Kỹ thuật chăm sóc để cây bơ có tỉ lệ ra hoa, đậu quả và năng suất cao
1. Sau khi thu hoạch bơ cần chăm sóc như thế nào gì để cây nhanh phục hồi?
Sau khi thu hoạch bơ xong cần tỉa toàn bộ những cành không có khả năng ra hoa (cành vô hiệu), cành yếu (cành còi cọc) nếu có ra hoa năng suất cũng kém, loại bỏ cành sâu bệnh, tạo tán đều tròn cho cây bơ, tăng khả năng cành tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
1.1 Cần bón phân gì để cho cây bơ làm hoa tốt vào năm mới?
Sau khi thu hoạch bơ, tỉa cành bơ hoàn thiện cần bón bổ sung thêm phân hữu cơ với lượng từ 15 - 40kg/gốc (tùy vào tuổi cây). Bón thúc bằng các loại phân có tỷ lệ NPK 3:1:1; 2:1:1 hoặc 2:2:1 (VD: NPK 30 - 10 - 10; 20 - 10 - 10; NPK 16 - 16 - 8...) với lượng 0,5 - 2kg/cây (tùy vào tuổi cây).
Bón phân giai đoạn này giúp cây phát triển chồi, cành mới, cành khỏe, cành mang quả mạnh mẽ và hoàn thiện bộ tán tốt nhất để chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa năm tới.
1.2. Loại phân bón lá nào phù hợp để sử dụng cho giai đoạn phục hồi?
Để giúp đẩy nhanh quả trình bật chồi, kéo chồi, tạo tán hoàn thiện các bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm như: Amino Axit, Axit Fulvic, Bột rong biển, Vi lượng chelate Canxi, vi lượng kẽm, Atonik đậm đặc.
Tự tính công thức phân bón lá cho cây bơ giai đoạn phục hồi như sau (lượng tính cho 500 lít nước), bao gồm:
+ Amino Acid (Axit Amin): 01kg;
+ Axit Fulvic: 200g;
+ Bột rong biển: 500g;
+ Canxi Chelate (CaEDTA): 200g;
+ Kẽm Chelate (ZnEDTA): 20g;
+ Atonik đậm đặc (Compound Nitrophenolate 98%): 2g.
Tất cả các hoạt chất trên hòa tan trong 500 lít nước, khuấy đều đến tan hết phun ướt đều 2 mặt lá cây bơ. Phun 2 lần mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày.
2. Chăm sóc cây bơ giai đoạn chuẩn bị ra hoa, ép ra hoa hiệu quả
Sau khi kích chồi, kéo chồi, nuôi cành hoàn thiện (chồi cành đã thành thục), chúng ta tiến hành các biện pháp ép ra hoa đồng loạt như sau:
2.1. Sử dụng phân bón (bón gốc và bón lá) để tăng khả năng ra hoa cho cây bơ
- Trước khi cây ra hoa 20 - 30 ngày chúng ta tiến bón gốc bổ sung lân, kali cho cây bơ với liều lượng: 1 - 3kg lân nung chảy (hoặc supe lân hoặc 300 - 700g DAP) + 300 - 500g Kali Clorua (hoặc Kali Sunphat)/gốc (lượng bón tùy vào độ lớn của cây). Hoặc sử dụng các loại phân NPK với tỷ lệ 1:3:1 (VD: NPK 10 - 30 - 10).
- Kết hợp phun bón lá bổ sung dinh dưỡng kích phân hóa mầm hoa bằng Phân bón lá siêu lân NPK 10 - 50 - 10+TE với lượng 400g/500 lít nước kết hợp dịch rong biển dạng bột với lượng 400g/500 lít nước (2 loại này trộn đều hòa chung trong 500 lít nước), phun ướt đẫm 2 mặt lá cây bơ, phun 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.
- Hoặc có thể thay thế phân NPK 10 - 50 - 10 bằng 300g phân Kali Hydro Photphat (MKP, KH2PO4) + 200g phân KNO3 + 400g dịch rong biển dạng bột hòa vào 500 lít nước để phun cho bơ.
2.2. Ức chế sinh trưởng, ép cây ra hoa
- 7 đến 10 ngày sau khi bón phân chúng ta tiết hành xiết nước kết hợp sử dụng chất kích ức chế sinh trưởng, để ép cây Bơ ra hoa triệt để, nâng cao tỷ lệ hoa hữu hiệu, tỷ lệ hoa cân đối với khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Bơ.
Chúng ta ức chế sinh trưởng bằng biện pháp xiết nước kết hợp phun hoạt chất ức chế sinh trưởng.
- Thời gian xiết nước: 7 - 10 ngày.
- Hoạt chất ức chế sinh trưởng kích thích ra hoa sử dụng cho cây Bơ:
+ Paclobutrazole 20% với lượng 200g/500 lít nước (ưu điểm: tác dụng mạnh nhưng dùng nhiều chai đất, yếu cây).
+ hoặc Uniconazole 5% WP với lượng 300g/500 lít nước (ưu điểm: không độc hại, giá thành cao hơn).
+ hoặc Chlormequat clorua, Cycocel CCC 98% (Viết tắt là CCC) lượng dùng 1g/L. (ưu điểm: chồi thành thục nhanh, ức chế chồi mới, không gây yếu cây; nhược điểm: lượng dùng nhiều).
Phun hoạt chất ức chế sinh trưởng ướt đẫm 2 mặt lá kết hợp xiết nước để cây bơ chuyển màu lá từ xanh non sang xanh già và chớm vàng thì ngưng xiết nước và tưới nước trở lại.
3. Chăm sóc cây bơ giai đoạn ra hoa, hạn chế rụng quả non.
Sau khi xiết nước chúng ta tưới đều nước trở lại (tưới mật độ dày khoảng 3 - 5 ngày tùy vào độ ẩm của đất), đảm bảo cây không bị thiếu nước, sốc nhiệt. Lưu ý trong giai đoạn này không bón bất kỳ một loại dinh dưỡng đa lượng nào cho cây.
Công thức phân bón lá tăng tỷ lệ đậu trái, chống rụng trái non.
Khi cây bơ bắt đầu ra hoa chúng ta phun phân bón lá chống rụng trái non theo tỷ lệ pha chế như sau:
+ Chất kích thích đậu trái, hạn chế dụng trái non 4 - CPA - Na 98%: 7g;
+ Chất kích thích sinh trưởng Na - NAA:10g;
+ Chelate Canxi (CaEDTA): 200g;
+ Solubor - ETIDOT (Siêu Bo): 300g.
Tất cả các hoạt chất trên hòa tan trong 500 lít nước để phun cho cây bơ vào giai đoạn cây ra hoa, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày.
Tuyệt đối không bón thêm bất cứ một loại dinh dưỡng đa lượng vào thời kỳ cây bơ chuẩn bị và đang ra hoa, trước khi đậu trái.
Xem thêm về 4-CPA-Na 98% |
4. Chăm sóc cây bơ giai đoạn nuôi quả, hạn chế rụng quả do đọt non.
Sau khi bơ đậu trái, cần bổ sung dinh dưỡng kịp thời để cây nuôi trái và hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng với đọt non (một trong các nguyên nhân làm rụng trái bơ).
- Bón gốc: Sử dụng các loại phân bón nuôi trái có hàm lượng Kali cao như (ưu tiên tỷ lệ NPK 2:1:2; 1:1:2): NPK 10 - 10 - 20; NPK 15 - 5 - 20; NPK 10 - 6 - 16... với lượng 0,5 - 2kg/cây (tùy vào tuổi cây), vì thời gian nuôi trái bơ dài nên chúng có thể bón nhiều lần trong suốt quá trình phát triển của trái.
- Bón lá tăng trọng lượng và chất lượng trái bơ, công thức phối trộn như sau:
+ Cytokinin CPPU KT - 30 (Tăng kích thước trái cây): 100g;
+ Gibberellic Acid 90% (GA3): 50g;
+ Dịch rong biển dạng bột: 500g;
+ Amino Acid (Axit Amin): 100g;
+ Kali Sunphat (K2SO4): 300g.
Tất cả các hoạt chất trên hòa tan trong 500 lít nước để phun cho toàn bộ cây bơ sau khi đậu quả non, phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 - 20 ngày. Ngưng bón/tưới/phun các loại loại phân bón trước khi thu hoạch 01 tháng.
Với quy trình bón phân cho cây bơ nêu trên năng suất của bơ sẽ đạt hiệu quả cao nhất và có chất lượng trái bơ tốt nhất.
Chúc các bạn thành công!
-
Chuẩn bị phân bón lót và bón lót phân cho cây bơ
Chọn loại phân bón lót phù hợp cho bơ, chuẩn bị các loại phân hữu cơ để bón lót đảm bảo chất lượng, bón lót đủ lượng phân và đúng cách...
-
Kỹ thuật chăm sóc cây bơ - Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây bơ
Cơ sở, mục đích, tác dụng và kỹ thuật tỉa cành tạo tán cây Bơ, kỹ thuật tỉa cành tạo tán cây Bơ, tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác...
-
Vai trò và những nguyên nhân gây thiếu canxi trên cây ăn quả
Nhiều vườn cây ăn quả đã bỏ qua việc áp dụng các nguyên tố vi lượng khác như Canxi, Kẽm, Magie… vì họ chỉ chú ý đến đầu vào của phân bón hóa học (nitơ, phốt pho và kali)...
-
GA3 - cái tên khá quen thuộc thế nhưng ít ai biết hết được tác dụng của nó
Gibêrelin là một hoóc môn thực vật có tác dụng điều chỉnh sự phát triển ở thực vật và có ảnh hưởng tới một loạt các quá trình phát triển như làm làm cho thân dài ra...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao