Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật tạo khô hạn cho cây sầu riêng và xử lý gặp mưa, le đọt sau khi chặn đọt tạo mầm

Cây trồng liên quan: Cây sầu riêng

1.Tầm quan trọng của việc tạo khô hạn trong canh tác sầu riêng

- Sự khô hạn đóng vai trò quyết định trong quá trình ra hoa của cây sầu riêng, tạo nên sự khác biệt giữa các vùng miền. Trong điều kiện của Miền Tây, mùa mưa thường đi kèm với nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, khiến việc tạo khô hạn trở nên khó khăn. Tuy nhiên, mùa nắng lại thuận lợi hơn với nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp vào khoảng gần Tết, cho phép tạo khô hạn dễ dàng hơn. Ngược lại, ở Miền Đông và Tây Nguyên, lượng mưa vào mùa mưa quá lớn, không thể tạo khô hạn, nhiệt độ thấp nhưng ẩm độ cao nên chỉ có thể xử lý ra hoa vào mùa khô. Ngoài ra, còn yếu tố liên quan đến đặc tính của đất và chi phí nên không thể áp dụng phủ bạt như miền Tây được

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật tạo khô hạn cho cây sầu riêng và xử lý gặp mưa, le đọt sau khi chặn đọt tạo mầm

2. Kỹ thuật xử lý gặp mưa – le đọt sau chặn đọt tạo mầm

 Miền Tây:

- Kỹ thuật đậy bạt

+ Mục đích: Làm giảm độ ẩm đất, không cho nước mưa đi vào vùng rễ

+ Kỹ thuật đúng: Phủ bạt lên trên mặt liếp đối với mô hình không xẻ mương, che lều với mô hình xẻ mương

+ Lưu ý: Rút mực thủy nước tốt không để rễ cây trồng lấy lượng nước dưới mương, ở dưới chân bạt, chân mô

- Không xử lý hóa chất: Sau chặn đọt tạo mầm lần cuối tiến hành xiết nước, đậy bạt. Sau khi xiết nước khoảng 5-7 ngày tiến hành phun KNO3 với liều lượng 5gr/L nước, sau 3-4 tuần nhú mắt cua.

- Xử lý hóa chất: Sau chặn đọt tạo mầm lần cuối tiến hành xiết nước. Sau xiết nước 7-10 ngày tùy vào điều kiên chăm sóc chúng ta có thể phun Paclobutazol 20% với liều lượng 40-60gr cho bình 8L nước sau đấy tiến hành đậy bạt hoặc ngược lại, sau 2-3 tuần nhú mắt cua.

Miền Đông và Tây Nguyên:

- Không xử lý hóa chất: Sau chặn đọt tạo mầm lần cuối ngưng tưới nước cho cây, sau đó 5-7 ngày tiến hành phun KNO3 liều lượng 5gr/L nước, khoảng 3-4 tuần sau cây nhú mắt cua.

- Xử lý hóa chất: Sau chặn đọt tạo mầm lần cuối  ngưng tưới nước cho cây, sau đó 7 ngày tiền hành phun Paclobutazol 20%, liều lượng khuyến cáo 40-60gr cho bình 8L nước, khoảng 2-3 tuần sau cây nhú mắt cua.

3. Một số vấn đề thường gặp trong các tuần tạo khô hạn

Mưa: Sử dụng MKP liều lượng 1kg/200L nước.

- Không xử lý hóa chất: Nếu mưa liên tục, phải chặn đọt nhiều lần thì xem xét tạo mầm lại trong cành, sử dụng KNO3 liều lượng 5gr/L nước.

- Có xử lý hóa chất: Nếu mưa liên tục, tiến hành phun hóa chất Paclobutazol 20% lại lần 2, liều lượng 40-60gr cho bình 8L nước.

Mưa - le đọt:

- Không xử lý hóa chất: 5gr MKP+2-3ml Kali hữu cơ cho 1L nước, lặp lại 5-7 ngày/lần.

- Xử lý hóa chất: Phun chặn đọt bằng Paclobutazol 20% ngoài lá liều lượng 20-30gr + MKP liều lượng 40gr cho bình 8L nước.

- Lưu ý: Không để nước đọng trên mặt mô liếp, không để mực nước lên cao hơn vị trí chân bạt, không để rễ hấp thu nước dưới chân mô liếp.

Sau khi xử lý hiệu quả, tiếp tục tạo khô hạn từ 1-2 tuần để đạt kết quả tốt nhất.

Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc! Chúc bà con có vụ mùa bội thu!

Nguồn: Nguồn Admin tổng hợp - LT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status