôi có mương phụ ở giữa

 Liếp đôi có mương phụ ở giữa liếp

Lưu ý: Đất ở mặt liếp rất dễ bị rửa trôi, nên phải có biện pháp trồng cây trồng xen để che phủ đất, tránh bị xói mòn, đồng thời giữ độ ẩm và tăng dinh dưỡng cho đất.

5. Đắp bờ bao, đặt cống bọng

5.1. Đắp bờ bao: Đắp bờ bao quanh vườn để

-   Làm vành đai bảo vệ và chống ngập lũ trong mùa mưa, ngăn mặn trong mùa nắng. Chủ động nuôi xen tôm, cá trong mương;

-  Là nơi trồng các hàng cây chắn gió;

- Chiều cao của bờ thường căn cứ vào đỉnh lũ cao nhất trong vùng để không bị ngập. Mặt bờ bao cần rộng và chắc chắn 

Đắp mặt bờ bao rộng và chắc chắn

Đắp mặt bờ bao rộng và chắc chắn

5.2. Đặt cống bọng

Sau khi đắp bờ bao, để chủ động mức nước trong vườn, ở bờ bao cần phải đặt cống/bọng để lưu thông nước giữa trong vườn với bên ngoài vườn. Vườn lớn thường dùng các ống cống bằng bê tông chắc chắn có đường kính 40-50 cm để đặt cống đầu mối cho vườn.

Cống bằng bê tông

Cống bằng bê tông

- Ngoài cống đầu mối, trong vườn cần lắp thêm hệ thống dẫn nước nhỏ để điều tiết nước giữa các mương trong vườn và mương chính dẫn ra cống đầu mối. Các ống bọng có thể làm bằng ống nhựa hay thân cây đục rỗng

a. Ống bọng bằng nhựa - b. Ống bọng bằng thân cây dừa

a. Ống bọng bằng nhựa - b. Ống bọng bằng thân cây nhựa

6. Trồng cây chắn gió cho vườn trồng

Cây chắn gió thường là những cây có thân to, khỏe như dừa, bạch đàn, phi lao... được trồng dọc theo phía ngoài bờ bao, bộ rễ của chúng chủ yếu mọc trên bờ bao có tác dụng làm vững chắc thêm bờ bao, không gây hại đất trong vườn trồng. Đồng thời có tác dụng che chắn gió cho cây trong vườn, giảm việc rụng hoa, trái, tổn thương lá và đổ cây.

- Trồng dừa trên bờ bao làm cây chắn gió.

- Trồng bạch đàn trên bờ bao làm cây chắn gió.

- Trồng phi lao trên bờ bao  làm cây chắn gió.

a. Trồng dừa làm cây chắn gió - b. Trồng bạch đàn làm cây chắn gió - c. Trồng phi lao làm cây chắn gió

a. Trồng dừa làm cây chắn gió - b. Trồng bạch đàn làm cây chắn gió - c. Trồng phi lao làm cây chắn gió

Nguồn: Giáo trình mô đun chuẩn bị trước khi trồng - Nghề trồng sầu riêng, măng cụt (Bộ NN&PTNT)
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status