Chuẩn bị phân bón lót và bón lót phân cho cây bơ
1. Chọn loại phân bón lót cho cây bơ
1.1. Phân hữu cơ
Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất rất tốt đặt biệt là làm cho đất tơi xốp giúp cho rễ cây phát triển tốt.
Phân hữu cơ khi bị phân giải, cung cấp cho đất 1 lượng chất dinh dưỡng. Hơn nữa trong phân hữu cơ có nhiều mùn, khi bón vào đất ngăn được xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng của đất.
Trong phân hữu cơ còn có một lượng lớn vi sinh vật có lợi cho đất
Như vậy, khi sử dụng phân hữu cơ cho đất sẽ làm cho các chế độ nhiệt, nước, không khí và dinh dưỡng trong đất được điều hòa.
Có nhiều loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân phế phẩm nông nghiệp, phân rác…
Loại phân sử dụng phổ biến nhất trong bà con nông dân là phân chuồng như phân trâu, bò, lợn, gà, vịt…
Trong thực tế sản xuất, việc bón lót phân hữu cơ cho cây trồng càng nhiều thì càng tốt. Đây là loại phân duy nhất dù bón nhiều cũng không gây hại cho cây mà còn bồi dưỡng và bảo vệ đất.
1.2. Phân vô cơ
1.2.1. Phân lân
Có thể chọn 1 trong 2 loại phân lân sau để bón cho phù hợp với đất hoặc cũng có thể bón thay đổi cho nhau.
* Phân lân nung chảy: bón lót phân lân nung chảy có tác dụng cung cấp lân kịp thời cho sự phát triển của bộ rễ phát triển trong giai đoạn đầu, đồng thời trong lân nung chảy có tính kiềm có tác dụng cải tạo đất chua rất tốt.
Ngoài ra trong phân lân nung chảy còn có các nguyên tố đi kèm như canxi, magiê và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
* Phân lân supe: đây là phân dễ tiêu, có thể dùng để bón lót và bón thúc, trong phân còn có chứa nguyên tố lưu huỳnh nên bón rất tốt cho những vùng đất bị thiếu lưu huỳnh. Phân này không tốt trên đất chua.
1.2.2. Phân đạm
Có thể sử dụng một trong hai loại phân đạm phổ biến sau đây
* Phân đạm amon sunphat (Nông dân thường gọi là phân SA): Phân có chứa 2 yếu tố dinh dưỡng rất tốt cho các loại cây trồng. Hàm lượng đạm (N) = 21%, Hàm lượng lưu huỳnh (S) = 23%.
* Phân đạm Urê: Có rất nhiều tên phân urê trên thị trường, người nông dân có thể chọn 1 trong các loại sau: urê Hà Bắc, urê Phú Mỹ, urê Cà Mau… Hàm lượng đạm (N) = 46%.
1.2.3. Phân Kali
Trên thị trường hiện nay có 2 loại phân kali là Kali clorua và Kali sun phát. Ta có thể chọn 1 trong 2 loại phân này để bón cho cây Bơ.
* Phân Kali clorua: Hàm lượng Kali (K2Ohh): 60%
* Phân Kali sun phát: Hàm lượng Kali (K2Ohh): 50%; Hàm lượng lưu huỳnh (S): 18%
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân hỗn hợp NPK, phân hữu cơ vi sinh, tro bếp và vôi bột để bón lót cho cây Bơ.
2. Tính toán lượng phân bón
Tùy theo diện tích đất trồng, tùy thuộc vào khả năng đầu tư của từng hộ gia đình mà cân đối để chuẩn bị lượng phân bón lót cho phù hợp.
Lượng phân cần chuẩn bị bón lót cho 1 hố trồng Bơ như sau:
+ 5 - 10 kg phân hữu cơ.
+ 0,5 - 1 kg supe lân hay phân lân nung chảy
+ 0,5 kg vôi
Nếu có điều kiện đầu tư, ta bón thêm
+ 0,2 kg đạm urê (1 kg bón cho 5 hố)
+ 0,2 kg Kali clorua (1kg bón cho 5 hố)
3. Ủ phân hữu cơ
Phân hữu cơ là loại phân quý, tăng cường dinh dưỡng, lượng mùn và vi sinh vật có lợi cho đất, có lợi cho cây. Để có phân hữu cơ hoai mục bón cho cây Bơ ta phải ủ từ phân hữu cơ tươi. Tùy vào loại phân ta có cách ủ khác nhau.
Khi ủ phân chuồng hoặc phân xanh, để làm tăng chất lượng phân ủ, ta nên ủ kết hợp với một trong các loại sau:
- Phân lân supe tỷ lệ 2- 5%;
- Phân vi sinh Sông Gianh tỷ lệ 2-3%;
- Chế phẩm EM thứ cấp tỷ lệ 1-1,5 lít dung dịch nồng độ 1-5% tưới cho 1-2 tạ phân chuồng;
- Chế phẩm Penac PR 5-10gói/tấn phân
- Chế phẩm Bio-Plant (5ml/20lit nước trộn 1 tấn phân).
