Kinh nghiệm xác định thời điểm bón đón đòng lúa

Cây trồng liên quan: Cây lúa

Giai đoạn làm đòng của cây lúa là giai đoạn cực kỳ quan trong ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành năng suất sau này. Chính vì vậy, làm thế nào để chăm sóc cây lúa khoẻ, cho đòng to, bông bự, số lượng hạt chắc nhiều, lúa trổ đồng đều an toàn và cho năng suất cao là điều mà người nông dân nào cũng quan tâm.

Chúng tôi xin chia sẻ với bà con một số kinh nghiệm trong việc chọn thời điểm bón đón đòng cho lúa như sau:

Có 3 tiêu chí để đưa đến quyết định thời điểm bón phân, một là căn cứ vào số ngày sau sạ tùy vào thời gian sinh trưởng của từng giống, hai là căn cứ vào trạng thái đòng, thời điểm bón là lúc đòng phải tượng được 1 - 3 mm, ba là trạng thái cây lúa, nếu lúa chưa ngả màu vàng chanh thì chưa bón.

1. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống và số ngày sau sạ

- Hiện nay khi khoa học ngày càng tiến bộ, kéo theo đó là có rất nhiều dòng giống lúa ra đời, rất đa dạng về thời gian sinh trưởng có những dòng ngắn ngay, trung bình hoặc những dòng lúa dài ngày. Mặc dù thời gian sinnh trưởng và phát triển của các dòng có khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung là thời gian từ khi tượng đòng đến khi trỗ  là khoảng 25 ngày, thời gian từ trỗ đến chín cũng khoảng 25 ngày. Như vậy chúng ta có thể xác định thời điểm bón phân thích hợp đối với thúc lần 2 (thúc đón đòng) bằng cách lấy thời gian sinh trưởng của giống lúa trừ đi 50 ngày.

+ Ví dụ có những giống lúa ngắn ngày thời gian sinh trưởng là 90 ngày thì thời điểm bón thích hợp cho bón thúc lần 2 là (90 – 50) là 40 ngày sau khi sạ. Còn đối với những giống có thời gian sinh trưởng dài ngày khoảng 124 ngày thì thời gian bón đón đòng thích hợp nhất là (124 - 50=74) ngày sau khi sạ.

+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa ở giai đoạn này có sự thay đổi. Có thể chia thành 3 nhóm tăng, giảm và tiếp tục duy trì. Nhóm tăng gồm có Canxi, Silic, Bo, Mn (trong đó Bo có mức tăng nhiều nhất); Nhóm giảm bao gồm lân, đạm, lưu huỳnh, sắt, đồng; nhóm duy trì là kali).

2. Căn cứ vào trạng thái cây lúa

Việc bón phân giai đoạn này quyết định đến năng suất lúa và cũng là khó xác định thời điểm và liều lượng bón nhất.

- Có thể quan sát 1 số đặc điểm của cây lúa:

xác định thời điểm bón đón đòng cho lúa

 

+ Quan sát màu ruộng lúa, trên ruộng có khoảng 2/3 lúa ngả màu vàng chanh.

+ Chóp lá lúa có thắt eo.

- Lưu ý: Để đảm bảo cho cây lúa ngả màu vàng chanh vào thời điểm bón đón đòng thì khi được 32 ngày sau sạ nên tiến hành cắt nước để tạo điều kiện cho cây lúa không đẻ nhánh nữa (vì toàn bộ lúc này các chồi mọc thêm đều vô hiệu), đồng thời việc cắt nước cũng giúp cho lá lúa từ trạng thái nằm ngang sang trạng thái đứng để giúp cây đón được nhiều ánh sáng, quang hợp tốt hơn, ít sâu bệnh hơn.

3. Căn cứ vào trạng thái đòng để xác định thời điểm bón đón đòng hợp lý

đòng đòng

- Chính xác nhất bà con nông dân có thể thử: Xé ngẫu nhiên 10 chồi chính xem nếu có khoảng 50% cây lúa có đòng đòng 1 – 2mm, cây lúa một lóng rưỡi là có thể bón phân đón đòng.

Lưu ý:

- Không xác định số lượng phân bón trước mà phải thăm đồng nhìn màu lá, và tình hình sinh trưởng của lúa ruộng mình từ đó mới đưa ra lượng phân bón cụ thể cho từng ruộng.

