Kỹ thuật bón phân cho cây ca cao (Phần 1)

1. Vai trò của dinh dưỡng cây trồng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây ca cao

- Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăng năng suất cho cây. Cây ca cao cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây. Hàng năm, các nguyên tố trong lượng phân bón luôn bị mất đi do rửa trôi và do cây lấy đi. Chính vì vậy mà ta phải cung cấp thêm phân bón cho cây. Cây ca cao là cây hút nhiều dinh dưỡng, trong đó kali cao nhất (Bảng 1, bảng 2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi cây và mức năng suất. Ca cao thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm. Ca cao kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với ca cao mới thu bói. Năng suất ca cao càng cao, càng cần phải bón nhiều phân hơn (Bảng 3 và 4).

Bảng 1. Lượng dinh dưỡng (kg) cây lấy đi để tạo ra 1000 kg hạt ca cao khô

Dinh dưỡng

N

P

K

Ca

Mg

Hạt

Vỏ

21,3

14,5

4,0

1,8

9,5

63

1

6

3

3.1

Tổng số

35,8

5,8

72,5

7

6,1

Bảng 2. Lượng dinh dưỡng (kg) cây lấy đi để tạo ra 1000 kg hạt ca cao khô (dạng phân thương mại)

Thành phần

Urea

Super lân

Sunlphate kali

NPK

Vôi

Hạt

Vỏ

46,3

31,5

114,5

51,5

45,8

303,7

206,2

386,8

2,5

15

Tổng số

77,8

166,1

349,5

593,4

17,5

Sau đây là một số vai trò của các nguyên tố N, P, K và S đối với ca cao:

- Đạm (N): Đây là thành phần quan trọng cho tất cả bộ phận của cây và đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng dinh dưỡng. Việc lá rụng rồi lại mọc lá mới của cây ca cao cần sự hiện diện thường xuyên của đạm trong đất. Đối với trái cũng vậy, đạm cần thiết cho trái phát triển và việc này xảy ra quanh năm.

+ Thiếu đạm: Lá có màu xanh vàng hay xanh noãn chuối. Thiếu nặng lá rụng nhiều, năng suất giảm. Hiện tượng thiếu đạm thường xảy ra trên đất nghèo dinh dưỡng và bón không đủ lượng đạm cây cần

Thiếu đạm cây ít trái

Thiếu đạm cây ít trái

- Lân (P): Ca cao cần lân tương đối ít. Dạng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua. Nên thường xuyên bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân trong hố trước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu.

+ Thiếu lân: Lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng và cành chết.

- Kali (K): Kali rất quan trọng khi cây ra trái, lượng kali trong trái rất lớn. Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao. Với đất nhiều K sẽ cản trở sự hấp thu Ca và Mg. Trong trường hợp này cần bón Ca và Mg nhưng không bón K. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.

+ Thiếu K: Mép lá chuyển màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều.

- Lưu huỳnh (S): Thiếu S, hầu hết lá trên cây chuyển sang màu vàng, xuất hiện những vết như vết bệnh trên lá già. Ở lá non, lúc đầu có màu vàng sáng sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, tương tự triệu chứng ở lá già. Lưu huỳnh được bón thông qua phân SA (chứa khoảng 24 % S); phân Super lân (Super lân chứa khoảng 14 % S).

- Ngoài ra, thiếu magiê: phần thịt lá bị vàng và lan dần từ gân chính ra mép lá; thiếu canxi: lá héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính; thiếu kẽm: các lá và chồi đầu cành không phát triển tốt (rụt đọt), lá không thể nở lớn. Hiện tượng thiếu kẽm cũng khá phổ biến trên các vùng ca cao nổi tiếng của thế giới.

Bảng 3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ca cao trong quá trình sinh trưởng

Giai đoạn

Tháng tuổi

Lượng dinh dưỡng (kg/ha/năm)

N

P2O5

K2O

MgO

CaO

Vườn ươm

5 - 12

2,5

1,4

30

1,9

0,04

Cây con

28

140

33

188

80

4,0

Thu bói

39

219

54

400

122

7,3

Kinh doanh

50 - 87

543

114

788

221

7,0

Bảng 4: Dinh dưỡng cho cây cao cao mới trồng

Tháng sau trồng

Lượng dinh dưỡng cho mỗi cây (g)

Urea

Super lân

Sulphat kali

Tổng số

1

13,9

40

12,8

66,7

4

18,4

53,1

17

88,6

8

18,4

53,1

17

88,6

12

27,8

80

25,6

133,4

18

36,9

106,2

34

177,2

24

59,3

170,6

77

306,9

Một số loại phân bón thông dụng cho cây ca cao

 Một số loại phân bón thông dụng bón cho ca cao

- Dựa trên nhu cầu về các chất dinh dưỡng hữu hiệu để tính ra lượng phân thương phẩm bán trên thị trường để bón.

* Cách tính lượng phân thương phẩm cần bón:

- Đối với các loại phân vô cơ, người ta có thể tính lượng bón theo hai dạng:

+ Dạng chất hữu hiệu: Là lượng dinh dưỡng cần thiết thực sự cho cây trồng, tính theo lượng các chất N, P2O5, K2O, không kể đến các chất đi kèm trong phân bón.

+ Dạng phân thương phẩm: Các loại phân sử dụng trong sản xuất chỉ chứa một tỉ lệ nhất định các chất hữu hiệu, còn lại là các thành phần khác. Ví dụ, urê chỉ chứa 46% N còn amon sunphat cần lượng dùng phải lớn hơn rất nhiều so với dùng phân urê.

- Trong quá trình kỹ thuật, để cho thống nhất người ta thường tính lượng phân cần bón theo lượng hữu hiệu, còn tùy từng nơi có loại phân nào mà quy ra lượng phân thương phẩm.

Ví dụ: Theo quy trình, một hecta ca cao yêu cầu lượng phân bón: 200 kg N, 60 kg P2O5, 400 kg K2O. Nếu dùng đạm urê, supe photphat và kali clorua thì số lượng mỗi phân cần dùng là bao nhiêu?

- Ta biết rằng: Urê chứa 46% N, Super photphat chứa 17% P2O5, Kali clorua chứa 60% K2O

- Vì vậy, lượng phân thương phẩm cần dùng là:

Lượng phân ure

Lương phan lan

Lượng kali

Như vậy, để đảm bảo quy trình, ta cần bón cho một ha ca cao 435 kg urê, 353 kg supe lân, 667 kg kali clorua.

Ví dụ 2: Amôn sunphate chứa 20% N nên:

Lượng amon

Như vậy: để thay thế 435 kg urê ta cần có 1000kg amôn sunphate.

 

Nguồn: Giáo trình mô đun chăm sóc ca cao - Nghề trồng ca cao xen dừa (Bộ NNPTNT)
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status