Đối với phân chuồng hoặc phân xanh ta chọn một trong 2 cách ủ sau:
3.1. Ủ nổi
- Trộn đều các loại phân cần ủ với nhau
- Gom phân chất thành đống có độ cao 1,5-2m, đường kính tuỳ số lượng phân đem ủ.
- Nén chặt đống phân,
- Nhồi một ít đất với nước thành bùn nhão
- Trát một lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân, trên đỉnh đống phân để chừa một lỗ hình tròn có đường kính 20-25cm để tưới nước
- Che đống ủ bằng nilon hay xác hữu cơ
- Tưới nước hoặc nước dải bổ sung 15-20 ngày/lần
Sau 2- 3 tháng thì đống phân hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, đem bón cho cây trồng rất tốt.
Phân hữu cơ hoai mục
3.2. Ủ chìm
- Chọn vùng đất cao ráo, đào hố ủ sâu: 1,0-1,5m, đường kính hố ủ: 1,5-3m (tuỳ lượng phân cần ủ).
- Lót phần chìm của hố ủ bằng nilon hay lá chuối tươi để chống nước ngầm xâm nhập hoặc nước phân chảy đi.
- Trộn đều các loại phân với nhau;
- Cho phân xuống hố ủ
- Nén chặt đống phân;
Ủ phân xanh
- Che đống ủ bằng nilon hay xác hữu cơ;
- Tưới nước hoặc nước dải bổ sung 15-20 ngày/lần
Che đồng ủ
Sau 2-3 tháng phân hoai mục hoàn toàn.
Chất lượng phân ủ đạt yêu cầu là: phân tơi xốp, có màu nâu đen, không còn mùi hôi.
4. Bón lót
4.1. Chuyển phân ra ruộng
Phân hữu cơ bón lót được vận chuyển và đổ đống ra lô. Cần phân bố đều các đống phân trên ruộng để thuận tiện cho việc rải phân vào hố.
Phân đổ ra lô
Chú ý:
- Khi đổ phân ra vườn nên đổ phía xa trước, phía gần đổ sau.
- Nếu đổ phân ra vườn một thời gian sau mới bón thì nên che kín đống phân, để đảm bảo chất lượng phân.
Che đậy phân ở ngoài lô
4.2. Bón lót
Công việc bón lót phải được tiến hành trước khi trồng khoảng 1 tháng. Tuần tự các bước bón phân lót như sau:
- Đổ phân hữu cơ lên phần lớp đất mặt của 1 bên hố;
Đổ phân để trộn đất
- Kéo đất và phân lấp xuống hố
Lấp hố
- Dẫm chặt đất, phân trong hố
Dẫm chặt hố
5. Xử lý hố trồng
Để phòng trừ một số loại côn trùng trong đất phá hại cây con khi mới trồng ta nên xử lý hố trồng trước.
Côn trùng trong đất phá hại cây
* Chọn thuốc để xử lý: tuỳ vào vùng đất có nguy cơ bị loại côn trùng nào sẽ phá hại ta có thể chọn 1 trong các loại thuốc sau:
- Thuốc trừ mối
- Vôi bột: vôi bón vào đất để diệt mầm mống sâu bệnh hại trong đất, đồng thời có khả năng cải tạo độ chua của đất và chống rửa trôi, xói mòn.
Khi bón vôi nên rải đều vôi và trộn khắp hố sẽ có tác dụng tốt hơn.
- Thuốc xử lý đất Regent để xử lý hố
- Thuốc xử lý đất Furadan để xử lý hố
* Rải thuốc vào hố
Rải thuốc vào hố
Thuốc đã rải trên hố
* Lấp đất: ta lấp đầy đất lên mặt hố
Như vậy, hố trồng Bơ đã được chuẩn bị xong, chúng ta chỉ còn chờ đến thời điểm trồng.
Hố đã lấp đầy đất
-
Giới thiệu các loại nguyên liệu sản xuất phân bón NPK: P1 Phân đạm
Cẩm nang các loại phân đạm: Đạm Urea, Đạm Amonium Clorua, Đạm Amonium Sunphat (SA) tính chất, khả năng sử dụng, hàm lượng, công ty sản xuất...
-
Giới thiệu các loại nguyên liệu sản xuất phân bón NPK: P2 Phân lân
Giới thiệu các loại nguyên liệu cung cấp lân trong sản xuất phân bón hỗn hợp: NPK 3 màu, NPK công nghệ 1 hạt, công nghệ hơi nước, công nghệ tháp cao...
-
Phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
Bài viết này đề cập đến các nội dung liên quan đến cơ sở khoa học, tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng như công tác quản lý các loại phân hữu cơ trên thị trường Việt Nam...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao