Hướng dẫn kỹ thuật chuẩn bị đất trồng dâu tằm

1. Chọn đất trồng dâu tằm

- Yêu cầu về đất đối với cây dâu không nghiêm ngặt như một số cây trồng khác, nhưng đất có nhiều chất hữu cơ, độ pH trung tính, tầng đất đất canh tác sâu sẽ giúp cho dâu sinh trưởng tốt.

- Trong thực tiễn sản xuất cây dâu có thể trồng và phát triển ở các vùng cao nguyên, vùng bãi cát ven sông, ven biển. Các vùng này cần có kế hoạch cải tạo đất bằng cách bón phân hữu cơ tăng độ phì cho đất.

2. Dọn đất trồng dâu tằm

2.1. Mục đích

- Dọn đất nhằm mục đích:

+ Dọn sạch các tàn dư cây dại.

+ Tiêu diệt các mầm bệnh, các loại sâu gây hại sống trong đất.

2.2. Yêu cầu kỹ thuật

* Một số yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành dọn đất:

- Thu gom hết các loại cây trồng trước và cỏ dại ra khỏi khu vực trồng dâu.

- Vệ sinh sạch sẽ ruộng trước khi trồng dâu.

- Xử lý đất trước khi trồng dâu.

3. Thiết kế vườn dâu

Dâu là cây lâu năm, một lần trồng sau 15 – 20 năm mới phải trồng lại. Do vậy, phải tính toán thiết kế ruộng dâu để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch như: phân lô, hệ thống mương tưới, tiêu, đường nội đồng...

Trước khi trồng dâu, phải tiến hành điều tra một số yếu tố về đất, nguồn nước tưới, tiêu để xác định các loại vật tư, chi phí cần đầu tư.

3.1. Ý nghĩa

- Xác định địa điểm của vùng cần thiết kế là công việc cụ thể. Có thiết kế hợp lý sẽ tận dụng được đất đai tới mức cao nhất.

- Tạo điều kiện thuận lợi, phù h ợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dâu, sẽ phát huy được năng suất và phẩm chất của cây dâu.

- Ngoài ra thiết kế đúng còn cải tạo được đất đai, chống rửa trôi, xói mòn đất.

3.2. Yêu cầu

* Chọn đất:

- Cây dâu có thể trồng được trên nhiều các loại đất khác nhau trừ đất ngập úng lâu ngày, đất quá chua mặn, đất quá cạn kiệt dinh dưỡng.

- Tuy nhiên nếu chúng ta chọn và cải tạo được những chân đất đảm bảo thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của cây dâu thì năng suất và phẩm chất sẽ phù hợp sinh lý tằm dâu, cho năng suất, phẩm chất tơ kén tốt.

- Việc chọn đất trồng dâu cần tuân thủ các quy định sau:

- Đất trồng dâu phải có tầng đất dày trên 1m tùy phương thức trồng.

- Độ sâu của mực nước ngầm trên 1m, dễ thoát nước, thuận lợi cho việc tưới tiêu.

- Cây dâu ưa thích những loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đủ ẩm và thoáng

khí.

- Cây dâu không thích những loại đất bị phèn mặn, đất kiềm hoặc kiềm nhẹ. Để cây dâu có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên những loại đất này chúng ta cần có hướng cải tạo đất trước khi có kế hoạch trồng dâu. Cải tạo vườn dâu bằng cách bón thêm phân chuồng, vôi, lân.

- Ruộng dâu nên trồng gần nhà nuôi tằm để đỡ tốn công vận chuyển, lá dâu có thể cho tằm ăn ngay. Từ đó, tằm sẽ sinh trưởng tốt hơn. Khi lá dâu hái rời khỏi thân cây, lá vẫn còn trao đổi chất rất mạnh, khả năng mất nước và dinh dưỡng lớn. Do đó, lá dâu rất mau héo và dễ bị “luộc” trong khi vận chuyển và bảo quản. Đặc biệt vào những ngay trời nắng nóng, nhiệt độ cao, ẩm độ không khí thấp, lá dâu nhanh bị mất chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu ta trồng dâu quá xa nhà nuôi tằm sẽ làm giảm chất lượng lá dâu, tăng chi phí thức ăn, giảm hiệu quả kinh tế đối với người nuôi tằm.

- Các yếu tố khác thuộc môi trường xung quanh: Cây dâu là loại cây trồng luôn chịu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như: các loại cây có thải khí độc như cây thuốc lá, cây ngô trong quá trình tung phấn rơi bám trên lá dâu, các nhà máy, nhà xưởng, lò gạch. Những ảnh hưởng của môi trường xung quanh lên lá dâu có tác động gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm. Vì thế vườn trồng dâu phải cách xa các khu vực có thể gây độc cho tằm ít nhất 100m.

Bảng 1. Khoảng cách quy định giữa các nhà máy và đồng dâu

Lọa hình nhà máy

Cự ly quy định

- Sản xuất nhôm

- 10.000 m

- Sản xuất lân

- 600 – 700 m

- Phân khoáng

- 600 – 1.400 m

- Xí nghiệp gạch, ngói

- 600 – 800 m

- Xí nghiệp thuốc lá

- 100m

- Khu vực trồng thuốc lá

- 100m

- Có thể trồng trên đất hơi dốc nhưng các biện pháp quy hoạch và thiết kế phải đảm bảo yêu cầu và khâu giữ ẩm, thoát nước cho đất cần phải quan tâm đúng mức.

- Cần phải cải tạo đất trước khi trồng, bằng nhiều phương pháp như tăng cường bón phân chuồng, phân rác, phân xanh, lân, vôi. Đất khô hạn dâu sinh trưởng kém.

- Ở những vùng bị ngập nước cần chú ý xây dựng hệ thống thoát nước. Vì cây đâu bị ngập úng lâu ngày sẽ bị thối rễ và chết.

- Gần đây nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi cho các loại cây trồng trong nông nghiệp, hầu hết các loại thuốc này có hại cho tằm. Vì thế, cần chú ý cẩn thận khi trồng dâu gần các ruộng lân cận dùng thuốc trừ sâu bệnh.

3.3. Thiết kế vườn trồng dâu

- Sau khi chọn đất chuyển sang giai đoạn thiết kế vườn trồng dâu. Nếu có kế hoạch nuôi tằm con t ập trung, trong tổng diện tích nuôi tằ m ta cần quy hoạch thiết kế khoảng 10 – 15% diện tích trồng dâu để nuôi tằm con.

- Thiết kế đường đ i và hệ thống thủy lợi. Mạng lưới đường đi cần phải thuận lợi, tiết kiệm đất đai.

- Đường trục chính: rộng khoảng 3– 4 m.

- Đường trục phụ cần căn cứ vào địa hình, phù hợp với công việc mà xác định số lượng đường, vị trí và bề rộng đường phụ thích hợp.

Thiết kế vườn dâu tằm

 Thiết kế vườn dâu

- Hệ thống thủy lợi: Thiết kế hệ thống mương tiêu khi ngập úng và tưới nước khi gặp khô hạn để đả m bảo được các yêu cầu thuận lợi cho việc tưới và tiêu nước khi cần thiết, tiết kiệm đất.

- Ở những vùng trồng dâu có điều kiện tài chính nên thiết kế hệ thống tưới phun, tưới rãnh, tưới ngầm.

4. Làm đất trồng dâu

4.1. Mục đích

- Mục đích của việc làm đất:

+ Tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí, bằng phẳng.

+ Loại bỏ sạch cỏ dại và mầm mống sâu bệnh.

4.2. Yêu cầu kỹ thuật

- Làm đất cần đạt những yêu cầu kỹ thuật sau:

+ Đất được cày bừa đảm bảo độ sâu tối thiểu 20 – 25 cm.

+ Làm đất trước khi trồng khoảng 1 tháng.

+ Cày bừa kết hợp san phẳng ruộng và loại sạch cỏ.

5. Phân lô, phân hàng trồng dâu

- Phân lô, phân hàng được tiến hành sau khi đã làm đất xong.

5.1. Đối với vùng đất bằng phẳng

- Diện tích lô phụ thu ộc quy mô nuôi tằm và tình hình đất thực tế củ a từng địa phương. Nếu quy mô sản xu ất lớn, diện tích mỗi lô không quá 2 ha. Chú ý diện tích đất trồng dâu nuôi tằm con phải gần khu vực nuôi tằm.

- Phân hàng dâu: Trồng dâu theo hướng Đông - Tây, hoặc theo hướng Bắc - Nam. Tuy nhiên, nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên việc xác định hướng trồng dâu không quá khắt khe.

5.2. Đối với vùng đồi có độ dốc dưới 10o

- Sau khi khai hoang hoặc phục hóa vùng trồng dâu, cần phải quy hoạch và thiết kế hàng trồng dâu theo đường đồng mức.

6. Khoảng cách trồng dâu

- Khoảng cách trồng tùy thuộc vào các điều kiện khí hậu, thời tiết, đất, giống, phương thức thâm canh, khả năng đầu tư.

- Ở các vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết tốt, việc trồng dâu có mật độ dày là một yếu tố quan trọng làm tăng năng suất lá dâu.

- Để quyết định mật độ tối ưu cho một giống dâu, cần nghiên cứu trước kiểu tạo hình và phương pháp thu hoạch.

- Nếu dâu được trồng độc canh hay xen canh với cây khác thì khoảng cách cây tùy thuộ c vào đặc tính của giố ng như: khả năng phân cành, số cành các cấp, phương pháp và kiểu tạo hình, mức độ thâm canh và độ ẩm đất.

- Thông thường, nh ững giống dâu mọc nhiều cành phải trồng thưa, nhữ ng giống dâu cành ít phát triển cần trồng dày để tăng năng suất trên một đơn vị diện tích.

Bảng 2. Khoảng cách trồng hàng (dâu rạch)

Kiểu tạo hình

Khoảng cách hàng với hàng

Khoảng cách cây với cây

Mật độ (cây/ha)

- Trồng dâu hàng đơn (dâu rạch kép đơn) đốn hàng năm

- Trồng dâu hàng kép (dâu rạch kép) đốn hàng năm

1,2 – 1,5 m

 

- Hàng kép cách hàng kép 1,5 – 2,0 m

0,2 – 0,3 m

 

0,2 – 0,3 m

44444 – 83332

 

33333 - 66666

- Trong sản xuất nên trồng khoảng cách theo dạng dâu bụi thấp.

- Nếu canh tác theo cơ giới hóa thì hàng dâu trồng phụ thuộc vào bề rộng làm việc của máy nông cụ.

7. Rạch hàng - Đào hố trồng dâu

- Sau khi thiết kế lô thửa và hàng trồng, tiến hành đào hố hoặc rạch hàng.

- Nếu trồng dâu cây tạo hình bụi, hố trồng cần đào có độ sâu 0,4 – 0,6 m, hoặc 0,6 – 0,8 m.

- Nếu trồng dâu rạch, yêu cầu rạch hàng phải thẳng, độ sâu 0,2 – 0,3 m, chiều rộng 0,3 m – 0,4 m.

- Tiến hành đào hố, rạch hàng, bón phân lót trước khi trồng 1 tháng.

Nguồn: Giáo trình mô đun trồng dâu - Nghề trồng dâu - nuôi tằm (Bộ NN&PTNT)
Bài liên quan
  • Kỹ thuật canh tác cây cà phê Kỹ thuật canh tác cây cà phê
    Chuẩn bị đất trồng và giống; Kỹ thuật trồng; Thời vụ trồng; Làm cỏ, tạo bồn, bón phân, cắt tỉa, thu hoạch... để đạt năng suất cao
  • Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây chè Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây chè
    Nhu cầu phân bón của cây chè ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau, lựa chọn được loại phân bón thích hợp để bón cho chè ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của chè...
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê
    Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê: Một số giống cà phê điển hình, kỹ thuật chọn đất và thiết kế lô trồng, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê,....
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè
    kỹ thuật trồng và chăm sóc chè: Kỹ thuật chọn và nhân giống chè, Kỹ thuật trồng chè mới (chọn đất,khai hoang, làm đất, thiết kế đồi nương chè, quản lý và chăm sóc chè con,...)
  • Kỹ thuật tưới nước và tủ gốc cho cây ca cao Kỹ thuật tưới nước và tủ gốc cho cây ca cao
    Nước là yếu tố rất quan trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây ca cao và có ảnh hưởng nhiều đến sự phát sinh gây hại của dịch hại.
DMCA.com Protection Status