- Từ kinh nghiệm nghiệm thực tế kết hợp với cơ sở khoa học. Ở giai đoạn làm đòng cây lúa cần tích lũy nhiều dinh dưỡng để nuôi đòng do đó lúa có nhu cầu rất cao, cần cung cấp thêm dinh dưỡng cho lúa. Tuy nhiên, việc bón phân cũng cần lưu ý một số vấn đề đó là bón phải vừa đủ, đảm bảo cung cấp đủ các loại dưỡng chất ngoài những dưỡng chất cần thiết như N, P, K thì cũng cần cung cấp thêm 1 số chất trung vi lượng như canxi, silic những chất này sẽ giúp cho lá lúa cứng, thẳng đứng, tăng cường khả năng chống chịu cho cây lúa trước sự tấn công của dịch bệnh. Ngoài việc xác định đúng thời điểm bón thì việc cung cấp dinh dưỡng thời kỳ này cũng vô cùng quan trọng. Qua đây chúng tôi xin khuyến cao cho bà con sử dụng 1 số sản phẩm và lượng dùng chung cho lúa thời kỳ bón đón đòng, kết hợp với tình trạng lúa ở ruộng sản suất để từ đó bà con có thể xác định được lượng bón thích hợp nhất cho lúa ở ruộng nhà mình.

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
  • Hướng dẫn tính lượng lúa giống phù hợp với diện tích canh tác để ngâm ủ Hướng dẫn tính lượng lúa giống phù hợp với diện tích canh tác để ngâm ủ
    Bài viết giới thiệu phương thức gieo trồng lúa là cấy hay sạ, xác định diện tích gieo trồng lúa, xác định tỉ lệ nảy mầm của lúa giống, xác định lượng lúa giống cần có để ngâm ủ...
  • Kỹ thuật ngâm, ủ lúa giống Kỹ thuật ngâm, ủ lúa giống
    Chuẩn bị lúa giống cần ngâm, ủ; chuẩn bị nơi ngâm, xác định thời gian ngâm, vớt và rửa sạch nước chua của lúa giống khi ngâm, chuẩn bị nơi ủ, ủ lúa giống lên mầm đều và điều chỉnh độ dài của mầm lúa phù hợp với điều kiện gieo trồng...
  • Kỹ thuật làm đất để sạ lúa, cấy lúa Kỹ thuật làm đất để sạ lúa, cấy lúa
    Vệ sinh sạch cỏ dại, tàn dư thực vật trong và xung quanh ruộng trồng lúa, tiêu diệt mầm mống dich hại lúa trong và xung quanh ruộng trồng lúa, làm đất phù hợp với phương thức sạ hay cấy lúa...
  • Kỹ thuật sạ lúa (sạ lan và sạ hàng) Kỹ thuật sạ lúa (sạ lan và sạ hàng)
    Kỹ thuật sạ lúa trực tiếp (sạ lan) và sạ lúa theo hàng, sạ lúa theo hàng đảm bảo hạt rơi đều trên hàng, các hàng thẳng song song nhau và không bị chồng mí, không bị trồng giữa các hàng...
  • Công nghệ giúp bón phân cho cây lúa hiệu quả hơn Công nghệ giúp bón phân cho cây lúa hiệu quả hơn
    Một trong những quyết định quan trọng nhất là lượng và thời điểm bón phân. Bón nhiều hơn mức cần thiết hoặc sai thời điểm có thể lãng phí phân, ảnh hưởng đến...
  • Nông dân sản xuất lúa sạch Nông dân sản xuất lúa sạch
    Sản xuất lúa sạch, lúa hữu cơ đang mở ra hướng đi triển vọng và bền vững, không chỉ giúp nông dân giảm giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm mà còn tạo ra nông sản an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường.
  • Bệnh hoa cúc hại lúa và cách phòng trị? Bệnh hoa cúc hại lúa và cách phòng trị?
    Lúa bị nhiễm bệnh hoa cúc, một loại bệnh lây lan mạnh, làm chúng tôi rất lo lắng” và căn bệnh lúa von. Xin được nói rõ về hai căn bệnh và cách phòng trị chúng?
  • Biện pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ trên lúa Biện pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ trên lúa
    Nguyên nhân và triệu chứng của hiện tượng ngộ độc hữu cơ, biện pháp khắc phục và những điểm lưu ý khi xử lý ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ,...
DMCA.com Protection Status